Skip to main content

Tổng hợp hình ảnh nội soi trào ngược dạ dày thực quản kèm giải thích chi tiết 

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Nhiều bệnh nhân trào ngược muốn tìm hiểu các hình ảnh nội soi trào ngược dạ dày thực quản để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của mình. Dưới đây là các hình ảnh nội soi trào ngược dạ dày được yumangel.vn tổng hợp được kèm theo các thông tin giải thích chi tiết.

I. Tìm hiểu chung về bệnh trào ngược dày thực quản

Trào ngược dạ hay còn gọi là trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) là tình trạng dịch acid từ dạ dày trào ngược lên thực  gây  kích ứng và tổn thương niêm mạc thực quản.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra do cơ thắt thực quản dưới hoạt động không ổn định dẫn tới acid dạ dày có thể trào ngược vào thực quản. Một số yếu tố tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày như: ăn uống không khoa học,  vi khuẩn HP, thừa cân, béo phì, căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc,…

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thường có các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, đau tức thượng vị, khó nuốt, đau họng,… Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như viêm thực quản, hẹp thực quản, barrett thực quản, ung thư thực quản…

Để chẩn đoán bệnh chính xác, ngoài thăm khám lâm sàng thông qua triệu chứng và tiền sử bệnh, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số các xét nghiệm cận lâm sàng như sau:

  • Nội soi tiêu hóa trên: Là phương pháp chẩn đoán tình trạng viêm thực quản, loét, xuất huyết và hẹp thực quản. Thông qua kết quả nội soi, bác sĩ sẽ đánh giá độ dài của các vết xước trên niêm mạc và phạm vi lan rộng để biết được mức độ tổn thương của thực quản.
  • Chụp X Quang thực quản: Được chỉ định thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh có biến chứng teo hẹp, loét thực quản hoặc thoát vị hoành.
  • Đo áp lực nhu động thực quản: Nhằm mục đích đánh giá chức năng cơ thắt thực quản dưới và các cơ thắt khác của thực quản.
  • Đo pH, trở kháng thực quản 24H: Phương pháp chẩn đoán bệnh trào ngược dựa trên số cơn trào ngược acid lên hầu họng trong 24 giờ, pH hầu họng.

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp nội soi tiêu hóa chẩn đoán trào ngược dạ dày trước khi đến với chi tiết các hình ảnh nội soi trào ngược dạ dày thực quản.

Hình ảnh trào ngược dạ dày thực quản và dạ dày thực quản bình thường
Hình ảnh trào ngược dạ dày thực quản và dạ dày thực quản bình thường

II. Tác dụng của phương pháp nội soi với bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Nhiều người thắc mắc trào ngược dạ dày có cần nội soi không? Câu trả lời là không phải bệnh nhân trào ngược dạ dày nào cũng cần phải thực hiện nội soi. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân trào ngược thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên để chẩn đoán nếu người bệnh gặp các triệu chứng không điển hình của trào ngược dạ dày như: ho dai dẳng, đau ngực, khàn tiếng, khó nuốt hay nuốt bị đau khi ăn…

Nội soi tiêu hóa là một trong các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có độ chính xác cao. Phương pháp này gồm thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non (tá tràng).

Thủ thuật nội soi tiêu hóa sử dụng 1 ống nội soi mỏng, linh hoạt có gắn camera ở đầu để quan sát bên trong đường tiêu hóa trên. Ống này đi qua thực quản và xuống dạ dày, camera gắn ở đầu ống nội soi sẽ truyền hình ảnh bên trong tới màn hình bên ngoài.

Nhờ hình ảnh thu được, bác sĩ có thể quan sát để tìm ra các bất thường bên trong đường tiêu hóa. Trường hợp phát hiện có chất bất thường, bác sĩ sẽ chụp và ghi lại để kiểm tra. Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể thực hiện một số thủ thuật, hoặc thu thập sinh thiết khi cần.

Phương pháp nội soi chuẩn trào ngược dạ dày được đánh giá có độ chuẩn xác cao và mức độ gây tổn thương thấp. Cụ thể tác dụng của nội soi đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày gồm:

  • Đánh giá chức năng của cơ thắt thực quản dưới (LES), là một cơ quan quan trọng trong việc ngăn chặn trào ngược.
  • Phát hiện các tổn thương trên niêm mạc thực quản, các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày như loét thực quản, viêm thực quản, chít hẹp thực quản…
  • Lấy mẫu sinh thiết nhằm mục đích phân tích chi tiết hơn.
Nội soi tiêu hóa là phương pháp chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày có độ chính xác cao
Nội soi tiêu hóa là phương pháp chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày có độ chính xác cao

III. Một số hình ảnh nội soi trào ngược dạ dày thực quản

Dưới đây là một số hình ảnh nội soi trào ngược dạ dày thực quản kèm theo thông tin phân tích chi tiết bạn có thể tham khảo:

1. Hình ảnh đánh giá mức độ trào ngược dạ dày thực quản theo Los Angeles

Theo thống kê, khoảng 40%-50% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản phát hiện các vết trầy xước niêm mạc ở đường Z qua hình ảnh nội soi.

Để đánh giá mức độ viêm thực quản do trào ngược dạ dày thực quản, người ta thường dùng phương pháp phân loại Los Angeles (LA) (1). Đây là là phương pháp tiêu chuẩn để phân loại viêm thực quản được áp dụng phổ biến trên lâm sàng.

Cụ thể các mức độ trào ngược đánh giá ở độ lớn vết xước trên niêm mạc thực quản như sau:

  • Độ A: Có 1 hoặc nhiều vết xước với chiều dài ≤ 5mm, đỉnh các vết xước không liên kết nhau.
  • Độ B: Có 1 hoặc nhiều vết xước với chiều dài > 5mm, đỉnh các vết xước không liên kết nhau.
  • Độ C: Có 1 hoặc nhiều vết rách, đỉnh của ít nhất 2 vết rách niêm mạc liên kết nhau nhưng chiếm ít hơn 75% (3/4) chu vi thực quản.
  • Độ D: Có 1 hoặc nhiều vết rách với đỉnh của ít nhất 2 vết liên kết nhau và chiếm ít hơn 75% chu vi thực quản.
Hình ảnh đánh giá mức độ trào ngược dạ dày thực quản theo phân loại Los Angeles
Hình ảnh đánh giá mức độ trào ngược dạ dày thực quản theo phân loại Los Angeles

Dưới đây là hình ảnh nội soi trào ngược dạ dày chi tiết về từng mức độ:

– Hình ảnh trào ngược dạ dày mức độ A qua nội soi:

Hình 1
Hình 2
Hình 3

– Hình ảnh trào ngược dạ dày mức độ B qua nội soi:

Hình 1
Hình 2

– Hình ảnh trào ngược dạ dày mức độ C qua nội soi: 

Hình 1
Hình 2

– Hình ảnh trào ngược dạ dày mức độ D qua nội soi: 

Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6

2. Hình ảnh đánh giá mức độ của trào ngược dạ dày theo các biến đổi tối thiểu của niêm mạc

Một cách đánh giá khác mức độ trào ngược dạ dày là căn cứ vào các biến đổi tối thiểu của niêm mạc như: phù nề, trắng đục, sung huyết, biến đổi dạng hạt nhỏ, xuất huyết, không nhìn thấy mạch máu, niêm mạc mủn… Đây là các dấu hiệu rõ ràng nhất của viêm thực quản trào ngược.

Với đánh giá này, yêu cầu hình ảnh nội soi phải thực hiện dưới nhiều ánh sáng màu khác nhau để thấy được rõ các phù nề, xuất huyết:

  • Trên hình ảnh nội soi ánh sáng trắng: Hình ảnh viêm thực quản biến đổi tối thiểu phát hiện bởi sự xuất hiện niêm mạc thực quản màu trắng đục nên không thể nhìn thấy hàng rào mạch máu, sung huyết và làm nổi bật các nếp niêm mạc không có ranh giới rõ rệt.
  • Trên hình ảnh nội soi tăng cường ánh sáng sử dụng LCI (ánh sáng màu kết kết) và BLI (ánh sáng xanh laser) bao gồm có hoặc không có phóng đại: Phát hiện và phân biệt những thay đổi tinh vi tại niêm mạc.
Hình ảnh đánh giá mức độ của trào ngược dạ dày theo các biến đổi tối thiểu của niêm mạc
Hình ảnh đánh giá mức độ của trào ngược dạ dày theo các biến đổi tối thiểu của niêm mạc

3. Hình ảnh nội soi trào ngược sử dụng vòng mao mạch nội mô

Vòng mao mạch nội mô (Intrapapillary capillary loops: IPCLs) là hệ thống phóng đại giúp dễ dàng quan sát các vi mạch trong niêm mạc. Cụ thể các vòng mao mạch nội mô được phân 3 loại như sau:

  • Các vòng mao mạch nội mô loại I: loại này mao mạch nhẵn có đường kính nhỏ, đôi khi khúc khuỷu. Đây là mô hình bình thường của các mao mạch nội mô.
  • Các vòng mao mạch nội mô loại II: mao mạch nhẵn hoặc cong queo với dãn và kéo dài. Kiểu hình này được phát hiện trong viêm thực quản biến đổi tối thiểu.
  • Các vòng mao mạch nội mô loại III: mao mạch dãn và cong queo. Kiểu hình này được phát hiện trong viêm thực quản biến đổi tối thiểu nhưng nghi ngờ loạn sản.
Hình ảnh đánh giá mức độ của trào ngược dạ dày theo vòng mao mạch nội mô
Hình ảnh đánh giá mức độ của trào ngược dạ dày theo vòng mao mạch nội mô

4. Hình ảnh nội soi phát hiện biến chứng trào ngược dạ dày 

Nội soi trào ngược dạ dày còn giúp phát hiện biến chứng của bệnh như chít hẹp thực quản, viêm thực quản ăn mòn, barrett thực quản. Tùy thuộc vào từng biến chứng trào ngược dạ dày mà có các hướng điều trị khác nhau:

  • Viêm thực quản: Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày bằng phương pháp nội soi thường được chỉ định với bệnh bị viêm thực quản mức cao ở độ C và D.
  • Chít hẹp thực quản: Thường được điều trị bằng cách nong qua nội soi lặp lại nhiều lần.
  • Barrett thực quản và có chẩn đoán xác định loạn sản mức độ cao: Điều trị bằng kỹ thuật cắt bỏ nội soi bao gồm: cắt bỏ niêm mạc bằng laser, liệu pháp quang động và liệu pháp lạnh.
Hình ảnh nội soi phát hiện biến chứng trào ngược dạ dày
Hình ảnh nội soi phát hiện biến chứng trào ngược dạ dày

Dưới đây là một số hình ảnh nội soi Barrett thực quản do trào ngược axit:

Barrett thực quản là hậu quả của tình trạng viêm thực quản trào ngược mãn tính gây biến đổi dần dần niêm mạc biểu mô vảy không sừng hóa của thực quản thành biểu mô trụ dưới dạng dị sản ruột.

Hình ảnh Barrett thực quản là đường ranh giới biểu mô trụ – vảy lên cao so với chỗ nối thực quản dạ dày (đường Z).
Hình ảnh barrett thực quản dưới ánh sáng trắng và  BLI
Hình ảnh barrett thực quản dưới ánh sáng trắng và BLI
Hình ảnh barrett và vòng Schatzki thực quản dưới ánh sáng màu LCI

IV. Trước khi nội soi chẩn đoán trào ngược dạ dày cần chuẩn bị gì?

Để quá trình nội soi chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản diễn ra thuận lợi và hiệu quả, người bệnh cần chú ý những điều sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ: Bệnh nhân khi đến bệnh viện nội soi trào ngược dạ dày cần mang một số giấy tờ như CMND hoặc Passport, hồ sơ bệnh án cũ và giấy chỉ định nội soi của bác sĩ (nếu có),…
  • Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng: Kể cả các thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng để đảm bảo độ chính xác và an toàn. Bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định tạm ngưng dùng thuốc hoặc điều chỉnh lượng thuốc phù hợp để người bệnh có thể nội soi.
  • Nhịn ăn  6 – 8 giờ: Trước thời điểm nội soi 6 – 8 tiếng người bệnh cần nhịn ăn để bác sĩ quan sát rõ hơn tình trạng tổn thương bên trong dạ dày, tránh tình trạng thức ăn trào ngược lên thực quản, sặc thức ăn nguy hiểm.
  • Sắp xếp đi cùng người thân: Nếu lựa chọn dịch vụ nội soi có gây mê, người nên đi cùng người thân để được hỗ trợ chăm sóc.

Trên là các hình ảnh nội soi trào ngược dạ dày thực quản điển hình và chỉ có tính chất tham khảo. Người bệnh khi có các dấu hiệu bất thường như ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, khó nuốt, đau ngực, đi tiêu phân đen, ho dai dẳng… nên đến gặp bác sĩ ngay để có phương án điều trị phù hợp, tránh bệnh trở nặng.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6542463/

Tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.