Skip to main content

Trào ngược dạ dày có cần nội soi không? Quá trình nội soi trào ngược!

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Nội soi là phương pháp rất hữu hiệu để phát hiện các bệnh liên quan đến tiêu hóa, tuy nhiên trào ngược dạ dày có cần nội soi không lại là nỗi thắc mắc của rất nhiều người. Để có được những thông tin chính xác về quy trình nội soi cũng như các rủi ro tiềm ẩn, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!

I. Chẩn đoán trào ngược dạ dày có cần nội soi không?

Nội soi đường tiêu hóa trên (GI) một thủ thuật sử dụng một ống mỏng, linh hoạt có gắn camera để nhìn vào bên trong hệ tiêu hóa của người bệnh. Nó cũng có thể được sử dụng để lấy sinh thiết để phân tích. Đây là phương pháp xét nghiệm bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có tính chính xác, an toàn cao.

Trong quá trình nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ dùng ống nội soi chuyên dụng, từ từ đưa vào vị trí cần kiểm tra. Camera nhỏ gắn ở thiết bị nội soi sẽ cho thấy các tổn thương, viêm loét dạ dày.

trào ngược dạ dày có cần nội soi khôngTrào ngược dạ dày có cần nội soi không?

Mặc dù phương pháp này có tính chính xác cao, tuy nhiên, nhiều người thường lo lắng nội soi trào ngược dạ dày thực quản sẽ gây ra cảm giác đau đớn, buồn nôn, khó chịu.

Thực chất, sự khó chịu này chỉ xảy ra khi chúng ta thực hiện nội soi không gây mê.

Vậy trào ngược dạ dày có phải nội soi không? Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở vật chất của trung tâm y tế bạn thăm khám, triệu chứng bệnh lý,…

Vì thế, để biết trào ngược dạ dày có cần nội soi không, bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ.

II. Quy trình nội soi trào ngược dạ dày

Nội soi trào ngược là thủ thuật ngoại trú, người bệnh có thể ra viện ngay trong ngày. Có 2 cách nội soi dạ dày thực quản gồm nội soi gây mê và nội soi không gây mê. Với nội soi không gây mê, bệnh nhân bị đau đớn khi ống soi được đưa vào và cảm giác khó chịu, buồn nôn khi rút ống ra. Nội soi gây mê sử dụng thuốc mê giúp bệnh nhân không bị đau đớn và khó chịu trong suốt quá trình nội soi…

Khi đến viện, bạn sẽ được yêu cầu thay áo choàng bệnh viện và tháo bỏ mọi đồ trang sức. Các y tá sẽ kiểm tra các dấu hiệu quan trọng như nhịp tim, huyết áp và lượng oxy trong máu và đặt một đường truyền tĩnh mạch vào cánh tay hoặc bàn tay của người bệnh.

Quy trình nội soi chẩn đoán trào ngược dạ dày diễn ra khoảng 15 phút với các bước sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân sẽ nằm nghiêng bên trái, không cử động, giãy giụa để thực hiện thăm dò các cơ quan của ống tiêu hóa. Với bệnh nhân nội soi gây mê thì cần thực hiện bước gây mê sau đó mới đến bước tiếp theo. 
  • Bước 2: Bác sĩ sử dụng dùng ống nội soi có gắn camera ở đầu đưa vào bên trong đường tiêu hoá quan sát, quan sát, tìm ra các bất thường, đánh giá tổn thương xem xét vấn đề ở dạ dày thực quản cần đánh giá thông quan hình ảnh thu được hiển thị trên màn hình vi tính. 
  • Bước 3: Một số trường hợp bệnh nhân cần lấy mẫu mô sinh thiết để gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra kỹ hơn dưới kính hiển vi. 

Toàn bộ quy trình nội soi chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản thường mất khoảng 10-15 phút hoặc có thể lâu hơn nếu bệnh nhân phải điều trị một tình trạng bệnh lý nào đó.

Sau khi thực hiện thủ thuật nội soi xong, bệnh nhân sẽ được chăm sóc tại khu hồi tỉnh cho đến khi thuốc mê hết tác dụng. Người bệnh có thể sẽ có cảm giác căng tức hoặc đầy hơi sau nội soi.

Toàn bộ quy trình nội soi chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản thường mất khoảng 10-15 phút

III. Khi nào sử dụng nội soi để điều trị trào ngược dạ dày

Phương pháp điều trị GERD được bác sĩ áp dụng chủ yếu là sử dụng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc ức chế thụ thể PPI
  • Thuốc ức chế histamine-2 (H2)

Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp nội soi như:

  • Thuốc và chế độ ăn uống không có hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng trào ngược.
  • Người bệnh có phản ứng phụ khi sử dụng thuốc.
  • Do nhu cầu của bệnh nhân muốn dừng sử dụng thuốc.

Có 2 phương pháp được sử dụng chủ yếu để điều trị bệnh GERD đó là phẫu thuật Nissen và Linx. Ngoài ra, một kỹ thuật phẫu thuật nội soi mới cũng được áp dụng nhiều gần đây được gọi là phẫu thuật tạo hình đáy mắt không cần rạch qua đường miệng (TIF). Tính đến năm 2016, đã có đến hơn 17.000 ca phẫu thuật TIF được thực hiện thành công ở Mỹ.

Mục tiêu của TIF là thắt chặt van cơ nối thực quản và dạ dày. Ở một số người bị trào ngược, van cơ này có thể đóng, mở không đúng chức năng dẫn tới axit từ dạ dày có thể trào lên thực quản.

Trong TIF, một thiết bị nội soi có tên EsophyX được đưa qua miệng và vào dạ dày. Khi đã vào đúng vị trí, nó được sử dụng để gấp phần trên của dạ dày lên phần dưới của thực quản.

Theo một đánh giá năm 2016, sau đó, thiết bị sẽ đặt một loạt khoảng 20 dây buộc bằng polypropylen, tương tự như các mũi khâu, để cố định khu vực. Kết quả là LES được thắt chặt.

Một đánh giá năm 2021 bao gồm 8 nghiên cứu (1) và xem xét kết quả của TIF trong thời gian theo dõi trung bình khoảng 5 năm. Nó phát hiện ra rằng:

  • Mức độ hài lòng được báo cáo là 12,3% trước TIF và 70,6% sau đó.
  • Tỷ lệ sử dụng PPI giảm sau TIF, với 53,8% số người ngừng sử dụng hoàn toàn và 75,8% chỉ thỉnh thoảng sử dụng chúng.
  • Hầu hết mọi người đều báo cáo chất lượng cuộc sống được cải thiện và giảm các triệu chứng GERD trong thời gian theo dõi.

Xem thêm:

IV. Lưu ý cho người bệnh khi đi nội soi trào ngược dạ dày 

Một số lưu ý trước và sau khi đi nội soi trào ngược dạ dày dưới đây sẽ giúp bệnh nhân có sự chuẩn bị tốt nhất khi thực hiện thủ thuật này: 

1. Trước khi nội soi dạ dày 

Trước khi nội soi dạ dày, người bệnh lưu ý một số vấn đề sau để giúp việc nội soi đạt hiệu quả hơn: 

  • Thực hiện thăm khám và xét nghiệm: Bệnh nhân được bác sĩ thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để đảm bảo thủ thuật nội soi an toàn.
  • Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng, nhịn uống nước ít nhất 2 tiếng: Tuân thủ nguyên tắc này giúp hạn chế tình trạng nôn mửa, trào ngược vào đường thở. Đồng thời giúp bác sĩ quan sát rõ các vùng niêm mạc dạ dày có tổn thương nhỏ và sớm.
  • Không dùng thuốc băng niêm mạc dạ dày: Chẳng hạn như Gastropulgite, Phosphalugel,… 
  • Ngừng uống một số loại thuốc: Ví dụ như thuốc chống đông vài ngày trước thời điểm nội soi vì loại thuốc này sẽ làm gia tăng nguy cơ xuất huyết trong trường hợp cần làm một số thủ thuật khi nội soi. 
  • Trao đổi với bác sĩ: Bệnh nhân có tiền sử bệnh hen suyễn, tim mạch, bệnh mạn tính hoặc dị ứng cần trao đổi rõ với bác sĩ đồng thời thông báo về các loại thuốc đang sử dụng. 
  • Nên đi cùng người thân: Người bệnh nên đi cùng người thân khi thực hiện thủ thuật nội soi để hỗ trợ kịp thời trong những trường hợp khẩn cấp.
  • Giữ tâm lý thoải mái: Duy trì tâm lý thoải mái, không lo lắng và sợ sệt quá mức giúp quá trình nội soi diễn ra thuận lợi. 
Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng, nhịn uống nước ít nhất 2 tiếng trước khi nội soi

2. Sau khi nội soi dạ dày

Người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau khi hoàn thành thủ thuật nội soi chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản: 

  • Nên nằm nghỉ ngơi đến khi tỉnh táo hoàn toàn: Bệnh nhân nội soi dạ dày gây mê cần một thời gian thuốc gây mê mới hết tác dụng. Vì vậy người bệnh cần nằm lại bệnh viện để được theo dõi.
  • Bệnh nhân nội soi gây mê khi đã tỉnh táo hoàn: Tác dụng phụ của thuốc gây mê có thể khiến người bệnh nôn, buồn nôn hoặc sặc thức ăn nếu chưa tỉnh táo hoàn toàn.
  • Nội soi không gây mê thì có thể ăn sau khi nội soi: Bệnh nhân nội soi không gây mê có thể ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa sau khoảng 2 tiếng kể từ thời điểm kết thúc nội soi để không làm tăng tiết axit dịch vị quá mức. 
  • Không khạc nhổ: Người mới thực hiện nội soi xong không nên khạc nhổ, nên  súc miệng với nước muối loãng.
  • Tác dụng phụ có thể gặp sau nội soi: Sau nội soi, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như bụng chướng nhẹ, họng đau rát, khó nuốt, đau tức thượng vị. Tuy nhiên, các vấn đề này sẽ thuyên giảm dần sau vài ngày nên không cần quá lo lắng.
Bệnh nhân nên nằm nghỉ ngơi đến khi tỉnh táo hoàn toàn

V. Một số phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày khác 

Hiện nay, ngoài nội soi thì còn nhiều phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày khác. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về các phương pháp này ngay dưới đây.

1. Chụp X quang 

Với các bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tiêu hóa kèm theo giảm cân nhanh, bác sĩ thường chỉ định chụp X – Quang đường tiêu hóa.

trào ngược dạ dày có phải nội soi không

Phương pháp này nhằm xác định đúng tổn thương trên các cơ quan.

Khi chụp X – Quang, bạn chỉ cần chờ khoảng 10 – 15 phút là có được kết quả chụp.

Hơn nữa, phương pháp này hoàn toàn an toàn, không gây hại cho sức khỏe.

2. Thử nghiệm thăm dò Axit Ambulatory

Phương pháp thăm dò Axit Ambulatory còn có tên gọi khác là theo dõi pH thực quản.

Trong vòng 24h, bác sĩ sẽ đặt 1 ống đo vào thực quản của người bệnh, từ đó giúp theo dõi được độ pH trong thực quản.

nội soi trào ngược dạ dày thực quản

Phương pháp này không gây áp lực về tâm lý cho bệnh nhân, họ có thể ăn uống và sinh hoạt trong quá trình đo pH.

Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên nhịn ăn trong khoảng 5 – 6 tiếng đồng hồ để có được kết quả đo chính xác.

Sau xét nghiệm, bác sĩ sẽ đánh giá được nồng độ axit dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản.

Vì thế, xét nghiệm này rất quan trọng nếu bạn có các triệu chứng như khó tiêu, ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, đau thượng vị…

3. Đo áp lực thực quản

Đo áp lực thực quản là phương pháp giúp đánh giá cơ thắt vùng tâm vị, cũng như các vị trí khác của thực quản.

Thủ thuật này sẽ tiến hành trong khoảng 10 – 15 phút, nhưng trước đó, bệnh nhân nên nhịn ăn khoảng 5 – 6 tiếng để có kết quả đo chính xác.

Nội soi trào ngược dạ dày

Bác sĩ sẽ đưa thiết bị đo áp lực thực quản từ mũi xuống thực quản. Kết quả của xét nghiệm này là bản đồ hình ảnh.

Thực chất xét nghiệm này sẽ không đau đớn hay khó chịu quá nên bạn không cần lo lắng khi thực hiện.

Tìm hiểu sản phẩm giúp triệu chứng bệnh trào ngược

Căn bệnh trào ngược dạ dày sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đắng miệng…

Vì thế, bạn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị một cách phù hợp.

Ngoài ra, để giải quyết nhanh chóng các triệu chứng, bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

khám trào ngược dạ dày có cần nội soiHình ảnh thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel

Với thành phần chính là hoạt chất Almagate, Yumangel sẽ trung hòa axit dịch vị một cách nhanh chóng.

Đồng thời, Yumangel còn được bào chế dạng hỗn dịch, nên có thể bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại.

Qua đó, các triệu chứng khó chịu sẽ nhanh chóng dịu xuống, giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Như vậy, chúng ta vừa mới tìm hiểu xem trào ngược dạ dày có cần nội soi không. Nếu bạn còn có câu hỏi liên quan đến các vấn đề liên quan về tiêu hóa, vui lòng liên hệ với dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel qua hotline miễn cước 1800.1125.

Nguồn tham khảo:

  • (1) https://www.healthline.com/health/gerd-endoscopy
  • (2) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7857958/

5/5 - (2 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.