Skip to main content

Đau bụng và sốt là bệnh gì? Nên làm gì? 

Đau bụng và sốt có thể là do cơ thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay nhiễm ký sinh trùng. Nếu tình trạng kéo dài và không tự thuyên giảm, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. 

I. Tình trạng đau bụng và sốt là thế nào?

Đau bụng và sốt là tình trạng vừa bị đau bụng vừa kèm theo sốt. Tình trạng này nếu thường xuyên xuất hiện và diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống.

Đau bụng và sốt là tình trạng vừa bị đau bụng vừa kèm theo sốt gây mệt mỏi, khó chịu.

II. Đau bụng và sốt do đâu? Dấu hiệu bệnh gì?

Tình trạng đau bụng do rất nhiều nhiều nguyên nhân gây ra như: các bệnh về gan, dạ dày, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích hoặc các bệnh phụ khoa ở nữ giới như nhiễm trùng đường tiết niệu, đau bụng do nhiễm trùng hậu môn, đau bụng do giun. Sốt là triệu chứng của bệnh cúm hoặc nhiễm trùng, kèm theo các triệu chứng khác như ho, cảm lạnh, tức ngực… 

Với tình trạng đau bụng kèm theo sốt, thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng dạ dày, gây ra bởi một loại virus trong dạ dày. Ngoài ra, bạn cũng cần được theo dõi thêm để xác định một số bệnh lý nguy cơ như: viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn đường ruột…

Đau bụng kèm theo sốt có thể thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng dạ dày, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn đường ruột…

III. Nên làm gì khi bị đau bụng và sốt?

Nếu cơn đau bụng và sốt không thể tự khỏi, cơn đau có xu hướng nghiêm trọng kèm theo sốt cao thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện. Tại đây bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. 

1. Chẩn đoán

Để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng và sốt chính xác, bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng lâm sàng để có những đánh giá ban đầu. Sau đó, tùy vào từng trường hợp bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh để đưa ra kết luận chính xác.

Các phương pháp cận lâm sàng để chẩn đoán đau bụng và sốt bao gồm: xét nghiệm ( máu, nước tiểu, phân);  nội soi dạ dày – đại tràng, chụp X-quang bụng hoặc đường tiêu hóa, siêu âm tử cung buồng trứng, siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp ổ bụng; điện tim thường, siêu âm tim.

2. Điều trị

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau bụng và sốt mà bác sĩ sẽ đưa phương pháp điều trị thích hợp. Có thể dùng thuốc điều trị, phẫu thuật hoặc chỉ đơn giản là thay đổi thói quen ăn uống hay dùng thực phẩm đúng cách. 

Điều bạn không nên làm khi bị đau bụng và sốt là tự ý mua thuốc về uống khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Việc tùy ý dùng thuốc có thể khiến triệu chứng nặng hơn và dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.

Người bị đau bụng và sốt kéo dài nên đi thăm khám ngay

IV. Triệu chứng đau bụng và sốt cần chú ý

Đau bụng là hiện tượng khá phổ biến nhưng nếu có các triệu chứng đi kèm dưới đây, mọi người cần chú ý đến bệnh viện/cơ sở y tế để thăm khám: 

  • Giảm cân không tìm ra nguyên nhân.
  • Kiệt sức không rõ lý do.
  • Thay đổi hoặc rối loạn nhu động ruột: táo bón hoặc tiêu chảy, tiêu chảy mãn tính.
  • Chảy máu trực tràng, có máu trong phân.
  • Ra dịch âm đạo bất thường.
  • Đau mãn tính ngay cả khi dùng thuốc.
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu.

Đặc biệt, cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay khi bị đau bụng và sốt kèm theo các triệu chứng sau:

  • Đau bụng kèm theo sốt cao trên 39 độ C.
  • Đau bụng đột ngột và dữ dội. 
  • Cơn đau không thuyên giảm dù đã nằm nghỉ ngơi. 
  • Phân có màu đen hoặc lẫn máu.
  • Nôn không kiểm soát, nôn ra máu. 
  • Không thể đi tiểu.
  • Ngất xỉu, bất tỉnh
  • Đau ở ngực, nhất là ở quanh xương sườn, cơn đau có thể lan tới bụng.
Cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay khi bị đau bụng kèm theo sốt cao trên 39 độ .

V.  10 dạng đau bụng khác cần gặp bác sĩ ngay

Có rất nhiều dạng đau bụng khác nhau. Trong đó, có dạng đau bụng chỉ đơn thuần là do ăn phải thực phẩm không tốt, nhưng cũng có loại đau bụng do cơ thể đang gặp vấn đề nghiêm trọng cần điều trị y tế. Dưới đây là 10 dạng đau bụng người bệnh cần đi gặp bác sĩ ngay. 

  1. Đau bụng dưới bên trái: Cơn đau âm ỉ và đột ngột kèm theo sốt, nôn, buồn nôn có thể là do bệnh Crohn, viêm loét đại tràng hoặc viêm túi thừa.
  2. Đau bên phải bụng: Cơn đau bụng bên phải lan ra các phần khác của bụng hoặc lưng nguyên nhân có thể là do sỏi mật hoặc viêm túi mật. Cơn đau tăng nặng sau khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.
  3. Đau xung quanh rốn: Có thể kèm theo sốt, buồn nôn, nôn, chán ăn, cứng cơ bụng, cảm giác muốn đi tiêu có thể là do viêm ruột thừa. Cần điều trị ngay để tránh ruột thừa bị vỡ và rò rỉ chất lỏng bị nhiễm trùng vào các phần khác của bụng. 
  4. Đau dưới rốn và đầy hơi: Nguyên nhân có thể xuất phát từ táo bón hoặc đầy hơi. Nếu cơn đau kéo dài hơn 2 tuần, hãy đi thăm khám.
  5. Đau dưới rốn: Nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn đại tràng, viêm vùng chậu.
  6. Đau nhói gần phía dưới xương sườn, lan xuống háng: Nguyên nhân có thể do bệnh sỏi thận. Nếu kèm theo triệu chứng sốt thì khả năng cao là viêm thận hoặc bàng quang.
  7. Đau bụng tái phát: Đau bụng liên tục tái phát kèm theo tiêu chảy, táo bón, đầy hơi có thể là do bệnh lý mạn tính như hội chứng ruột kích thích, : không dung nạp đường sữa, loét dạ dày, không dung nạp thực phẩm, viêm đường ruột, viêm loét đại tràng. 
  8. Đau bụng quằn quại kèm xuất huyết: Có thể là dấu hiệu cảnh báo bị tắc nghẽn trong ruột, thủng ruột thừa, chảy máu từ ruột.
  9. Đau ngay dưới xương ức: Nhất là sau khi ăn nhiều có thể là do chứng ợ nóng.
  10.  Đau bụng ở người già: Đau bụng đột ngột ở người già kèm theo choáng có thể do bị  phình động mạch chủ bụng. Bệnh có thể gây chảy máu dẫn đến tử vong, cần cấp cứu ngay lập tức.
Không nên chủ quan khi bị đau bụng kéo dài

Trên đây là những thông tin về đau bụng và sốt mà chúng tôi tổng hợp được kèm theo một số thông tin hữu ích khác về tình trạng đau bụng. Khi triệu chứng đau bụng kèm sốt kéo dài không tự khỏi, hãy thăm khám y tế sớm để được điều trị kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.