Skip to main content

Uống thuốc trị HP vẫn bị đau bụng là sao?

Uống thuốc trị HP vẫn bị đau bụng là sao, nguyên nhân có thể là do tác dụng phụ của thuốc hoặc bệnh lý khác kèm theo. Người bệnh cần thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân. 

I. Các nhóm thuốc dùng trong phác đồ điều trị HP dạ dày

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một loại xoắn khuẩn sống trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Hoạt động của vi khuẩn HP sẽ gây ra các thay đổi ở dạ dày và làm bào mòn lớp bảo vệ. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý như: viêm dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm hang vị, ung thư dạ dày

Vì vậy, tiến hành điều trị HP là yêu cầu cần thiết và nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Điều trị HP thường được thực hiện bằng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Các nhóm thuốc được dùng trong phác đồ điều trị vi khuẩn HP gồm: 

  • Thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP: Clarithromycin, amoxicillin, metronidazole, levofloxacin, tinidazole, tetracycline, levofloxacin, furazolidone, rifabutin. 
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Tác dụng hạn chế lượng axit tạo ra trong dạ dày: omeprazole, lansoprazole, esomeprazole, pantoprazole, rabeprazole
  • Thuốc bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày: Muối Bismuth subsalicylate.
  • Các thuốc hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau, khó chịu ở dạ dày: thuốc giảm đau co thắt, thuốc trung hòa axit dịch vị…

Thông thường, các phác đồ điều trị HP có thời gian dùng thuốc từ 7 đến 14 ngày. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra tác dụng phụ và vi khuẩn kháng thuốc.

Các nhóm thuốc dùng trong điều trị HP gồm thuốc kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton, thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày…

II. Uống thuốc trị HP vẫn bị đau bụng là sao?

Triệu chứng ở bệnh nhân nhiễm HP dạ dày thường không rõ ràng. HP thường gây ra các cơn đau bụng vùng thượng vị, khó tiêu, đầy bụng, rối loạn phân… Dùng thuốc có thể điều trị các triệu chứng khó chịu này.

Tuy nhiên, một số bệnh nhân gặp phải tình trạng uống thuốc trị HP vẫn bị đau bụng và muốn biết lý do tại sao. Về thắc mắc uống thuốc trị HP vẫn bị đau bụng là sao, các chuyên gia y tế cho biết có thể xảy ra 2 trường hợp như sau:

1. Do tác dụng của thuốc

Một số thuốc dùng trong điều trị HP như thuốc kháng sinh Levofloxacin, hay Clarithromycin có thể gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, ói mửa, khó tiêu. 

Ngoài ra, còn có một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn như tiêu chảy có lẫn máu, viêm đại tràng giả mạc, viêm ruột/đại tràng… Cùng một số tác dụng phụ khác như nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, ù tai, buồn ngủ…. 

2. Do bệnh lý khác kèm theo

Trường hợp đang uống thuốc trị HP nhưng vẫn có triệu chứng đau bụng, bạn nên tái khám để bác sĩ kiểm tra nguyên nhân đau bụng do bệnh lý khác kèm theo.

Vẫn bị đau bụng dù đang uống thuốc trị HP có thể do tác dụng phụ của thuốc hoặc bệnh lý khác kèm theo

III. Uống thuốc trị HP vẫn bị đau bụng nên làm gì? 

Theo thống kê, có đến 50% bệnh nhân bị tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị HP. Các tác dụng phụ thường nhẹ và chỉ có khoảng 10% bệnh nhân cần dừng điều trị bởi tác dụng phụ của thuốc. 

Đối với những bệnh nhân bị đau bụng khi uống thuốc trị HP, tốt nhất bạn nên ngừng uống thuốc và đến gặp bác sĩ đã trực tiếp kê đơn để được điều chỉnh loại thuốc, liều lượng hoặc thời gian dùng thuốc phù hợp.

Khi bị đau bụng trong khi uống thuốc trị HP, bạn nên ngừng uống thuốc và đến gặp bác sĩ.

IV. Giải pháp phòng tránh bị đau bụng khi uống thuốc trị HP

Khi được chẩn đoán HP dương tính, việc uống thuốc điều trị là cần thiết để tiêu diệt triệt để vi khuẩn HP. Tuy nhiên, để giảm tình trạng bị ngứa và tác dụng phụ khác khi uống thuốc điều trị HP, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Chỉ uống thuốc điều trị HP sau khi được chẩn đoán chính xác xét nghiệm HP dương tính.
  • Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để nhận đơn thuốc và phác đồ điều trị HP phù hợp.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị kết hợp với lối sống và chế độ ăn lành mạnh, khoa học.
  • Tái khám và xét nghiệm lại HP sau điều trị theo lịch hẹn của bác sĩ.
Bệnh nhân nhiễm HP dạ dày cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho thắc mắc uống thuốc trị HP vẫn bị đau bụng là sao. Khi gặp tình trạng đau bụng khi uống thuốc điều trị HP, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.