Skip to main content

Gợi ý 2 thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích

Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng hội chứng ruột kích thích. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích đồng thời gợi ý 2 thực đơn mẫu tham khảo.

I. Tại sao người bị hội chứng ruột kích thích cần chú ý đến thực đơn ăn uống?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến với tỷ lệ mắc khoảng 5 đến 20% dân số. Triệu chứng điển hình là cơn đau thắt bụng tái phát nhiều lần, kèm theo cảm giác khó chịu.

Hội chứng ruột kích thích lành tính và gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại tác động lớn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chế độ ăn uống không khoa học, ăn phải các loại thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ gây hội chứng ruột kích thích.

Vì vậy, người bệnh cần thay đổi chế độ và thực đơn ăn uống hàng ngày để hỗ trợ giảm các triệu chứng và phòng ngừa hội chứng ruột kích thích. Một chế độ ăn uống phù hợp giúp cải thiện tình trạng suy nhược, hấp thu kém của cơ thể do các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích như chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Đồng thời giúp tạo dựng nền tảng sức khỏe tốt, từ đó tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng hội chứng ruột kích thích.

II. Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn uống cho người mắc hội chứng ruột kích thích

Bổ sung các nhóm thực phẩm hữu ích vào thực đơn ăn uống của người bị hội chứng ruột kích thích không chỉ giúp tăng cường sức khỏe của đường tiêu hóa mà còn tránh tạo áp lực cho dạ dày và đường ruột, từ đó hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu. 

Để có thể xây dựng được thực đơn ăn uống phù hợp cho người bị hội chứng ruột kích thích, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

1. Lựa chọn thực phẩm chất lượng

Khi mua thực phẩm bạn cần chú ý chọn mua thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đảm bảo thực phẩm không chứa hóa chất hoặc bất kỳ loại chất bảo quản nào. 

2. Cắt nhỏ thực phẩm, nấu chín mềm

Khi chế biến thức ăn, người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn nấu chín mềm, cắt nhỏ thực phẩm để dễ tiêu hóa, tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa. 

Không nên tiêu thụ các món ăn khô cứng vì sẽ tạo áp lực cho dạ dày và làm tổn thương niêm mạc dạ dày.  Hậu quả là việc tiêu hóa thực phẩm khó khăn hơn dẫn đến đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu. 

3. Ăn chín, uống sôi

Bệnh nhân mắc hội chúng ruột kích thích nên tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi để loại bỏ vi khuẩn gây hại cho đường ruột và hệ tiêu hóa. 

4. Ăn nhiều bữa ăn trong ngày

Thay vì ăn no và nhiều trong 3 bữa chính, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bị hội chứng ruột kích nên ăn nhiều bữa trong ngày (khoảng 5- 6 bữa). Vì ăn nhiều thực phẩm trong cùng một bữa có thể gây đau quặn bụng, tiêu chảy.

Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn chín uống sôi, mua thực phẩm chất lượng và đảm bảo vệ sinh

5. Thực phẩm nên ăn

Một số loại thực phẩm nên có trong thực đơn ăn uống của người bị hội chứng ruột kích thích gồm:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Rau xanh, củ quả, hoa quả giàu chất giúp cải thiện triệu chứng táo bón. Tuy nhiên, chất xơ có thể gây tích tụ khí trong dạ dày nên người bệnh nên tăng lượng chất xơ từ từ và ăn với lượng vừa đủ, tránh lạm dụng.
  • Thịt nạc: Thịt nạc giàu đạm, dễ tiêu hóa và không tạo khí sau ăn. Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn thịt lợn nạc, thịt bò nạc, thịt gà trắng như ức gà.
  • Cá béo: Cá béo dồi dào  axit béo omega-3 có khả năng chống viêm mạnh. Người bị hội chứng ruột kích thích ăn cá béo giúp giảm triệu chứng bệnh hiệu quả. Những loại cá béo nên bổ sung vào thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích như cá hồi, cá cơm, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá thu…
  • Rau củ: Nhóm thực phẩm này rất giàu chất xơ có lợi cho hệ vi khuẩn đường ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Người bệnh nên bổ sung khoai lang, ăn khoai tây, bí đao, cà tím, cà rốt, ớt chuông, rau lá xanh… vào  thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Hoa quả: Tương tự như rau xanh, hoa quả giàu chất xơ và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho đường tiêu hóa. Một số loại hoa quả  có khả năng kiểm soát triệu chứng do hội chứng ruột kích thích gây ra như: bơ, việt quất, chuối, dưa lưới, kiwi, đu đủ.
  • Yến mạch: Yến mạch rất giàu tinh bột kháng và chất xơ hòa tan giúp hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa. 
Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích

6. Thực phẩm cần kiêng

Bệnh nhân dung nạp những thực phẩm không phù hợp có thể khiến tình trạng hội chứng ruột kích thích nghiêm trọng hơn. Vì vậy, trong thực đơn cho người bệnh không nên có mặt những loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm gây kích thích ruột: Đồ ăn tái, sống (rau sống, thịt sống, sushi) chứa nhiều vi khuẩn gây hại khiến đường ruột gặp nhiều rắc rối; thức ăn nhanh chứa chất bảo quản như khoai tây chiên, gà rán, pizza…; đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ khó tiêu gây áp lực lớn cho dạ dày, khiến ruột phải co bóp nhiều hơn để có thể tiêu hóa…
  • Thực phẩm gây tăng acid và chất kích thích dạ dày: Đồ ăn và gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt, tỏi, gừng; các chất kích thích như đồ uống có cồn, cà phê, trà, bia rượu…
  • Thực phẩm gây khó tiêu và tăng khí đầy bụng: Đồ ăn cứng khó tiêu cũng cần loại bỏ khỏi thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích.
Người bị hội chứng ruột kích thích không nên ăn nhiều thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ.

7. Uống đủ nước

Nước là thành phần không thể thiếu đối với hoạt động của hệ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình chuyển hóa và thải độc. Người bị hội chứng ruột kích thích nếu không uống đủ nước rất dễ gặp các vấn đề như: táo bón, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng…

III. Gợi ý 2 thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích trong 7 ngày

Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý 2 thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích trong 7 ngày, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng:

1. Thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích số 1

Thứ Bữa sáng Bữa trưa Bữa xế Bữa tối
2, 5 Cháo thịt bằm (20g thịt nạc băm, 30g gạo).
  • Cơm.
  • Thịt kho trứng (30g trứng, 30g thịt).
  • 200g bí xanh (luộc).
  • Sử dụng nước luộc bí làm canh. 
200g chuối chín
  • Cơm.
  • Thịt băm sốt với cà chua (60g thịt, 30g cà chua).
  • 200g rau cải (xào).
3, 6
  • Bún gà (150g bún, 100g gà, 100g cà rốt).
  • 200ml sữa đậu nành.
  • Cơm.
  • 60g sườn rim.
  • 200g cà tím xào. 
200g dưa lê
  • Cơm.
  • Tôm rang thịt (40g tôm, 30g thịt).
  • 200g bắp cải  luộc.
4, 7
  • Phở bò (150g phở, 20g thịt).
  • 100ml sữa chua không lactose. 
  • Cơm.
  • Đậu hũ nhồi thịt sốt cà chua (50g đậu hũ, 30g thịt, 30g cà chua).
  • 200g su su luộc.
200g dưa lưới
  • Cơm.
  • 60g thịt gà luộc.
  • Rau bí (xào) 200g
Chủ nhật
  • Súp khoai tây thịt bò (150g khoai tây, 30g thịt bò).
  • 200ml sữa hạnh nhân. 
  • Cơm chiên trứng nấu kèm cà rốt (150g gạo, 2 quả trứng 50g cà rốt).
  • Canh rau cải ngọt 200g. 
1 quả quýt ngọt.
  • Cơm.
  • Cá lóc (hấp) 60g.
  • Canh đậu hũ nấu giá hẹ (30g đậu hũ, 100g giá, 100g hẹ).
Thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích

2. Thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích số 2

Thứ Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối
2
  • Cháo thịt băm (20g thịt nạc băm, 35g gạo, 40g cà rốt). 
  • Bữa phụ: 1 hũ sữa chua ít đường; 150g chuối. 
  • Cơm: 1,5 chén
  • 60g sườn rim
  • 100g cà tím xào
  • Cơm: 1,5 chén
  • Tôm rang thịt (40g tôm; 30g thịt)
  • 100g bắp cải luộc.
3
  • Bún gà (150g bún, 40g thịt gà, 50g cà rốt, 80g rau, giá).
  • Bữa phụ: sữa tươi ít đường 180ml; 150g kiwi
  • Cơm: 1,5 chén.
  • Thịt kho trứng (30g thịt, 30g trứng).
  • 100g bí xanh luộc, lấy nước làm canh.
  • Cơm: 1,5 chén
  • Thịt băm sốt cà chua (60g thịt, 30g cà chua).
  • 100g rau cải xào. 
4
  • Phở bò (30g thịt bò, 150g phở, 80g rau, giá).
  • Bữa phụ: 180ml sữa tươi ít đường; 150g táo.
  • Cơm: 1,5 chén
  • Đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua (30g thịt, 50g cà chua, 50g đậu). 
  • 80g su su luộc
  • Cơm: 1,5 chén
  • 60g cá lóc hấp gừng.
  • Canh đậu hũ nấu với giá hẹ (50g giá, 30g hẹ, 30g đậu).
5
  • Cháo bò (30g thịt bò, 35g gạo, cải soong: 60g).
  • Bữa phụ: 1 hũ sữa chua ít đường, 150g bơ.
  • Cơm: 1,5 chén.
  • 60g tôm rim.
  • 100g rau củ luộc.
  • Cơm: 1,5 chén
  • Mực xào thập cẩm ( 60g mực, 40g ớt chuông, 80g súp lơ). 
6
  • Cháo cá lóc (250g cháo trắng, 30g cá lóc, 70 rau mồng tơi).
  • Bữa phụ: 180ml sữa hạt, 150 dưa lê.
  • Cơm chiên trứng (150g cơm, 30g cà rốt, 30g đậu hà lan, 2 quả trứng).
  • Canh rau cải (100g rau cải). 
  • Cơm: 1,5 chén
  • 60g thịt gà luộc.
  • 100g rau bí xào.
7
  • 2 lát bánh mì ngũ cốc.
  • 1 quả trứng luộc.
  • Salad trộn: 80g

Bữa phụ

  • Sữa chua ít đường: 1 hủ
  • Dưa hấu: 150g
  • Cơm: 1,5 chén.
  • Cá hồi áp chảo: 60g.
  • 100g măng tây xào.
  • Cơm: 1,5 chén
  • 60 mực hấp gừng.
  • Canh đậu hũ nấu hẹ (50g hẹ, 30g đậu). 
Chủ nhật
  • Cháo yến mạch bí đỏ (40g yến mạch, 30g thịt heo băm, 60g bí đỏ).
  • Bữa phụ: 1 lát sandwich, 1 miếng phô mai, 50g việt quất, 50g dâu tây. 
  • Cơm: 1,5 chén.
  • Ếch kho sả: 60g.
  • 100g su su luộc.
  • Cơm: 1,5 chén
  • 60g thịt gà kho măng.
  • 100g rau bí xào.
Thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích trong 7 ngày

Trên đây chúng tôi đã gợi ý 2 thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn khi xây dựng thực đơn ăn uống để giảm thiểu triệu chứng và kiểm soát bệnh hiệu quả.

Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về hội chứng ruột kích thích, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.