Skip to main content

Hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì? 12 thực phẩm cần tránh

Hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì? Người bệnh nên kiêng ăn đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, thực phẩm cứng, các loại thịt đỏ, món ăn tái, sống, thực phẩm chứa nhiều gluten, bia rượu và đồ uống có cồn…  

I. Tổng quan về hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng rối loạn chức năng đường tiêu hóa mãn tính và dễ tái phát. Triệu chứng điển hình của hội chứng này là đau bụng và rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài.

Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường gặp phải một số triệu chứng như: chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, tần suất đi ngoài nhiều hơn bình thường, trong phân có thể có lẫn máu. Người bệnh hay bị đau đại tràng, vùng đau bụng là hai bên mạn sườn, đau nhiều sau khi ăn no và ăn đồ cay nóng, rau sống, đồ lạnh, tiết canh hoặc khi căng thẳng thần kinh. 

Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định rõ ràng. Chế độ ăn uống không khoa học, ăn phải các loại thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ gây hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, người bệnh muốn giảm các triệu chứng và phòng ngừa hội chứng ruột kích thích thì cần thay đổi chế độ và thực đơn ăn uống hàng ngày.

Một chế độ ăn uống phù hợp giúp cải thiện tình trạng suy nhược, hấp thu kém của cơ thể do các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích như chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Đồng thời giúp tạo dựng nền tảng sức khỏe tốt, từ đó tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Vậy người mắc hội chứng ruột kích thích nên kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng rối loạn chức năng đường tiêu hóa mãn tính và dễ tái phát.

II. Hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì?

Người bị hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì để giảm nhẹ triệu chứng và tránh bệnh tăng nặng là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm tìm hiểu. Vì chỉ cần ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc dùng chất kích thích là nguy cơ tái phát bệnh rất cao. 

Để tránh nguy cơ tái phát và khiến tình trạng hội chứng ruột kích thích nặng hơn, người bệnh nên kiêng ăn một số thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa dưới đây:

1. Đồ ăn cay nóng

Những gia vị cay nóng như tiêu, ớt, mù tạt…giúp làm tăng hương vị hấp dẫn cho món ăn. Tuy nhiên, tiêu thụ những gia vị này cũng đồng nghĩa với việc đường ruột bị kích thích, dẫn đến tăng tiết acid và co thắt quá mức khiến triệu chứng của hội chứng ruột kích thích trở nặng hơn.

Tiêu thụ đồ ăn cay nóng gây kích thích đường ruột

2. Đồ ăn nhanh, chế biến sẵn

Những đồ ăn nhanh và chế biến sẵn như pizza, khoai tây chiên, gà rán hay xúc xích…. chứa nhiều dầu mỡ và chất bảo quản không tốt cho hệ tiêu hóa. 

Nếu ăn quá nhiều và thường xuyên sẽ tạo áp lực lớn đè nén lên dạ dày. Không chỉ vậy, ruột phải co bóp và hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Điều này gây cảm giác chướng bụng, khó chịu hoặc dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Những đồ ăn nhanh và chế biến sẵn như pizza, khoai tây chiên, gà rán hay xúc xích…. chứa nhiều dầu mỡ và chất bảo quản không tốt cho hệ tiêu hóa.

3. Thực phẩm cứng

Thực phẩm cứng hoặc không được nấu nhừ gây áp lực lên dạ dày và làm nghiêm trọng hơn những tổn thương ở niêm mạc ruột. Hoạt động tiêu hóa gặp khó khăn dẫn đến khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi.

Do đó, khi mắc hội chứng ruột kích thích, bạn nên chế biến thức ăn dưới dạng cắt nhỏ và nấu chín mềm để hệ quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng và thuận lợi hơn.

Thực phẩm cứng hoặc không được nấu nhừ gây áp lực lên dạ dày và làm nghiêm trọng hơn những tổn thương ở niêm mạc ruột.

4. Các loại thịt đỏ

Thịt đỏ là đáp án tiếp theo cho câu hỏi người mắc hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì. Một số loại thịt đỏ người bệnh không nên ăn khi mắc hội chứng ruột kích thích như: thịt cừu, thịt dê, thịt bò… 

Lý do là vi hàm lượng protein trong thịt đỏ khá cao, để tiêu hóa được dạ sẽ phải làm việc rất nhiều nên có thể khiến các triệu chứng bệnh ruột kích thích trở nên trầm trọng.

Một số loại thịt đỏ người bệnh không nên ăn khi mắc hội chứng ruột kích thích như: thịt cừu, thịt dê, thịt bò…

5. Những món ăn tái, sống

Người mắc hội chứng ruột kích thích cũng không nên ăn các món ăn sống như tiết canh, gỏi cá, sushi… 

Vì thức ăn chưa được nấu chín tiềm ẩn vô số vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh lý trên đường tiêu hóa. Tiêu thụ món ăn tái sống sẽ khiến triệu chứng đau bụng và khó chịu thêm trầm trọng hơn.

Thức ăn tái và sống tiềm ẩn vô số vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh lý trên đường tiêu hóa.

6. Sữa và chế phẩm từ sữa động vật

Người mắc hội chứng ruột kích thích kèm không dung nạp Lactose không nên uống sữa và tiêu thụ các sản phẩm từ sữa động vật.

Vì hệ tiêu hóa không có enzyme phân giải loại đường này nên sữa sẽ được đưa thẳng đến ruột già. Quá trình lên men ở ruột già tạo ra chất khí và đây cũng được là nguồn thức ăn giúp vi sinh vật phát triển. Do vậy, nếu uống sữa bò có thể gây đau bụng.

Sữa và chế phẩm từ sữa động vật

7. Thực phẩm chứa nhiều đường

Ngoài sữa và các sản phẩm từ sữa, người mắc hội chứng ruột kích thích cũng không nên nên ăn các món ăn có hàm lượng đường cao như nước ngọt, bánh ngọt, mứt, bánh quy, hoa quả đóng hộp, hoa quả sấy khô, kẹo, phô mai… 

Tiêu thụ những thực phẩm kể trên có thể khiến tình trạng tiêu chảy, táo bón, đầy hơi của hội chứng ruột kích thích trở nặng.

Tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều đường có thể khiến tình trạng tiêu chảy, táo bón, đầy hơi của hội chứng ruột kích thích trở nặng.

8. Thực phẩm chứa nhiều gluten 

Gluten là một nhóm protein được tìm thấy trong ngũ cốc gồm lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch, có thể gây ra vấn đề cho một số người bị hội chứng ruột kích thích.

Người mắc hội chứng ruột kích thích không nên ăn thực phẩm chứa gluten

9. Đậu và các loại đậu

Đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ và protein tuyệt vời, nhưng lại có thể gây ra các triệu chứng hội chứng ruột kích thích. Trong các loại đậu chứa oligosaccharide – hợp chất này có khả năng chống lại sự tiêu hóa của các enzym đường ruột.

Ngoài ra, các loại đậu còn làm tăng khối lượng phân gây táo bón và tăng triệu chướng bụng, co cứng bụng, đầy hơi. 

Hợp chất oligosaccharide trong đậu và các loại đậu có khả năng chống lại sự tiêu hóa của các enzym đường ruột.

10. Đồ chiên rán

Hàm lượng chất béo cao trong các đồ ăn chiên, rán có thể gây khó khăn cho hệ thống của người bị hội chứng ruột kích thích. Vì thức ăn khó tiêu hóa nên dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, chướng bụng…

Hàm lượng chất béo cao trong các đồ ăn chiên, rán có thể gây khó khăn cho hệ thống của người bị hội chứng ruột kích thích.

11. Bia rượu, thức uống có cồn

Bia rượu và thức uống có cồn nếu dùng liên tục với lượng nhiều sẽ ức chế vi sinh vật, làm tổn thương niêm mạc đường ruột và gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, còn gây rối loạn nhu động ruột, nôn ói, ợ chua, tiêu chảy, thậm chí là viêm loét và xuất huyết ống tiêu hóa. 

Chính vì vậy, nếu bạn đang thắc mắc hội chứng ruột kích thích nên kiêng ăn gì thì nên tránh xa bia rượu và đồ uống có cồn.

Tiêu thụ rượu, bia gây kích thích tăng axit dạ dày và làm giãn cơ thắt thực quản dưới gây trào ngược

12. Đồ uống có caffein

Một số đồ uống chứa caffein như cà phê, nước ngọt, nước tăng lực… có thể là tác nhân gây ra hội chứng ruột kích thích.

Caffeine có khả năng tăng hoạt động co bóp đường tiêu hóa, dẫn đến tăng nhu động ruột gây tình trạng đi ngoài phân lỏng. Đáng nói, uống nhiều caffeine còn kích thích cơ thể tăng tiết hormone gastrin, làm tăng tiết axit dịch vị khiến dạ dày phải co bóp nhiều hơn.

III.  Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? 

Để giảm triệu chứng khó chịu do hội chứng ruột kích thích gây ra, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm dưới đây vào thực đơn ăn uống hàng ngày:

1. Thực phẩm FODMAP thấp

FODMAP (oligosacarido lên men, disacarit, monosaccharide và polyol) là các carbohydrate chuỗi ngắn được hấp thu kém qua đường tiêu hóa (GI) ở một số người và gây ra khí, chướng bụng và đau.

Chế độ ăn ít FODMAP có nguồn gốc từ Úc vào năm 2010 bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Monash. Nghiên cứu cho thấy hạn chế thực phẩm chứa nhiều FODMAP có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích phổ biến như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón.

Dưới đây là những thực phẩm FODMAP thấp người mắc hội chứng ruột kích thích nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày:

  • Trái cây FODMAP thấp: Gồm chuối, dưa hấu, táo, đu đủ, việt quất, dưa lưới, nho, kiwi, chanh, cam quýt, dứa, dâu tây…
  • Rau củ FODMAP thấp: Gồm cải thìa, khoai lang, cải xoăn, cà chua, cà rốt, bí đao, bắp cải, cải xoăn, cải bó xôi, khoai tây, khoai lang, ớt chuông…
  • Các loại hạt FODMAP thấp: Gồm hạt chia, hạt lanh, hạt hướng dương, hạt bí ngô…
Thực phẩm FODMAP thấp tốt cho sức khỏe người mắc hội chứng ruột kích thích

2. Thịt nạc

Những loại thịt nạc người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gồm thịt gà, thịt lợn nạc, thịt vịt… Đây  là nguồn cung cấp protein rất dễ tiêu hóa và không bị lên men do vi khuẩn đường ruột nên rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Tiêu thụ các loại thịt nạc kể trên sẽ không làm người bệnh bị đầy hơi hay khó chịu ở bụng xuất hiện hoặc nặng hơn. Người mắc hội chứng ruột kích thích không nên ăn thịt mỡ để ngăn ngừa chất béo trong mỡ động vật kích hoạt phản ứng viêm của cơ thể.

Những loại thịt nạc người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gồm thịt gà, thịt lợn nạc, thịt vịt…

3. Trứng

Trứng là lựa chọn thực phẩm an toàn cho người bị hội chứng ruột kích thích vì dễ tiêu hóa giúp hạn chế triệu chứng khó tiêu và đầy bụng. Bạn có thể luộc chín, ốp la hoặc hấp để thay đổi khẩu vị.

Tuy nhiên, một số người có thể bị nhạy cảm với protein trong lòng trắng trứng hoặc dị ứng với lòng đỏ trứng nên cần thận trọng khi ăn trứng.

Trứng là lựa chọn thực phẩm an toàn cho người bị hội chứng ruột kích thích vì dễ tiêu hóa

3. Cá hồi và các loại cá giàu omega-3 

Axit béo omega-3 có khả năng chống viêm, vì vậy bổ sung đầy đủ omega-3 cho cơ thể có thể giúp hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích. 

Các loại cá giàu omega-3 người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gồm: cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi, cá tuyết đen, cá thịt trắng…

Axit béo omega-3 có khả năng chống viêm nên hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả

4. Quả hạch 

Quả hạch giàu chất xơ, protein và các axit béo omega-3 rất tốt cho hệ tiêu hóa và cơ thể. 

Chất béo không bão hòa trong quả hạch giúp giảm cholesterol và  phòng ngừa các bệnh lý tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy, loại chất béo này còn tốt cho đường ruột và cải thiện các triệu chứng do hội chứng ruột kích thích gây ra.

Quả hạch giàu chất xơ, protein và các axit béo omega-3 rất tốt cho hệ tiêu hóa và cơ thể.

5. Thực phẩm lên men

Các thực phẩm lên men chứa rất nhiều lợi khuẩn hữu ích cho cho đường tiêu hóa. Người mắc hội chứng ruột kích thích nên bổ sung một số thực phẩm lên  men dưới đây vào chế độ ăn hàng ngày:

  • Đồ uống lên men: kefir, kombucha…
  • Rau lên men: Dưa cải bắp, kim chi…
  • Sữa chua không đường.
Các thực phẩm lên men chứa rất nhiều lợi khuẩn hữu ích cho cho đường tiêu hóa.

6. Nước dùng xương

Theo một số nghiên cứu, nước dùng từ xương cá hoặc thịt chứa các chất dinh dưỡng tốt cho niêm mạc ruột và sức khỏe tổng thể của đường ruột. Vì vậy, bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích có thể dùng nước xương để nấu cháo hoặc nấu súp sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Nước dùng từ xương cá hoặc thịt chứa các chất dinh dưỡng tốt cho niêm mạc ruột và sức khỏe tổng thể của đường ruột.

IV. Lưu ý khác cho người mắc hội chứng ruột kích thích khi ăn uống

Bên cạnh việc tìm hiểu người bị hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì và nên ăn gì, người bệnh cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc và lưu ý dưới đây trong chế độ ăn uống hàng ngày:

  • Không nên để bụng quá đói: Vì sẽ gây kích thích dạ dày và không tốt cho tiêu hóa.
  • Hạn chế ăn quá nhiều vào một bữa: Vì sẽ áp lực cho dạ dày và khó tiêu hóa.  Nên chia nhỏ thành 5-6 bữa/ngày thay vì ăn 3 bữa/ngày.
  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi: Không ăn thực phẩm sống hoặc tái để tránh bị nhiễm khuẩn gây hại.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ: Để giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, hạn chế nuốt hơi, giảm đầy bụng và chướng bụng.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu mua, chế biến khâu nấu nướng, tránh tình trạng vi khuẩn có hại xâm nhập và tấn công gây hại cho hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe.
  • Ưu tiên chế biến thức ăn dạng hấp, luộc: Không nên chế biến thường xuyên dưới dạng chiên xào để hạn chế dầu mỡ gây khó tiêu, đầy bụng.
  • Ăn uống đa dạng: Để đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ tăng đề kháng và hệ miễn dịch cải thiện tình trạng bệnh. Không nên ăn uống kiêng khem quá mức khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. 
Nên ưu tiên chế biến thức ăn dạng hấp, luộc để tránh dầu mỡ gây khó tiêu

V. Giải đáp thắc mắc 

Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc khắc về vấn đề kiêng cữ thực phẩm cho người mắc hội chứng ruột kích thích:

1. Hội chứng ruột kích thích có nên ăn sữa chua không? 

Câu trả lời là CÓ, Vì sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn nên ăn sữa chua hàng ngày từ 1-2 để cải thiện và cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, từ đó hạn chế hiện tượng tiêu chảy và táo bón. 

Tuy nhiên, để tránh nạp quá nhiều đường vào cơ thể, bạn nên  ăn sữa chua không đường hoặc ít đường.

2. Hội chứng ruột kích thích có nên ăn hải sản không? 

Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích vẫn có thể ăn hải sản bình thường nhưng cần chú ý lựa chọn loại hải vừa giàu dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Ví dụ như: 

  • Cá hồi: Giàu acid béo Omega-3 – đây là chống viêm nhiễm giúp bảo vệ niêm mạc đường ruột.
  • Một số loại cá khác như: Cá trích, cá thu, cá thịt trắng… 

3. Hội chứng ruột kích thích có nên uống sữa không? 

Người bị hội chứng ruột kích thích kèm chứng không dung nạp Lactose không nên uống sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa động vật. Vì hệ tiêu hóa không có enzyme phân giải loại đường này nên sữa sẽ đi thẳng đến ruột già gây đau bụng.

Thay vì uống sữa động vật, người mắc hội chứng ruột kích thích có thể uống sữa được làm từ các loại hạt như: ngô, gạo, đậu nành, vừng, đỗ đen, đỗ đỏ…

Hy vọng khi đọc đến đây, bạn đã biết người mắc hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì để kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát. Trường hợp bệnh vẫn tái phát và ngày càng trầm trọng, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.