Skip to main content

Viêm hồi tràng kiêng ăn gì? 12+thực phẩm nên tránh xa

Tiêu thụ thực phẩm/thức ăn nhiều chất béo, nhiều đường, nhiều chất xơ không hòa tan…có thể khiến tình trạng viêm hồi tràng nghiêm trọng hơn. Nếu bạn mắc bệnh lý này và đang thắc mắc viêm hồi tràng kiêng ăn gì, hãy tham khảo ngay 12 thực phẩm nên kiêng ăn chúng tôi thống kê dưới đây để hỗ trợ kiểm soát bệnh hiệu quả. 

I. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống với bệnh nhân viêm hồi tràng

Hồi tràng là một cơ quan trong hệ tiêu hóa, đây là phần sau của hỗng tràng và tá tràng, chiếm khoảng một nửa chiều dài phía dưới của ruột non. Trong cơ thể, hồi tràng được nối với đại tràng thông qua van hồi manh tràng.

Hồi tràng bên ngoài là một hệ thống phúc mạc cung cấp các mạch máu. Mặt trong của hồi tràng đóng vai trò vận chuyển thức ăn đã tiêu hóa dọc theo các lớp niêm mạc, ruột cũng như lớp lót. Chức năng chính của hồi tràng là hấp thụ axit mật, vitamin B12 và bất kỳ sản phẩm tiêu hóa nào chưa được hỗng tràng hấp thụ.

Viêm hồi tràng là tình trạng viêm ảnh hưởng đến phần cuối cùng của ruột non (gọi là hồi tràng). Ruột non rất quan trọng đối với quá trình tiêu hóa vì nó hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn được tiêu hóa. Viêm ở khu vực này có thể gây khó chịu, mệt mỏi, sụt cân và các triệu chứng khác. 

Hình ảnh hồi tràng bị viêm
Hình ảnh hồi tràng bị viêm

Các triệu chứng của viêm hồi tràng gồm: đau bụng hoặc chuột rút, đặc biệt là ở vùng bụng dưới bên phải, là một triệu chứng phổ biến; tiêu chảy; giảm cân; mệt mỏi, có máu trong phân. Một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến bao gồm: nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus; bệnh viêm ruột (IBD); thiếu máu cục bộ; bức xạ hoặc thuốc…

Các phương pháp điều trị viêm hồi tràng có thể bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, phẫu thuật kết hợp với thay đổi lối sống, thói quen ăn uống.

Tuy chế độ ăn uống thích hợp không phải phương pháp chữa trị viêm hồi tràng  nhưng đây lại là cách hỗ trợ trị bệnh hiệu quả, hạn chế những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Ngoài ra, dinh dưỡng phù hợp còn tăng cường sức khỏe, phòng chống nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác.

Trong một số trường hợp, việc điều chỉnh lối sống như thay đổi hoặc hạn chế chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát các triệu chứng viêm hồi tràng và thúc đẩy quá trình lành bệnh.

Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyên những người được chẩn đoán mắc  bệnh viêm hồi tràng nên thay đổi chế độ ăn uống để đảm bảo rằng họ đang tiêu thụ các chất dinh dưỡng cần thiết mà không làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Chế độ ăn uống phù hợp giúp hỗ trợ trị bệnh hiệu quả, hạn chế các biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm hồi tràng gây ra.
Chế độ ăn uống phù hợp giúp hỗ trợ trị bệnh hiệu quả, hạn chế các biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm hồi tràng gây ra.

Vậy người bị viêm hồi tràng kiêng ăn gì để hỗ trợ kiểm soát và chữa trị bệnh? Thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết ở phần tiếp theo của bài viết.

II. Viêm hồi tràng kiêng ăn gì?

Bệnh viêm hồi tràng có khiến bạn ngại ăn uống vì sợ gây ra triệu chứng đau đớn? Nếu biết chắc chắn những thực phẩm nào khiến bạn cảm thấy nghiêm trọng hơn thì bạn sẽ dễ dàng sống chung với căn bệnh này.

Mặc dù không có chế độ ăn kiêng cụ thể nào được khuyến nghị cho người bị viêm hồi tràng nhưng có một số chế độ ăn kiêng có hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng bệnh. Việc kiêng hoặc hạn chế tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định có thể giúp ích cho bệnh viêm hồi tràng.

1. Thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan 

Nếu đang bị viêm hồi tràng, bạn có thể cân nhắc tránh một số loại thực phẩm có chất xơ không hòa tan (chất xơ không hòa tan trong nước) khỏi chế độ ăn uống của mình trong thời gian bệnh bùng phát. 

Nguyên nhân là do thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi, tiêu chảy, chướng bụng và tác dụng phụ khó chịu khác. Điều này khiến tình trạng viêm hồi tràng nghiêm trọng hơn. 

Thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan bao gồm: 

  • Rau và trái cây sống.
  • Rau cải, trừ khi được nấu chín và xay nhuyễn.
  • Ớt, trừ khi được nấu chín và xay nhuyễn.
  • Các loại quả: quả óc chó, quả hồ đào.
  • Các loại hạt: hạt hướng dương, hạt lanh hạt chia, hạnh nhân và hạt thông
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt:  yến mạch, lúa mạch, quinoa, gạo lứt và bỏng ngô

Khi bệnh thuyên giảm, những thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan này có thể được dung nạp hoàn toàn bình thường.

2. Các sản phẩm có đường 

Đường là một trong những chất khiến hồi tràng bị kích thích, trở nên có thắt mạnh hơn, gây ra những cơn đau khó chịu. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân còn có thể bị tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu nếu tiêu thụ quá đường với lượng lớn.

Theo Tổ chức Crohn và Viêm đại tràng (CCF), các sản phẩm có đường như kẹo, nước trái cây và đồ nướng đều có thể góp phần gây ra cơn bùng phát bệnh lý dạ dày nói chung và viêm hồi tràng nói riêng. Thực phẩm này cũng làm tái phát viêm hồi tràng dù bệnh lý này đã được điều trị.

Nguyên nhân là do trong các sản phẩm có đường thường chứa rượu đường như mannitol và sorbitol mà cơ thể không tiêu hóa được. Thực phẩm chứa nhiều đường gồm:

  • Kẹo cao su.
  • Các loại bánh kẹo
  • Nước uống có gas.
  • Trái cây như đào, lê và mận.
Đường là một trong những chất khiến hồi tràng bị kích thích, trở nên có thắt mạnh hơn, gây ra những cơn đau khó chịu. 
Đường là một trong những chất khiến hồi tràng bị kích thích, trở nên có thắt mạnh hơn, gây ra những cơn đau khó chịu.

3. Thực phẩm giàu chất béo

Tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo khiến cơ thể bạn mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và có thể gây khó chịu ở bụng, đầy hơi, làm nặng thêm tình trạng viêm hồi tràng. Thực tế, có nhiều người mắc bệnh dạ dày có thể cảm thấy tồi tệ hơn khi ăn những thực phẩm này.

Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo dưới đây có thể giúp bạn kiểm soát và thuyên giảm tình trạng bệnh viêm hồi tràng hoặc  giảm mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát:

  • Bơ.
  • Dầu dừa và các loại dầu khác.
  • Kem.
  • Đồ chiên, rán.

4. Các loại quả nguyên hạt

Các loại quả nguyên hạt có thể gây ra các triệu chứng của bệnh viêm hồi tràng. Điều này có thể là do hàm lượng lưu huỳnh cao khiến chúng khó tiêu hóa.

Do đó, người bị viêm hồi tràng tốt nhất không nên tiêu thụ các loại hạt sau: 

  • Phỉ.
  • Hồ đào.
  • Hạt điều.
  • Quả hạch.
  • Quả hạnh.
  • Hạt mắc ca.
  • Đậu phộng.
  • Hạt hồ trăn.

Tuy nhiên, người bị viêm hồi tràng vẫn có thể ăn quả óc chó. Một số nghiên cứu cho rằng, quả óc chó có thể có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, đồng thời có thể giúp ngăn ngừa viêm hồi tràng và tổn thương màng nhầy trong dạ dày.

5. Các loại hạt

Các loại hạt chứa chất xơ không hòa tan (không tan trong nước). Điều này có thể làm tăng thời gian cần thiết để thức ăn di chuyển qua hệ thống tiêu hóa cũng như tần suất, khối lượng và mức độ nghiêm trọng của nhu động ruột.

Các loại hạt cần tránh khi bị viêm hồi tràng bao gồm:

  • Hạt mè.
  • Hạt lanh.
  • Cây kê.
  • Hạt thông.
  • Hạt hoa hướng dương.
  • Hạt bí ngô.
  • Hạt lanh.
  • Hạt chia.
  • Hạt hạnh nhân.
Các loại hạt chứa chất xơ không hòa tan nên không tốt cho hệ tiêu hóa của người bị viêm hồi tràng. 
Các loại hạt chứa chất xơ không hòa tan nên không tốt cho hệ tiêu hóa của người bị viêm hồi tràng.

6. Các loại đậu

Các loại đậu, bao gồm đậu, đậu lăng và đậu Hà Lan, có nhiều chất xơ và protein. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này nổi tiếng là gây đầy hơi và chướng bụng do lượng đường khó tiêu.

Vì vậy, khi đang bị viêm hồi tràng, bạn nên tránh tất cả các loại đậu, kể cả đậu xanh, hạt đậu nành.

7. Trái cây và rau quả giàu chất xơ

Nhiều loại trái cây và rau quả chứa một lượng lớn chất xơ, có thể làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh viêm hồi tràng.

Vì vậy, tốt nhất người bệnh viêm hồi tràng nên tránh tiêu thụ các loại trái cây và rau quả sau:

  • Trái cây và rau quả khô.
  • Trái cây và rau quả có vỏ hoặc da.
  • Các loại rau họ cải: bông cải xanh và súp lơ trắng. 
  • Các loại quả mọng, không thể loại bỏ được hạt.

Người bị viêm hồi tràng vẫn có thể ăn trái cây và rau quả. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Gọt vỏ: Vỏ hoa quả và rau củ có thể khó tiêu hóa do có chất xơ không hòa tan. Hãy chắc chắn gọt vỏ và gọt vỏ trái cây và rau quả trước khi ăn chúng.

– Nấu chín: Rau sống và một số loại trái cây sống có thể khó tiêu hóa. Sau khi gọt vỏ, nấu thức ăn cho đến khi thật mềm. 

– Đóng hộp: Trái cây và rau củ đóng hộp có thể dễ tiêu hóa hơn rau tươi hoặc chưa nấu chín. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng chúng được đóng gói trong nước hoặc trong nước trái cây của chính chúng để tránh lượng đường dư thừa và loại bỏ phần vỏ.

8. Cà chua và các sản phẩm từ cà chua

Theo aarp.org, cà chua và các sản phẩm từ cà chua là thực phẩm có tính axit nên sẽ khiến tình trạng viêm hồi tràng nghiêm trọng hơn.

Thậm chí, một số bệnh nhân bị loét thấy rằng, thực phẩm có tính axit gây ra cảm giác nóng rát.

Cà chua và các sản phẩm từ cà chua là thực phẩm có tính axit nên sẽ khiến tình trạng viêm hồi tràng nghiêm trọng hơn.
Cà chua và các sản phẩm từ cà chua là thực phẩm có tính axit nên sẽ khiến tình trạng viêm hồi tràng nghiêm trọng hơn.

9. Chanh và các loại trái cây họ cam quýt khác 

Giống như cà chua, các loại trái cây họ cam quýt như chanh, cam và bưởi có tính axit và có thể gây đau nếu bạn bị loét.

Tuy nhiên, trái cây họ cam quýt có nhiều vitamin C và flavonoid, đồng thời một số nghiên cứu cho thấy chúng làm giảm viêm và ức chế sự lây lan của H. pylori nên chúng có thể có lợi. Do đó, nếu không bị khó chịu và đau, bạn có thể giữ thực phẩm này trong chế độ ăn uống.

10. Chất béo không lành mạnh

Một  đánh giá  cho thấy, chế độ ăn nhiều chất béo chuyển hóa, chẳng hạn như dầu hydro hóa có trong thực phẩm chế biến sẵn, dầu đậu phộng, cải dầu, hướng dương và dầu cây rum, có nhiều khả năng gây viêm và gây nguy cơ viêm hồi tràng.Ngược lại, những người ăn nhiều  axit béo omega-3 có trong cá béo có nguy cơ mắc viêm hồi tràng thấp hơn. 

Một đánh giá khác báo cáo rằng, axit béo omega-3 làm giảm viêm hồi tràng, viêm ruột đồng thời kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Do đó, các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân viêm hồi tràng nên hạn chế chất béo không lành mạnh (chất béo không bão hòa có trong thịt đỏ) để nâng cao sức khỏe. 

11. Ớt cay và các thực phẩm cay khác

Các nhà khoa học cho rằng, ớt cay và các thực phẩm cay khác như tiêu, gừng, mù tạt… khi tiêu thụ có thể gây kích thích đường ruột, khiến hồi tràng co thắt mạnh hơn gây ra các cơn đau và khó chịu.

Chất capsaicin trong các gia vị cay nóng còn làm mất cân bằng vi sinh đường ruột gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy bụng… 

Ăn ớt cay và các thực phẩm cay khác có thể khiến hồi tràng co thắt mạnh hơn. 
Ăn ớt cay và các thực phẩm cay khác có thể khiến hồi tràng co thắt mạnh hơn.

12. Rượu bia, chất kích thích

Các thức uống có gas, chất caffeine hoặc cồn có thể khiến hồi tràng và ruột bị kích thích co thắt mạnh dẫn đến đau, đầy bụng và khó tiêu.

Bên cạnh đó, tiêu thụ các loại đồ uống như trà đặc, cà phê,  rượu, bia,… còn khiến tình trạng viêm hồi tràng nặng hơn gây khó khăn cho việc điều trị và tăng nguy cơ nguy cơ biến chứng.

III. Viêm hồi tràng nên ăn gì?

Khi bị viêm hồi tràng, người bệnh nên các thực phẩm cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà không làm các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là một số gợi ý thực phẩm nên ăn:

1. Trái cây ít chất xơ 

Trái cây ít xơ là thực phẩm lý tưởng trong chế độ ăn của bệnh nhân viêm hồi tràng. Nhóm thực phẩm này gồm:

  • Nước sốt táo.
  • Quả mơ: lý tưởng nhất là bỏ vỏ.
  • Chuối.
  • Dưa vàng.
  • Trái cây nấu chín hoặc đóng hộp.
  • Nước ép trái cây không có bã.
  • Dưa mật.
  • Đu đủ.
  • Quả đảo (bỏ vỏ).
  • Mận (bỏ vỏ).
  • Dưa hấu.

2. Các loại rau có ít chất xơ 

Các loại rau có ít chất xơ người bị viêm hồi tràng nên ăn gồm: 

  • Củ cải (nấu chín).
  • Rau đóng hộp (không có hạt hoặc vỏ).
  • Cà rốt (nấu chín).
  • Dưa chuột (gọt vỏ và không có hạt).
  • Khoai tây (không có vỏ).
  • Rau bina (xay nhuyễn).
  • Bí đao (như bí butternut và bí đao).
  • Đậu que (nấu chín kỹ).
  • Nước ép rau củ (đã lọc).
Thực phẩm và hoa quả giàu chất xơ là sự lựa chọn tốt cho sức khỏe người bệnh viêm hồi tràng.
Thực phẩm và hoa quả giàu chất xơ là sự lựa chọn tốt cho sức khỏe người bệnh viêm hồi tràng.

3. Protein nạc 

Thịt nạc protein (Lean Protein) được biết đến là một loại protein có ít chất béo. Theo USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) thì trong 28g protein nạc, chỉ có khoảng 2 – 3g chất béo. Do đó, đây cũng là thực phẩm phù hợp cho người đang bị viêm hồi tràng.

Protein nạc bao gồm các protein từ thực vật và thịt như:

  • Cá ngừ đóng hộp (đóng hộp trong nước).
  • Phô mai tươi (ít béo).
  • Trứng (không chiên).
  • Cá (không da).
  • Bột bơ đậu phộng.
  • Thịt lợn nạc.
  • Gia cầm (không có da).
  • Thịt trắng.
  • Đậu hũ.
  • Sữa chua.

4. Các loại ngũ cốc tinh chế

Ngũ cốc tinh chế dễ tiêu hóa, cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho tiêu hóa nên người bị viêm hồi tràng có thể thêm vào chế độ ăn hàng ngày.

Các loại ngũ cốc tinh chế nên ăn gồm:

  • Bánh ngô.
  • Kem lúa mì.
  • Bột yến mạch.
  • Bánh mì.
  • Mì ống.
  • Bánh mì nướng.
  • Cháo bột yến mạch
  • Mì ống và mì. 
  • Ngũ cốc gạo phồng.
  • Bánh quy giòn. 
  • Bánh mì trắng.
  • Gạo trắng.
Ngũ cốc tinh chế dễ tiêu hóa, cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho tiêu hóa nên người bị viêm hồi tràng có thể thêm vào chế độ ăn hàng ngày.
Ngũ cốc tinh chế dễ tiêu hóa, cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho tiêu hóa nên người bị viêm hồi tràng có thể thêm vào chế độ ăn hàng ngày.

5. Sữa chua và các sản phẩm  có chứa men vi sinh

Probiotic, các sinh vật sống có trong sữa chua và các thực phẩm lên men khác, rất tốt cho đường ruột. Lợi khuẩn trong các sản phẩm này có thể hỗ trợ tiêu hóa. Một số nghiên cứu gợi ý rằng sử dụng men vi sinh thường xuyên có thể giúp giảm các triệu chứng và đợt bùng phát viêm hồi tràng. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, men vi sinh có thể giúp chống lại vi khuẩn H. pylori gây các bệnh lý dạ dày. Ngoài sữa chua, hãy thử kefir, dưa cải bắp, kombucha, miso hoặc tempeh.

6. Thực phẩm giàu omega-3

Tổ chức Nghiên cứu Bệnh viêm ruột Quốc tế (IOIBD) khuyến nghị nên bổ sung nhiều axit béo omega-3 hơn cho những người mắc bệnh dạ dày nói chung và viêm hồi tràng nói riêng. 

Một số loại thực phẩm giàu omega-3 có thể bao gồm:

  • Cá thu: 4107 mg/khẩu phần ăn.
  • Cá hồi: 4023 mg/khẩu phần ăn. 
  • Dầu gan cá tuyết: 2664 mg/khẩu phần ăn. 
  • Cá trích: 3181 mg/khẩu phần ăn. 
  • Hàu: 565 mg/khẩu phần ăn. 
  • Cá mòi: 2205 mg/khẩu phần ăn. 
  • Cá cơm: 951 mg/ khẩu phần ăn.
  • Trứng cá muối: 1086 mg/ khẩu phần ăn.
Thực phẩm giàu omega-3
Thực phẩm giàu omega-3

IV. Lời khuyên khác trong thói quen ăn uống hàng ngày 

Ngoài việc tìm hiểu viêm hồi tràng kiêng ăn gì và lựa chọn thực phẩm phù hợp, người mắc bệnh viêm hồi tràng còn cần chú ý tới một số thói quen ăn uống khác dưới đây:

  • Nên ăn 4 đến 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì chỉ ăn 2-3 bữa lớn.
  • Nhai thức ăn cho đến khi được nghiền mịn, tránh ăn nhanh nuốt vội.
  • Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày bằng nhật ký ăn uống. 
  • Sử dụng các ứng dụng để tính toán lượng calo và chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày.
  • Thay vì chiên và rán, hãy chế biến thức ăn dưới dạng nướng, hấp và luộc.
  • Không nên vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi.
  • Tránh nằm, vận động hoặc ngủ ngay sau khi vừa ăn no.
  • Đảm bảo uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày để tránh cơ thể bị thiếu nước.

Như vậy, thắc mắc viêm hồi tràng kiêng ăn gì đã được Thuốc dạ dày chữ Y giải đáp ở trên. Khi bị viêm hồi tràng, việc quản lý chế độ ăn uống có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm các triệu chứng như đau bụng và tiêu chảy. Trong khi chế độ ăn uống đầy đủ protein nạc, ngũ cốc tinh chế và rau củ giàu tinh bột có thể giúp giảm bớt các triệu chứng, thì các thực phẩm như đường, đồ nướng và thịt mỡ có thể khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn. Bạn cũng nên tuân theo một số thói quen ăn uống tốt như ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và nhai kỹ thức ăn.

Nếu cần được tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với dược sĩ của Yumangel qua hotline 1800 1125 (miễn phí cước)  hoặc bình luận ở ngay bên dưới để được dược sĩ giải đáp trực tiếp nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.verywellhealth.com/colitis-diet-5185766#:~:text=Foods%20to%20Avoid%20If%20You,and%20affect%20normal%20bowel%20function.

https://www.gastroconsa.com/ileitis-what-you-should-know/

https://www.healthline.com/health/ulcerative-colitis-foods-avoid#gluten

https://www.mkuh.nhs.uk/patient-information-leaflet/dietary-advice-for-ulcerative-colitis-2

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.