Hiện tượng xoắn ruột nếu không được điều trị sớm có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Vậy làm thế nào để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Hãy theo dõi bài viết sau của yumangel để biết được các dấu hiệu nhận biết xoắn ruột sớm bạn nhé!
Mục lục
I – Chứng xoắn ruột là gì?
Xoắn ruột tiếng anh là gì? Xoắn ruột in English là Volvulus. Được biết, xoắn ruột là 1 dạng của tắc ruột. Bệnh lý này gặp phổ biến ở cả người lớn và trẻ em.
Hiện tượng xoắn ruột gây tắc nghẽn trong đường ruột, cản trở quá trình vận chuyển và tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, xoắn ruột còn làm giảm lưu lượng máu lưu thông xuống ruột, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến viêm phúc mạc, hoại tử…
Có 4 loại xoắn ruột thường gặp đó là:
- Xoắn ruột non
- Xoắn ruột già, phổ biến là xoắn đại tràng sigma
- Xoắn manh tràng
- Xoắn ruột sơ sinh
Trong đó, xoắn ruột non thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngược lại, xoắn ruột già, xoắn đại tràng sigma lại hay gặp ở người lớn.
II – Nguyên nhân xoắn ruột đau bụng
Xoắn ruột xảy ra khi nào, nguyên nhân là gì? Bệnh xoắn ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có nguyên nhân là sự xoay không bình thường của ruột non.
Quá trình xoay bất thường này được xác định là do quá trình hình thành ruột non gặp vấn đề, tức là chúng được đặt ở vị trí không giống bình thường, khiến cho ruột non tắc nghẽn hoặc bị xoắn.
Nguyên nhân xoắn ruột ở người lớn có thể do:
- Mắc chứng đại tràng phì đại
- Đại tràng không được cố định vào thành bụng
- Dính ổ bụng sau khi phẫu thuật hoặc sau điều trị chấn thương
- Táo bón mạn tính
- Phụ nữ mang thai
- Đại tràng mắc các bệnh lý liên quan
III – Biểu hiện của bệnh xoắn ruột
Xoắn ruột triệu chứng như thế nào? Dấu hiệu bị xoắn ruột thường xuất hiện một cách bất ngờ nhưng lại khá nghiêm trọng. Do đó, ngay khi có các triệu chứng sau đây, bệnh nhân cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời:
- Đau bụng dữ dội và rất dễ bị kích thích
- Nôn mửa ra mật xanh
- Chướng bụng
- Đi cầu ra máu Bị sốc
Trường hợp xoắn ruột bẩm sinh, xoắn ruột trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có các biểu hiện khác như:
- Trẻ khóc thét
- Trẻ có thể hôn mê
- Thở gấp, nhịp tim nhanh hơn bình thường
- Chân tay lờ đờ
Tham khảo:
IV – Bị xoắn ruột có nguy hiểm không?
Xoắn ruột là một hiện tượng cần cấp cứu sớm, nếu không có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vì, xoắn ruột có thể làm nghẽn lưu thông máu đến ruột, dẫn đến hoại tử, nghiêm trọng hơn là viêm phúc mạc. Thật tệ vì 2 biến chứng này sẽ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
Do vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu nào của xoắn ruột, bạn cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
V – Cách chẩn đoán bệnh
Xoắn ruột được chẩn đoán sớm sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị thành công. Các biện pháp có thể được áp dụng để chẩn đoán xoắn ruột gồm:
- Xác định xoắn ruột trên siêu âm
- Quan sát hình ảnh bất thường của xoắn ruột trên CT
- Chụp X quang xoắn ruột
- Nội soi đại tràng bằng ống soi mềm
- Xét nghiệm máu, xét nghiệm tìm máu trong phân
Bị xoắn ruột phải làm sao? Đa phần bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ xoắn ruột. Trong quá trình mổ, bác sĩ sẽ tiến hành tháo xoắn, sau đó mạch máu sẽ được tái lập để cấp máu cho đoạn ruột bị xoắn.
Nếu đoạn ruột bị xoắn mất máu quá lâu, không thể hồi phục được, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ đoạn ruột bị xoắn, rồi nối 2 đầu của 2 đoạn ruột lại với nhau.
VI – Cách điều trị bệnh xoắn ruột
Xoắn ruột (hay còn được gọi là tắc ruột xoắn) là một tình trạng y tế khẩn cấp yêu cầu sự can thiệp nhanh chóng của bác sĩ. Điều trị bệnh xoắn ruột thường bao gồm các biện pháp sau:
Thủ thuật phẫu thuật: Trong trường hợp xoắn ruột nghiêm trọng, phẫu thuật là phương pháp chính để giải quyết tắc ruột xoắn. Quyết định về phẫu thuật và kỹ thuật cụ thể sẽ dựa vào tình trạng và vị trí của xoắn ruột. Một số phương pháp phẫu thuật thông thường bao gồm phẫu thuật mở bụng, phẫu thuật thông qua tiếp cận nội soi ruột non (laparoscopy), hoặc thực hiện phẫu thuật để loại bỏ phần ruột bị xoắn nếu cần thiết.
Điều trị hỗ trợ: Trước hoặc sau phẫu thuật, bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp hỗ trợ để giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục. Điều này có thể bao gồm:
- Hỗ trợ nước và dinh dưỡng: Bạn có thể được tiêm nước hoặc dung dịch IV để duy trì sự cân bằng nước và dinh dưỡng.
- Giảm đau: Bác sĩ có thể sử dụng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng đau và không thoải mái.
- Quản lý tắc ruột: Nếu tắc ruột xoắn không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể thử các biện pháp như chọc chỉnh, nạo phẫu thuật (nếu khả thi) hoặc thủ thuật đặt ống thông qua mũi hoặc miệng để giúp xả ruột.
Theo dõi và hồi phục: Sau khi phẫu thuật hoặc xử lý tắc ruột, bạn sẽ được theo dõi và hỗ trợ trong quá trình hồi phục. Bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng, theo dõi chức năng ruột và đảm bảo rằng quá trình hồi phục diễn ra một cách bình thường.
Quan trọng nhất, việc điều trị xoắn ruột là một quá trình y tế khẩn cấp và chỉ bác sĩ chuyên khoa có thể đưa ra quyết định và thực hiện điều trị phù hợp dựa trên tình trạng của bạn. Nếu bạn nghi ngờ mình bị xoắn ruột, hãy tìm kiếm ngay lập tức sự giúp đỡ của đội ngũ y tế.
Có thể thấy, xoắn ruột là cấp cứu nghiêm trọng, cần được phát hiện sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm. Do đó, chúng ta cần luôn theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể để có giải pháp kịp thời nếu bị xoắn ruột.
Nếu bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý xoắn ruột là gì hoặc cần tư vấn về các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, đừng quên gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 để gặp dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel nhé.
Có thể bạn chưa biết:
Chưa có bình luận!