Skip to main content

(Sa ruột) Thoát vị bẹn là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Thống kê cho thấy, có khoảng hơn 5% bị mắc bệnh thoát vị thành bụng nói chung, trong số này có đến 75% là bị thoát vị bẹn hay sa ruột. Bệnh Sa ruột phổ biến hơn ở nam giới, thường chỉ gây khó chịu, ít gây biến chứng nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Hãy cùng yumangel tìm hiểu về chứng bệnh 

I – Bệnh sa ruột – thoát vị bẹn là gì? 

Sa ruột hay là tình trạng là các tạng ở trong ổ bụng như ruột mạc nối bị chui xuống bìu qua ống bẹn hoặc chui ra khỏi thành bụng vùng bẹn nơi có ống dẫn tinh chạy qua.

Thoát vị bẹn tiếng Anh là Hernia, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới, nhưng nam giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Thoát vị bẹn là gì? Thoát vị bẹn là tình trạng một phần của ruột chui xuống bìu qua ống bẹn. 
Thoát vị bẹn là tình trạng một phần của ruột chui xuống bìu qua ống bẹn. 

Một số đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh sa ruột hơn gồm: người già do các cơ thành bụng yếu; những người thường xuyên làm công việc nặng nhọc; người bị táo bón kéo dài; người bị bệnh tràn dịch tinh mạc, u nang thừng tinh…

II – Thoát vị bẹn nguyên nhân do đâu?

Tùy thuộc từng đối tượng là trẻ em, nam giới, nữ giới hay người cao tuổi mà bệnh thoát vị bẹn sẽ có nguyên nhân gây bệnh khác. Cụ thể: 

1. Nguyên nhân gây thoát vị bẹn ở trẻ em

Thoát vị bẹn ở trẻ em là bệnh lý bẩm sinh, nguyên nhân là do xuất hiện 1 ống thông nhỏ từ phần ổ bụng xuống dưới vùng bẹn khiến dịch ổ bụng hoặc ruột chạy xuống, tạo thành khối phồng to ở bẹn.

Bình thường vào những tháng cuối của thai kỳ hoặc một vài tháng đầu sau  khi sinh, bộ phận ống phúc tinh mạc của trẻ sẽ tự đóng lại. Khả năng tự đóng của ống phúc tinh mạc càng thấp khi trẻ càng lớn. Khi ống phúc tinh mạc không thể đóng sẽ gây ra sa ruột ở trẻ nhỏ

Bên cạnh đó, sa ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ em còn có thể do trẻ bị ho kéo dài hoặc bị táo bón nên thường xuyên rặn. Trẻ em bị sa ruột có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên, trong đó tỷ lệ thoát vị bẹn bên phải nhiều hơn so với bên trái.

2. Nguyên nhân gây bệnh sa ruột ở nam giới

Nguyên nhân gây sa ruột ở nam giới là do vùng bẹn có một khe nhỏ để hột tinh hoàn tụt xuống túi bìu. Bình thường đường này chỉ còn có các mạch máu đi qua để nuôi dưỡng tinh hoàn.

Tuy nhiên, nếu lỗ bao quanh động mạch quá yếu hoặc không kín thì 1 đoạn ruột có thể lọt vào và thoát ra ngoài ổ bụng xuống bìu gây thoát vị bẹn. 

Nguyên nhân gây bệnh sa ruột ở nam giới là do vùng bẹn có một khe nhỏ để hột tinh hoàn tụt xuống túi bìu
Nguyên nhân gây bệnh sa ruột ở nam giới là do vùng bẹn có một khe nhỏ để hột tinh hoàn tụt xuống túi bìu

Thoát vị bẹn ở nam giới thường xảy ra ở một bên (thoát vị bẹn trái hoặc thoát vị bẹn phải), hiếm khi bị cả hai bên. Vì khi làm việc nặng nếu bên nào bị kéo căng rồi không co lại được thì bên đó sẽ bị thoát vị.

3. Nguyên nhân gây thoát vị bẹn ở nữ giới

Bệnh thoát vị bẹn hiếm khi xảy ra ở nữ giới nên khi bị bệnh càng phải theo dõi sát sao, đồng thời tuân thủ theo chỉ định của bác để tránh biến chứng xấu xảy ra.

4. Nguyên nhân gây thoát vị bẹn ở người cao tuổi

Thoát vị bẹn ở người già xảy ra phổ biến, nguyên nhân chính gây bệnh sa ruột ở người lớn là do thành bụng bị suy. Mặt khác, sự gia tăng áp lực xảy ra ở vị trí thoát vị cũng là một nguyên nhân dẫn tới bệnh sa ruột ở người già

Một số yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ gây sa ruột ở người già gồm: táo bón kéo dài, đại tràng, tiểu khó do hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt, viêm phế quản mãn tính, ho, khối u lớn trong bụng, cổ chướng…

III – Thoát vị bẹn triệu chứng như thế nào?

Các biểu hiện của thoát vị bẹn ở nam giới, nữ giới, trẻ em và người già cụ thể như sau:

1. Trẻ em

Bệnh sa ruột ở trẻ em thường có các biểu hiện sau đây:

  • Xuất hiện 1 khối u phồng ở vùng bẹn, ở bé trai khối u phồng còn lan đến vùng bìu, trong khi đó ở bé gái là vùng mu – môi lớn. Kích thước khối u có thể tăng lên khi trẻ chạy nhảy, vận động, ho, rặn hoặc quấy khóc.
  • Khi dùng tay nắn vào vùng có u phòng có thể sờ được túi thoát vị. Khi nắn không bị đau, khối thoát vị mềm, có thể nhìn thấy di chuyển.
  • Nếu khối thoát vị bị nghẹt không thể trở lại ổ bụng sẽ gây sưng đau, các cơn đau bụng dữ dội hoặc đau quặn xuất hiện kèm theo nôn, buồn nôn, táo bón, chướng bụng, sốt, buồn nôn, ăn kém khiến trẻ quấy khóc.

2. Nam giới

Thoát bị bẹn ở nam giới thường gồm các biểu hiện dưới đây: 

  • Phình ở 1 hoặc cả hai bên háng, mức độ phình có thể tăng lên khi đứng lên, ho hoặc biến mất khi nằm xuống. 
  • Cảm giác đau hoặc khó chịu, đặc biệt là khi tập thể dục, mang vác nặng. 
  • Có cảm giác bị đè nặng ở bẹn.
  • Thoát vị bẹn ở đàn ông có thể thấy bìu bị sưng đỏ.

3. Nữ giới

Triệu chứng bệnh thoát vị bẹn ở nữ giới tương tự như nam giới. Có thể xuất hiện khối u phồng ở bẹn trái, bẹn phải hoặc cả hai bên, kèm theo đó là cảm giác đau tức. Kích thước khối u to dần khi rặn và xẹp xuống khi bệnh nhân nằm nghỉ ngơi.

Khi bị sa ruột, bệnh nhân thường có khối u ở vùng bẹn kèm theo cảm giác khó chịu, đau tức. 
Khi bị sa ruột, bệnh nhân thường có khối u ở vùng bẹn kèm theo cảm giác khó chịu, đau tức. 

4. Người già

Người già khi bị thoát vị bẹn thường các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Có cảm giác căng tức, co kéo ở vùng bẹn.
  • Xuất hiện một khối u phồng nhô ra ở vùng bẹn, kích thước khối u tăng lên khi nâng vật nặng, ho hoặc rặn.
  • Cảm giác co kéo, đau lan xuống vùng bìu.
  • Khi khối u thoát vị lớn, người bệnh bị đau nhói.

IV – Thoát vị bẹn bao gồm mấy loại? 

Bệnh thoát vị bẹn được phân thành 2 loại chính là trực tiếp và gián tiếp. Đặc điểm của từng loại cụ thể như sau: 

1. Thoát vị bẹn trực tiếp là gì

Thoát vị bẹn trực tiếp là dạng thoát vị bẩm sinh, có đặc điểm là tạng chui qua ống phúc tinh mạc.

Bệnh thoát vị bẹn gồm có 2 loại là thoát vị bẹn trực tiếp và thoát vị bẹn gián tiếp.
Bệnh thoát vị bẹn gồm có 2 loại là trực tiếp và gián tiếp.

2. Thoát vị bẹn gián tiếp

Thoát vị bẹn gián tiếp là tình trạng tạng và mỡ thừa đi qua các điểm yếu ở thành bẹn. Loại thoát vị này phổ biến ở những người lao động nặng, táo bón kéo dài, tiểu khó…

V – Thoát vị bẹn có nguy hiểm không?

Bị sa ruột có nguy hiểm không? Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sa ruột có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: thoát vị bẹn nghẹt, thoát vị kẹt và chấn thương thoát vị.

Trong đó, thoát vị bẹn nghẹt là biến chứng nguy hiểm và hay gặp nhất, gây hoại tử ruột, mạc treo ruột do thiếu máu nuôi dưỡng.

Do đó, bệnh nhân nghi ngờ phát hiện có triệu chứng bị sa ruột cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm.

Thoát vị bẹn nghẹt là biến chứng nguy hiểm và hay gặp nhất, có thể gây hoại tử ruột, mạc treo ruột do thiếu máu nuôi dưỡng.
Thoát vị bẹn nghẹt là biến chứng nguy hiểm và hay gặp nhất, có thể gây hoại tử ruột, mạc treo ruột do thiếu máu nuôi dưỡng.

VI – Bệnh thoát vị bẹn có tự khỏi được không? 

Bênh thoát vị bẹn không thể tự khỏi nếu không được can thiệp và điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Sau khi thoát vị đã hình thành, bệnh nhân có thể cảm nhận khối thoát vị lớn dần theo thời gian, tốc độ nhanh hay chậm còn tùy thuộc ở từng người.

Càng để  lâu thì bệnh thoát vị vẹn càng gây đau tức và khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là khi gắng sức. Vì vậy, can thiệp và điều trị sớm là cần thiết. 

Thoát bị bẹn không thể tự khỏi nếu bệnh nhân không tiến hành phẫu thuật. 
Thoát bị bẹn không thể tự khỏi nếu bệnh nhân không tiến hành phẫu thuật. 

 

VII – Cách xử lý bệnh thoát vị bẹn

Bị sa ruột có cần phẫu thuật? Phẫu thuật và phương pháp điều trị bệnh thoát vị bẹn hiệu quả nhất hiện nay. Tùy theo mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong 2 phương pháp phẫu thuật là mổ nội soi và mổ mở.

  • Mổ mở: Bác sĩ sử dụng dao phẫu thuật rạch 1 đường lớn ở vùng bẹn để đưa các cơ quan trở về đúng vị trí trong ổ bụng, đồng thời sử dụng cân cơ hoặc lưới nhân tạo để gia cố thành bụng vùng bẹn.
  • Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ chỉ rạch một số đường nhỏ ở trên vùng bụng để cho ống soi có camera ở đầu cùng với các dụng cụ chuyên dụng để gia cố vùng bẹn. Gợi ý: Toàn tập về nội soi ruột non là gì

VIII – Cách phòng tránh bị sa ruột

Bị sa ruột gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc và cuộc sống hàng ngày, đặc biệt nếu để lâu ngày còn gây biến chứng nguy hiểm. Thay vì tìm cách chữa trị bệnh, bạn nên chủ động phòng tránh bệnh sa ruột bằng một số cách sau:

  • Không hút thuốc lá, thuốc nào là để tránh nguy cơ bị ho mãn tính.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày nên tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, thức ăn dễ tiêu hóa để tránh bị táo bón.
  • Hạn chế làm các công việc quá nặng nhọc hoặc đứng liên tục trong thời gian dài.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm tầm soát và phát hiện sớm các bệnh lý có nguy cơ gây bệnh.

Khi bị thoát vị bẹn, bệnh nhân không nên chủ quan và tự ý điều trị tại nhà chờ bệnh tự khỏi. Vì nếu để quá lâu bệnh có thể gây biến chứng nặng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như quá trình điều trị và bệnh. Hãy đến ngay bệnh viện khi cơ thể có dấu hiệu bị sa ruột để được bác sĩ chữa trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng xảy ra.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả:

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.