Tâm vị dạ dày là bộ phận quan trọng của dạ dày có chức năng đưa thức ăn vào dạ dày đồng thời ngăn thức ăn cũng như các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Thế nhưng vẫn còn rất ít thông tin về tâm vị dạ dày khiến người bệnh gặp khó khăn khi tìm hiểu.
Mục lục
I – Tâm vị dạ dày là gì? Nằm ở đâu?
Tâm vị là 1 trong những bộ phận của dạ dày cùng với hang vị, phình vị, thân vị và môn vị. Vị trí của tâm vị trong dạ dày là nằm ở phần trên cùng của dạ dày, chứa cơ thắt tâm vị – còn gọi là cơ thắt thực quản dưới hay cơ vòng thực quản dưới.
Hình ảnh tâm vị trong dạ dày.
II – Chức năng của tâm vị dạ dày
Chức năng của tâm vị là mở ra để thức ăn đi vào dạ dày, sau đó nhanh chóng đóng lại để ngăn thức ăn và các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
Chức năng của tâm vị là mở ra để thức ăn đi vào dạ dày đồng thời ngăn thức ăn, các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
III – Những bệnh thường gặp ở tâm vị dạ dày
Các bệnh lý thường gặp ở tâm vị dạ dày như hở van tâm vị dạ dày, viêm tâm vị dạ dày, ung thư tâm vị dạ dày…
1. Hở van tâm vị dạ dày
Hở tâm vị dạ dày là tình trạng van tâm vị luôn ở trong trạng thái mở khiến cho dịch vị và thức ăn dễ trào ngược lên thực quản và cuống họng.
Một số nguyên nhân gây hở van tâm vị dạ dày như: mắc các bệnh lý về dạ dày như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày – tá tràng; lối sống không khoa học (thức khuya ngủ muộn, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá); ăn uống thiếu lành mạnh (ăn không đúng bữa, ăn quá no, để bụng quá đói);
Hình ảnh van tâm vị dạ dày bị hở.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh hở van tâm vị dạ dày gồm: miệng hôi, đau quặn vùng thượng vị theo từng cơn; ợ chua, ợ nóng, ợ hơi cả khi no lẫn khi đói; miệng luôn có cảm giác đắng chát; đau rát khu vực cuống họng; chướng bụng kéo dài..
Dựa trên từng nguyên nhân cụ thể cũng như mức độ và tính trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hở tâm vị dạ dày phù hợp, có thể là điều trị bằng thuốc tâm vị dạ dày hoặc phẫu thuật.
2. Co thắt tâm vị dạ dày
Co thắt tâm vị dạ dày là tình trạng rối loạn chức năng co bóp của bộ phận tâm vị dạ dày. Việc co bóp bất thường khiến tâm vị dạ dày không đóng lại và giãn ra hoàn toàn khiến thức ăn khó đi vào dạ dày, từ đó vi khuẩn từ bên ngoài dễ xâm nhập vào bên trong.
Triệu chứng nhận biết co thắt dạ dày tâm vị gồm: ăn uống khó, cảm giác nghẹn ở cổ, nuốt khó, đau nặng vùng sau xương ức, đau nhói ở ngực, thường xuyên ợ chua, ợ nóng, chán ăn, sút cân…
Nguyên nhân gây bệnh co thắt dạ dày tâm vị là do hạch thần kinh thực quản bị mất không rõ nguyên nhân. Điều này khiến hoạt động cơ vòng thực quản không có dây thần kinh điều khiển nên khả năng co bóp của tâm vị bị rối loạn.
Bên cạnh đó còn có thể do xuất hiện khối u thực quản chèn ép lên vùng tâm vị khiến hoạt động vùng này bị rối loạn bất thường.
Co thắt tâm vị dạ dày.
Khi tâm vị dạ dày bị co thắt khiến thức ăn ứ đọng lâu ngày ở thực quản, gây teo hẹp thực quản, loét thực quản. Thức ăn trào ngược gây viêm, áp xe phổi, viêm phổi. Nếu bệnh kéo dài không điều trị kịp có thể gây ung thư hóa rất nguy hiểm.
3. Viêm tâm vị dạ dày
Viêm tâm vị dạ dày là tình trạng niêm mạc ở tâm vị bị viêm. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường do trào ngược dạ dày – thực quản gây ra.
Viêm tâm vị dạ dày.
Viêm tâm vị dạ dày khiến người bệnh đau vùng bụng, buồn nôn, nôn, ăn uống khó khăn, khó nuốt. Nếu không điều trị và để kéo dài, tình trạng viêm kèm theo loét tâm vị có thể gây hẹp tâm vị dẫn đến khó nuốt, người bệnh sợ ăn và sụt cân.
4. Ung thư tâm vị dạ dày
Ung thư tâm vị dạ dày là tình trạng các tế bào ở phần tâm vị dạ dày phát triển bất thường, mất kiểm soát dẫn đến hình thành các khối u.
Khi tiến triển nặng, khối u ác tính có thể lan rộng ra xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan xa khác bên trong cơ thê, gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.
Ung thư tâm vị dạ dày.
Các dấu hiệu cảnh báo ung thư tâm vị dạ dày cần lưu ý gồm: đau bụng từng cơn, cơn đau không thuyên giảm dù đã dùng thuốc; sưng bụng, đầy bụng bất thường sau khi ăn; buồn nôn, ợ nóng, sụt cân nhanh chóng, đi ngoài phân lẫn máu hoặc có màu đen; nôn ra máu; khó nuốt, chán ăn…
IV – Cách phòng tránh bệnh ở tâm vị dạ dày
Để giúp tâm vị dạ dày khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh lý ở trên, bạn cần tham khảo và áp dụng một số cách dưới đây:
– Ăn chậm và nhai kỹ: Không ăn miếng quá to, ăn quá nhanh và nhai không kỹ.
– Mỗi ngày nên ăn đủ 25-35g chất xơ để hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp dạ dày luôn khỏe mạnh.
– Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để thức ăn di chuyển trong dạ dày dễ dàng hơn.
– Hạn chế tối đa sử dụng bia, rượu, đồ uống có cồn, nước có gas, caffeine… vì có thể gây rối loạn dạ dày.
– Giảm thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ.
– Tập thể dục đều đặn và thường xuyên hàng ngày.
– Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái để hạn chế căng thẳng, stress bằng cách thiền định, yoga… vì căng thẳng có thể gây đau nhói dạ dày.
– Không hút thuốc lá, thuốc lào.
Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên trên đã giúp bạn biết tâm vị dạ dày nằm ở đâu, có chức năng gì, các bệnh lý thường gặp đồng thời biết cách bảo vệ tâm vị dạ dày luôn khỏe mạnh.
Chưa có bình luận!