Skip to main content

Phình vị dạ dày là gì? Chức năng là gì? Các bệnh thường gặp

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Phình vị dạ dày là một bộ phận của dạ dày, có nhiệm vụ chứa không khí được tạo ra trong quá trình tiêu hóa. Vậy phình vị dạ dày nằm ở đâu, các bệnh lý thường gặp là gì? Cùng Yumangel.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

I – Phình vị dạ dày là gì? Nằm ở đâu? 

Phình vị dạ dày hay còn gọi là đáy vị dạ dày. Phình vị là 1 bộ phận của dạ dày,  là phần cao nhất của dạ dày, nằm bên cạnh tâm vị, ngay bên dưới cơ hoành. 

Phình vị dạ dày là gìVị trí bộ phận phình vị của dạ dày. 

II – Chức năng của phình vị dạ dày 

Phình vị của dạ dày không chứa thức ăn mà chỉ chứa không khí được tạo ra trong quá trình tiêu hóa. 

Viêm phình vị dạ dàyPhình vị dạ dày có nhiệm vụ chứa khí, không chứa thức ăn. 

III – Các bệnh thường gặp của phình vị dạ dày

Bộ phận phình vị của dạ dày có thể gặp một số bệnh lý như: polyp phình vị, viêm phình vị, loét phình vị, u phình vị, xung huyết phình vị: 

1. Polyp phình vị dạ dày

Polyp phình vị dạ dày được hình thành từ các tế bào tuyến trên các lớp lót bên trong dạ dày. Hầu hết các polyp tuyến phình vị không có khả năng trở thành ung thư dạ dày, ngoại trừ xảy ra ở những người bị FAP- đa polyp gia đình, là một bệnh di truyền hiếm gặp.

Một số triệu chứng thường gặp của polyp phình vị dạ dày gồm: đau bụng, đau khi ấn, nôn, buồn nôn, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa…

2. Viêm phình vị dạ dày 

Viêm niêm mạc phình vị dạ dày là tình trạng bộ phận phình vị của dạ dày bị viêm và tổn thương. Bệnh có những triệu chứng phổ biến như đau âm ỉ, có cảm giác cồn cào vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua…

Việc điều trị viêm phình vị dạ dày tương đối đơn giản, người bệnh có thể khỏi hoàn toàn bằng cách uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên nếu bệnh kéo dài và tái phát nhiều lần có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như loét, xuất huyết, thậm chí là thủng và ung thư hóa. 

(>> Xem thêm: Thân vị dạ dày là gì? Nằm ở đâu? Bệnh hay gặp ở thân vị dạ dày )

3. Loét phình vị dạ dày 

Loét phình vị dạ dày là biến chứng của bệnh viêm phình dạ dày kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần không được điều trị dứt điểm.

Khi bị bệnh, niêm mạc ở phình vị dạ dày bị tổn thương hoặc loét do lượng axit trong dạ dày bị mất cân bằng và tăng cao hơn so với lượng chất nhầy có trong dạ dày.

Một số triệu chứng của loét phình vị dạ dày gồm: Buồn nôn, ợ hơi, ợ nóng, chướng bụng đầy hơi, ăn không tiêu, đau thượng vị, đi phân lỏng đặc bất thường, mất ngủ…

4. U phình vị dạ dày

U dưới niêm mạc phình vị dạ dày là các c khối u xuất phát từ lớp cơ-niêm, lớp dưới niêm hay lớp cơ của phình vị dạ dày. 

Khoảng 85% các khối u phình dạ dày là lành tính nhưng người bệnh không nên chủ quan, cần thăm khám để được điều trị sớm và đúng cách.

5. Xung huyết phình vị dạ dày

Xung huyết phình vị vị dạ dày là tình trạng niêm mạc của phình vị dạ dày bị tổn thương, viêm loét nặng khiến mạch máu bị giãn nở, tình trạng ứ máu xảy ra hay còn gọi là xung huyết. 

polyp phình vị dạ dàyViêm xung huyết phình vị dạ dày khiến người bệnh vô cùng đau đớn.

Vết xung huyết phình vị dạ dày nếu không được điều trị sẽ ngày càng phát triển về kích thước gây nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, hẹp môn vị, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

IV – Cách phòng tránh bệnh ở phình vị dạ dày 

Bạn có thể chủ động phòng ngừa các bệnh lý ở phình vị dạ dày bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày. Cụ thể:

– Dùng thuốc chống viêm, kháng sinh, giảm đau và các loại thuốc khác đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý uống kéo dài.

– Thói quen ăn uống khoa học: Ăn chậm nhai kỹ, ăn đúng bữa, đúng giờ; không ăn quá nhanh, không nên vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại; tránh vận động ngay sau khi ăn no; hạn chế tối ăn đêm…

U dưới niêm mạc phình vị dạ dàyChế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt lành mạnh là chìa khóa bảo vệ sức khỏe hiệu quả. 

– Thức ăn nên ăn – nên kiêng/hạn chế: Nên ăn các thức ăn dễ tiêu, giàu chất xơ, uống đủ nước; hạn chế đồ ăn dầu mỡ, gia vị chua cay, những loại nước gây kích thích như rượu, bia, cà phê, chè, nước có gas…

– Vận động: Tập thể dục, vận động đều đặn hàng ngày giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch.

– Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày, ngủ trước 23h; tránh thức quá khuya, ngủ không đủ giấc; cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan…

Có thể thấy, bộ phận phình vị của dạ dày có thể gặp phải khá nhiều bệnh lý nguy hiểm nếu không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách. Do đó, khi các triệu chứng như đau thượng vị, nôn, buồn nôn, chán ăn, đầy hơi chướng bụng… lặp đi lặp lại và kéo dài thì bạn cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả:

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.