Skip to main content

Đau dạ dày cấp tính: Tất tần tật những điều cần biết!

Đau dạ dày cấp tính không những gây đau đớn và khó chịu mà còn có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính và nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách. Cùng Yumangel nhận biết sớm triệu chứng để điều trị bệnh kịp thời giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng trong bài viết dưới này nhé.

I. Đau dạ dày cấp là gì?

Đau dạ dày cấp là tình trạng niêm mạc dạ dày xuất hiện các ổ viêm loét bất thường. Theo thời gian, các ổ hoặc vết loét sẽ lan rộng và ăn sâu hơn tại niêm mạc khiến người bệnh có cảm giác rất khó chịu ở vùng bụng.

Đau dạ dày cấp tính nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân.

Đau dạ dày cấp là tình trạng niêm mạc dạ dày xuất hiện các ổ viêm loét bất thường.

II. Nguyên nhân gây đau dạ dày cấp

Đau dạ dày cấp là bệnh lý thường gặp và phổ biến. Tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh giúp việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Nguyên nhân chính gây đau dạ dày cấp là do vi khuẩn HP – Helicobacter pylori, ngoài ra còn do nhiều nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi khác. Cụ thể:

1. Do vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP tên đầy đủ là Helicobacter Pylori, được xem là một trong những nguyên nhân chính gây đau dạ dày cấp. Với những trường hợp thuận lợi, vi khuẩn Hp nhân lên nhanh chóng, tấn công gây viêm loét dạ dày. Sau khi bị Hp tấn công, người bệnh sẽ bắt đầu có triệu chứng đau từ nhẹ đến nặng.

Bên cạnh đó, một số loại ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm cũng có thể là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.

2. Do chế độ ăn uống không khoa học

Một trong các nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày cấp là do chế độ ăn uống không khoa học. Cụ thể là thói quen ăn uống không đúng bữa, ăn đêm, bỏ bữa, ăn nhiều đồ ăn nhanh, chua, cay nóng, thường xuyên uống rượu bia… gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

3. Do yếu tố tâm lý 

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên đối mặt với áp lực, căng thẳng, stress có nguy cơ cao mắc các chứng bệnh liên quan đến dạ dày tá tràng cao hơn.

Nguyên nhân là do khi tinh thần rơi vào trạng thái căng thẳng nhiều, dạ dày sẽ tăng co bóp và tăng tiết acid dẫn đến viêm loét, sưng đau.

4. Do tác dụng phụ của thuốc Tây y

Các loại thuốc kháng viêm, corticoid, các thuốc kháng viêm không chứa steroid, giảm đau sử dụng trong thời gian dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe dạ dày.

Các bệnh nhân bị bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp… phải sử dụng thuốc điều trị lâu dài cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh đau dạ dày hơn.

Nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm dạ dày cấp

III. Triệu chứng nhận biết đau dạ dày cấp

Khi bị đau dạ dày cấp tính, bệnh nhân thường gặp phải các triệu chứng bệnh lý như: đau tức tại thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, đầy bụng, đi ngoài, chán ăn…

1. Đau tức tại vùng thượng vị

Đau tức tại vùng thượng vị là một trong các dấu hiệu đầu tiên người bệnh đau dạ dày cấp gặp phải. Cơn đau thường hay xuất hiện sau khi ăn do sự tác động của thức ăn với các ổ loét tại niêm mạc dạ dày. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể bị đau khi đang đói hoặc sau ăn khoảng 2 – 3 tiếng.

Các cơn đau thường tác động tiêu cực tới người bệnh nhiều nhất là khi nửa đêm và gần sáng. Điều này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ,… lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và công việc.

Trong giai đoạn đầu của bệnh lý, các cơn đau có thể xuất hiện ở mức độ nhẹ, âm ỉ và không kéo dài. Sau đó chuyển sang đau quặn từng cơn, kèm theo cảm giác nóng rát, thậm chí là đau tức tại vùng ngực.

2. Buồn nôn, nôn nhiều

Bệnh nhân đau dạ dày cấp tính còn gặp phải tình trạng buồn nôn hoặc nôn nhiều ngay sau khi ăn. Hầu hết người bệnh nôn hết thức ăn ra ngoài sau đó sẽ phải đối mặt với các cơn đau tại dạ dày.

Nếu tình trạng nôn không được khắc phục, bệnh nhân đau dạ dày cấp dế bị mệt mỏi, mất nước kéo dài và sụt cân.

3. Ợ hơi, ợ chua, chướng bụng

Người bệnh đau dạ dày cấp cũng có thể gặp phải các vấn đề về rối loạn hệ tiêu hóa như:

  • Ơ hơi, ợ chua.
  • Đầy bụng, chướng bụng.
  • Chán ăn.
  • Đi ngoài.

4. Xuất huyết dạ dày

Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh đau dạ dày cấp đang tiến triển khá nghiêm trọng, thậm chí là gây ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa. Bệnh nhân có thể nhận thấy dấu hiệu xuất huyết dạ dày thông qua các biểu hiện như:

  • Đau bụng dữ dội, đau từng cơn kéo dài không rõ nguyên nhân. Cơn đau tăng lên khi ăn đồ cay, nóng, chua…
  • Đi ngoài phân có màu đỏ tươi hoặc đen, mùi phân hôi bất thường.
  • Nôn ra máu.
Đau tức tại vùng thượng vị là một trong các dấu hiệu đầu tiên người bệnh đau dạ dày cấp gặp phải.

IV. Đau dạ dày cấp nguy hiểm như thế nào?

Nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, bệnh đau dạ dày cấp có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị và để bệnh kéo dài, có thể khiến bệnh trở nặng thành đau dạ dày mãn tính. Lúc này việc điều trị khó khăn hơn, bệnh dễ tái phát và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống: Đau dạ dày cấp ảnh hưởng đến học tập, đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất do các cơn đau hành hạ gây chán ăn, rối loạn tiêu hóa…
  • Xuất huyết dạ dày: Khi các vết viêm loét ở niêm mạc dạ dày sâu hơn sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu dạ dày. Do đó, người bệnh nên đi thăm khám sớm, đặc biệt là khi đi ngoài có phân lẫn máu hoặc đen như bã cà phê.
  • Các biến chứng khác: Đau dạ dày cấp để lâu không điều trị có thể dẫn đến hẹp môn vị, thủng thành dạ dày, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày.

Do đó, khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường nghi bệnh đau dạ dày cấp, bạn không nên chủ quan mà nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa sớm nhất để thăm khám và điều trị phù hợp.

Đau dạ dày cấp không điều trị có thể trở nặng thành đau dạ dày mãn tính.

V. Phương pháp chẩn đoán đau dạ dày cấp

Để chẩn đoán đau dạ dày cấp, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp sau:

  • Thăm hỏi các các triệu chứng lâm sàng và các thông tin như: trước khi đau bụng cấp tính người bệnh ăn, uống gì; tiền sử người bệnh; gia đình có ai bị bệnh dạ dày không…
  • Khi đã cấp cứu bệnh nhân qua khỏi cơn đau cấp tính, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tiến hành chụp X-quang dạ dày có thuốc cản quang nếu không bị thủng dạ dày hoặc nội soi dạ dày nếu bệnh nhân chưa ăn uống gì.
  • Xét nghiệm vi khuẩn HP là cần thiết, có thể thực hiện bằng kỹ thuật nhuộm Gram và làm phản ứng sinh học phân tử PCR.
  • Trường hợp cần thiết, bệnh nhân sau khi dứt cơn đau có thể chụp X-quang ổ bụng không chuẩn bị, siêu âm ổ bụng để chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý khác gây triệu chứng tương tự.
Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán đau dạ dày cấp hiệu quả.

VI. Cách điều trị đau dạ dày cấp tính

Khi xuất hiện cơn đau thượng vị và các triệu chứng của đau dạ dày cấp đã miêu tả ỏ trên, người bệnh nên đi khám ngay để được chữa trị kịp thời.

Trước hết bác sĩ sẽ thực hiện điều trị triệu chứng, đặc biệt là giảm đau, chống xuất tiết dịch vị, chống viêm và chống nôn bởi dịch vị càng tiết nhiều lại càng kích thích niêm mạc dạ dày, càng gây đau nhiều hơn.

Trường hợp bệnh nhân đau dạ dày cấp do ngộ độc thực phẩm thì cần tiến hành rửa dạ dày càng sớm càng tốt. Nếu ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn thì cần sử dụng kháng sinh theo phác đồ phù hợp. Nếu xét nghiệm mảnh sinh thiết dạ dày thấy viêm dạ dày do vi khuẩn HP cần dùng kháng sinh đủ liều lượng.

Khi xuất hiện cơn đau thượng vị và các triệu chứng của đau dạ dày cấp người bệnh nên đi khám ngay để được chữa trị kịp thời.

VII. Giải pháp phòng ngừa đau dạ dày cấp

Đau dạ dày cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để phòng ngừa đau dạ dày cấp thì việc tránh xa các tác nhân gây bệnh là rất quan trọng. Vì vậy mỗi người nên:

  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Nên ăn đủ bữa, đúng bữa, ăn chậm nhai kỹ, ăn thức ăn dễ tiêu hóa; hạn chế ăn thức ăn quá chua, cay; hạn chế rượu bia và các thức uống kích thích.
  • Ngủ nghỉ đủ giấc: Không nên thức quá khuya sau 23 giờ, đảm bảo thời gian ngủ mỗi ngày trung bình là 7 – 8 tiếng.
  • Giảm stress: Cân bằng công việc và cuộc sống để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng và stress không cần thiết.
  • Phòng ngừa và điều trị vi khuẩn HP: Nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn HP bạn cần chú ý vệ sinh bát đũa, sát trùng dụng cụ ăn uống bằng nước sôi để tránh lây nhiễm. Trường hợp đã được chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ, tránh bệnh nặng và biến chứng.
  • Hạn chế thuốc kháng viêm, kháng sinh, thuốc giảm đau: Chỉ sử dụng các loại thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ, dùng với liều lượng và thời gian phù hợp.

Khi gặp các triệu chứng của đau dạ dày cấp, bệnh nhân không nên chủ quan, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tư vấn điều trị phù hợp. Tránh gây các biến chứng nguy hiểm như viêm dạ dày mạn tính, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày…

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.