Việc tìm hiểu đúng lý do đau bao tử, các triệu chứng và hướng đến phương pháp điều trị từ nguyên nhân thì đau bao tử mới được cải thiện, kiểm soát và tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Cùng thuốc dạ dày chữ Y khám phá những lý do này trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
I. 15 lý do đau bao tử
Đau dạ dày hay còn được gọi là đau bao tử là tình trạng tổn thương, viêm nhiễm bên trong dạ dày. Khi vết viêm loét, tổn thương không được điều trị, dần dần chúng sẽ gây bào mòn lớp niêm mạc dạ dày khiến viêm loét ngày càng nặng hơn, các cơn đau xuất với tần suất thường xuyên và trầm trọng hơn.
Theo thống kê của Bộ y tế Việt Nam, gần 30% dân số và 45% dân số sống ở thành phố lớn bị đau dạ dày. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày và được phân thành 2 nhóm nguyên nhân do bệnh lý và không do bệnh lý.
Dưới đây là 15 nguyên nhân gây đau bao tử phổ biến nhất:
- Viêm dạ dày.
- Loét dạ dày.
- Virus dạ dày.
- Ngộ độc thực phẩm.
- Hội chứng ruột kích thích.
- Không dung nạp Lactose.
- Dị ứng thực phẩm.
- Chảy máu dạ dày.
- Thủng dạ dày.
- Ung thư dạ dày.
- Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày tá tràng.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh.
- Căng thẳng, stress kéo dài.
- Tác dụng phụ của thuốc.
1. 11 lý do đau bao tử do bệnh lý
Các nguyên nhân đau bao tử do bệnh lý gồm: Viêm dạ dày; loét dạ dày, virus dạ dày, viêm túi thừa, táo bón, hội chứng ruột kích thích, không dung nạp Lactose, viêm vùng chậu, dị ứng thực phẩm, viêm ruột thừa….
1.1. Nhiễm khuẩn HP dạ dày
Tỷ lệ nhiễm HP dạ dày ở người Việt Nam rất cao, chiếm khoảng 70% dân số. HP là một loại vi khuẩn tồn tại trong dạ dày. Khi dạ dày bị tổn thương, vi khuẩn HP sẽ nhân lên nhanh chóng và tấn công làm tổn thương sâu hơn phần niêm mạc dạ dày.
1.2. Viêm dạ dày
Chất dịch trong dạ dày có tác dụng tiêu hóa thức ăn chứa rất nhiều axit. Đôi khi những chất dịch này vượt ra khỏi “hàng rào bảo vệ” và kích thích niêm mạc dạ dày. Tình trạng này gọi là viêm dạ dày.
Vi khuẩn, lạm dụng thuốc giảm đau (như ibuprofen), căng thẳng hoặc uống nhiều rượu là các yếu tố góp phần gây đau dạ dày. Viêm dạ dày có nguy cơ dẫn đến xuất huyết hoặc loét dạ dày nên người bệnh không nên chủ quan.
1.3. Loét dạ dày
Các vết loét hở nằm trên niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu của ruột non gây ra các cơn đau bao tử.
Nguyên nhân phổ biến gây loét dạ dày là do vi khuẩn. Ngoài ra, lạm dụng aspirin, ibuprofen và các thuốc giảm đau khác cũng có thể là yếu tố nguy cơ. Những người thường xuyên uống rượu và hút thuốc cũng dễ bị loét dạ dày hơn.
1.4. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng này ảnh hưởng chủ yếu đến ruột già (hay còn gọi là đại tràng), gây co thắt, đầy hơi và tạo chất nhầy trong phân. Hội chứng này cũng có thể liên quan đến tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón.
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ có thể kể đến như: căng thẳng, thực phẩm, hormone và nhiễm trùng…
1.5. Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày tá tràng
Bệnh viêm cấp tính niêm mạc dạ dày thường xuất hiện đột ngột sau uống rượu bia nhiều, ăn gia vị cay nóng, dùng thuốc giảm đau chống viêm Non Steroid hoặc Aspirin.
1.6. Chứng khó tiêu chức năng
Khi mắc chứng khó tiêu chức năng, người bệnh thường có triệu chứng đau hoặc tức và nóng rát ở vùng thượng vị, ăn nhanh no và ấm ách sau khi ăn.
1.7. Chảy máu dạ dày
Chảy máu dạ dày gây triệu chứng đau bao tử nặng, với dấu hiệu nôn ra máu, đi ngoài ra máu và đau bụng dữ dội. Nguyên nhân là do dạ dày bị viêm lâu ngày gây tổn thương nghiêm trọng, lớp niêm mạc không còn chức năng bảo vệ nên gây chảy máu bên trong.
1.1.8. Thủng dạ dày
Khi bị thủng dạ dày, người bệnh bị đau bụng vô cùng dữ dội, kèm theo triệu chứng nôn ra máu. Dạ dày lúc này đã bị loét và thủng, bệnh nhân cần đến bệnh viện để phẫu thuật cấp cứu ngay lập tức.
9. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu không gây triệu chứng bất thường. Khi phát hiện với các triệu chứng đau bao tử nặng như: khó ăn, đau bụng, giảm cân không rõ nguyên nhân, nôn ra máu, đi ngoài phân đen thì bệnh đã ở giai đoạn nặng.
1.10. Không dung nạp Lactose
Lactose là đường trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Nếu cơ thể không có đủ enzyme lactase sẽ gặp khó khăn trong việc phá vỡ lactose. Hậu quả là có thể dẫn đến tiêu chảy, đầy hơi và đau bụng dạ dày.
Tình trạng không dung nạp Lactose tuy không có cách chữa trị, nhưng vẫn có thể kiểm soát bằng cách hạn chế sữa trong chế độ ăn uống hoặc uống thuốc một số thuốc không cần kê đơn.
1.11. Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm xảy ra khi cơ thể phản ứng nhầm với một loại thực phẩm nào đó, cho rằng chúng có hại và cố gắng chống lại. Ngoài bị đau bao tử, các triệu chứng khác khi bị dị ứng thực phẩm gồm: ngứa ran, sưng ở miệng và cổ họng…
Trong trường hợp nghiêm trọng, dị ứng thực phẩm có thể gây sốc phản vệ, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị bằng epinephrine ngay lập tức. Trứng, hải sản, các loại hạt, đậu phộng, sữa là một vài trong các tác nhân có nguy cơ gây dị ứng.
2. 4 lý do đau bao tử không do bệnh lý
Các lý do đau bao tử không phải do bệnh lý gồm: ngộ độc thực phẩm, ăn uống không lành mạnh, căng thẳng và stress kéo dài, tác dụng phụ của thuốc.
2.1. Ngộ độc thực phẩm
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng trong thực phẩm. Người bị ngộ độc thực phẩm có thể bị tiêu chảy, đau bao tử, buồn nôn và nôn.
2.2. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Thói quen ăn uống không lành mạnh và khoa học là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng đau bao tử.
Cụ thể là: ăn uống không điều độ, không đúng giờ hoặc ăn quá khuya; ăn quá no, quá nhanh; để bụng quá đói; ăn nhiều thức ăn chiên rán, cay nóng, đồ chua; vừa ăn vừa đọc sách, chơi game, học bài, xem tivi; sử dụng các loại thực phẩm bẩn, ôi thiu; lạm dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, thuốc lá…
2.3.Căng thẳng, stress kéo dài
Khi tâm lý căng thẳng và lo lắng, các hormone cùng chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể sẽ được giải phóng. Chính điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhu động ruột và hoạt động co bóp của dạ dày dẫn đến đau bụng, ợ chua, đầy hơi…
Mặt khác, stress và căng thẳng kéo dài còn có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây ra đau bao tử.
2.4. Tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc khi sử dụng có thể gây khó chịu cho dạ dày và dẫn đến các rối loạn khác đối với hệ tiêu hóa như: thuốc giảm đau không kê đơn (Aspirin, Ibuprofen, Naproxen); thuốc kháng sinh; thuốc Cholesterol; thuốc giảm đau Opioid; thuốc điều trị ung thư…
II. Nhận diện các triệu chứng đau bao tử
Tùy thuộc nguyên nhân gây đau bao tử mà triệu chứng biểu hiện sẽ khác nhau. Cụ thể:
- Dấu hiệu đau bao tử nhẹ: Đau âm ỉ, chướng bụng, buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, rối loạn tiêu hóa… Các triệu chứng có thể tự hết sau vài ngày mà không cần dùng đến thuộc hoặc chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống để cải thiện.
- Dấu hiệu đau bao tử nặng: Đau bụng, chướng bụng kèm theo buồn nôn và nôn, ợ hơi liên tục; cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, gầy sụt cân; khó ăn, khó nuốt, vướng không nuốt được, bị trào ngược thực quản, nóng cổ, ngực, rát họng; môn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc đi ngoài phân đen.
III. Bị đau bao tử nên làm gì?
Đau bao tử được phân thành 2 dạng: đau bao tử cấp tính và đau bao tử mãn tính. Đau bao tử ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng bệnh thường khởi phát đột ngột nhưng có thể chữa khỏi sau vài tuần.
Tuy nhiên, khi đau bao tư chuyển sang giai đoạn mãn tính, nếu không được điều trị kịp thời, hay tái phát và kéo dài có thể khiến bệnh nhân phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày hay ung thư dạ dày.
Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ bị đau dạ dày, bệnh nhân nên theo dõi và chủ động đi khám nếu có các triệu chứng dưới đây:
- Đau bụng dữ dội vùng thượng vị kèm sốt cao.
- Nôn ói kéo dài quá 12 tiếng liên tục.
- Đi ngoài ra máu.
- Cơ thể có dấu hiệu mất nước.
- Sụt cân nhanh.
- Đau bao tử khi mang thai.
Để chẩn đoán đau bao tử, trước tiên bác sĩ sẽ đặt ra một số câu hỏi để nắm rõ tình hình bệnh lý của bệnh nhân. Sau đó, tùy theo tình trạng, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp chẩn đoán phù hợp như: nội soi dạ dày thực quản, siêu âm bụng, chụp X quang bụng hoặc chụp CT, cộng hưởng từ…
Tùy theo từng lý do đau bao tử, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị đặc hiệu. Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị đau bao tử như: thuốc ức chế bơm Proton làm giảm tiết axit, thuốc kháng axit, thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ dạ dày…
Và khi đã xác định được nguyên nhân trào ngược dạ dày, để tránh các biến chứng, ngoài việc sử dụng thuốc bạn cũng nên kết hợp với việc ăn uống, duy trì lối sống lành mạnh, thư giãn mỗi ngày để hết trào ngược, bảo vệ dạ dày khỏe mạnh nhé.
Có thể thấy, lý do đau bao tử không chỉ do nguyên nhân bệnh lý mà còn do lối sống sinh hoạt và ăn uống. Để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cần dựa trên nguyên nhân và biểu hiện của bệnh để kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nếu bạn cần được tư vấn trực tiếp từ dược sĩ của Yumangel, vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) hoặc để lại bình luận bên dưới nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!