Những thực phẩm tốt cho dạ dày nên ăn hàng ngày gồm: thực phẩm giàu chất xơ, probiotics, vitamin và chất khoáng, thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, chữa lành tổn thương… Cùng Thuốc Yumangel chính hãng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
I. Ăn uống khoa học – dạ dày khỏe!
Dạ dày (bao tử) nằm giữa thực quản và tá tràng, là nơi chứa thức ăn sau khi nuốt qua thực quản và trước khi đi vào hệ thống ruột.
Dạ dày là cơ quan lớn nhất của hệ thống ống tiêu hóa, có nhiệm vụ chứa thức ăn, nghiền nát, chuyển hóa một phần các thức ăn thành chất dinh dưỡng chuẩn bị quá trình hấp thu đi nuôi cơ thể. Dạ dày khỏe mạnh sẽ giúp bản thân có sức khỏe và hệ miễn dịch tốt.
Tuy nhiên, tại Việt Nam tỉ lệ người mắc bệnh dạ dày rất cao, chiếm khoảng 7% dân số. Một con số đáng nói khác là có đến 70% dân số nước ta mắc và có nguy cơ mắc các bệnh dạ dày do vi khuẩn HP/Helicobacter Pylori. Một số bệnh lý phổ biến liên quan đến dạ dày đó là:
- Đau dạ dày.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Nhiễm khuẩn HP tại dạ dày.
- Viêm dạ dày.
- Viêm loét dạ dày tá tràng.
- Xuất huyết dạ dày.
- Viêm hang vị.
- Ung thư dạ dày.
Để bảo vệ sức khỏe dạ dày và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mỗi người nên hình thành thói quen ăn uống và sinh hoạt lành lạnh, khoa học. Trong đó, cần đặc biệt chú ý xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng, đủ chất và khoa học: tăng cường rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế các món chua, cay, nhiều dầu mỡ, rượu bia, đồ có cồn…
II. Top những thực phẩm tốt cho dạ dày nên ăn hàng ngày
Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý với những thực phẩm tốt cho dạ dày sẽ giúp dạ dày, hệ tiêu hóa và cơ thể luôn khỏe mạnh. Dưới đây là các thực phẩm có lợi cho dạ dày bạn nên ăn hàng ngày:
1. Thực phẩm giàu chất xơ
Đứng đầu trong danh sách những thực phẩm tốt cho dạ dày là nhóm thực phẩm giàu chất xơ. Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ không chỉ hỗ trợ hoạt động của tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón mà giúp giảm nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch và tiểu đường.
Theo Viện Y học, người trưởng thành mỗi ngày cần ăn trung bình 15 gram chất xơ. Nguồn chất xơ chủ yếu đến từ rau củ, hoa quả, các loại hạt và đậu:
- Hoa quả: Dâu tây, lê, táo, mâm xôi, chuối…
- Rau củ: Bông cải xanh, củ cải đường, cà rốt, atiso, khoai tây, khoai lang…
- Các loại hạt và đậu: Đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen, đậu lăng, hạt chia, hạnh nhân, quả hạch..
2. Thực phẩm giàu probiotics
Các thực phẩm giàu probiotics (lợi khuẩn) có khả năng điều hòa nhu động ruột, giảm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, tiêu táo bón và tiêu chảy.
Những thực phẩm chứa probiotic có lợi cho sức khỏe dạ dày và hệ tiêu hóa gồm:
- Sữa chua.
- Sữa lên men Buttermilk.
- Kefir.
- Phô mai.
3. Thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng
Vitamin và khoáng chất là 1 trong các nhóm dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Tiêu thụ nhóm thực phẩm này không chỉ giúp củng cố xương, chữa lành các vết thương mà còn tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
Vitamin và chất khoáng có nhiều trong các thực phẩm sau:
- Ngũ cốc: Lúa mì, lúa mạch, gạo, ngô, yến mạch, lúa mạch đen.
- Rau củ màu đỏ: Ớt chuông, củ cải đỏ, bí đỏ, cà rốt…
- Rau củ màu xanh đậm: rau chân vịt, cải xoăn, rau củ cải đường, bông cải xanh, rau cải xanh, rau muống, cải thìa…
4. Thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm
Để bảo vệ dạ dày luôn khỏe mạn, bạn nên bổ sung các thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm vào bữa ăn hàng ngày. Cụ thể:
- Tỏi: Không chỉ có khả năng kháng khuẩn cực tốt, tỏi còn chứa chất chống oxy hóa và có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn H.pylori – một trong các nguyên nhân gây các bệnh lý ở dạ dày. Tiêu thụ cũng giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng và trơn tru hơn.
- Gừng: Thực phẩm này chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, giảm đau, chữa lành vết loét và trung hòa axit dạ dày. Ngoài ra, gừng còn giúp hỗ trợ chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, đau dạ dày.
- Nghệ: Nghệ chứa các hợp chất chống oxy hóa và chống viêm. Khi sử dụng với lượng hợp lý, nghệ giúp phòng tránh viêm loét dạ dày, giảm ợ nóng và khó tiêu hiệu quả.
- Mật ong: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ làm lành nhanh các tổn thương và vết loét ở niêm mạc dạ dày.
- Trà thảo mộc: Uống trà thảo mộc hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, làm dịu các vấn đề dạ dày ví như buồn nôn, đầy hơi, ợ nóng, đau dạ dày. Một số trào thảo mộc tốt cho dạ dày bạn có thể tham khảo như: trà hoa cúc, trà cam thảo, trà bạc hà…
5. Thực phẩm có khả năng chữa lành tổn thương
Nhắc đến các thực phẩm có khả năng chữa lành tổn thương tốt cho dạ dày chắc chắn không thể bỏ qua đậu bắp. Loại đậu này chứa nhiều vitamin B, C, E, carotene, pectin cùng nhiều hoạt chất khác có lợi cho sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng.
Dịch nhầy trong đậu bắp có chứa nhiều protein kết dính, polysaccharides có khả năng diệt khuẩn và làm lành các vị trí bị viêm loét trong dạ dày. Cùng với đó là protein với độ kết dính cao khi đi vào cơ thể giúp tạo thành một lớp màng bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày. Từ đó, giảm thiểu các nguy cơ tổn thương dạ dày từ bên trong.
6. Thực phẩm chứa chất béo và protein lành mạnh
Chất béo và protein lành mạnh không chỉ tham gia vào quá trình sửa chữa lành các tổn thương ở ruột mà còn hỗ trợ điều trị viêm dạ dày, ruột bị rò rỉ.
Một số hực phẩm chứa chất béo và protein lành mạnh có thể kể đến như: thịt của các động vật ăn có, cá hồi, các mòi, bơ, dầu oliu…
III. Cách chế biến thực phẩm tốt cho dạ dày
Khi chế biến thực phẩm, để đảm bảo tốt cho dạ dày, bạn cần chú ý một số nguyên tắc dưới đây:
- Thái nhỏ: Nên thái nhỏ các thực phẩm khi nấu để giảm kích thích bài tiết dịch vị và giúp vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh chóng.
- Nấu chín mềm: Để dạ dày tiêu hóa và hấp thu thức ăn hiệu quả, bạn nên chú ý nếu thực phẩm chín mềm, không nên ăn thức ăn khi còn sống.
- Tăng cường hấp, luộc: Hạn chế chiên, xào, nướng để giảm lượng dầu mỡ.
- Nhiệt độ thức ăn: Nhiệt độ của thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều khiến dạ dày co bóp mạnh hơn. Nên ăn thức ăn ấm ở mức nhiệt khoảng 40-50 độ C sẽ tốt cho tiêu hóa và hấp thu.
- Độ đặc – loãng: Thức ăn đặc quá các men tiêu hóa không thấm vào thức ăn. Ngược lại nếu thức ăn quá lỏng thì men tiêu hóa bị pha loãng làm gây ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên chế biến thức ăn có độ đặc – loãng vừa phải.
Ngoài ra, trong quá trình ăn uống bạn cũng cần thay đổi một số thói quen không tốt như nhịn ăn, ăn quá no, để bụng quá đói; ăn nhanh, không nhai kỹ thức ăn; vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại, làm việc; vừa ăn vừa uống nước; không nên đi tắm, đi ngủ hoặc vận động ngay sau khi ăn…
IV. Mua thực phẩm tốt cho dạ dày ở đâu?
Những thực phẩm tốt cho dạ dày chúng tôi đề cập ở trên được bày bán ở nhiều cửa hàng, chợ, siêu thị trên toàn quốc. Tuy nhiên, hiện nay thực phẩm bẩn và không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán tràn lan trên thị trường.
Vì vậy, bạn cần chú ý để mua được thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo chất lượng cũng như độ an toàn. Bạn nên mua thực phẩm ở những địa chỉ uy tín:
- Được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thực phẩm rõ xuất xứ, nguồn gốc.
- Thực phẩm còn tươi, có hạn sử dụng rõ ràng.
V. Tìm hiểu những thực phẩm không tốt cho dày
Việc mắc các bệnh lý về dạ dày thường liên quan đến chế độ ăn uống không khoa học gây viêm nhiễm và tổn thương cho dạ dày. Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh với những thực phẩm tốt cho dạ dày và hạn chế ăn các loại thực phẩm có thể gây tổn thương cho dạ dày giúp dạ dày luôn khỏe mạnh.
Dưới đây là một số loại thực phẩm không tốt cho dạ dày cần lưu ý khi sử dụng:
1. Thực phẩm nhiều đường
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh, kẹo, trà sữa… không tốt cho dạ dày. Vì lượng đường dung nạp vào cơ thể dễ sinh ra acid, làm tăng tiết dịch vị dạ dày. Hậu quả là gây trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày…
Mặt khác, thức ăn nhiều đường sau khi đi vào cơ thể còn chuyển hóa thành nhiệt lượng. Điều này không chỉ tăng gánh nặng và áp lực cho dạ dày mà còn gây tăng cân, béo phì.
2. Thực phẩm giàu chất béo
Các thức ăn giàu chất béo như thịt mỡ, da gà, ruột non/ ruột già lợn… rất khó tiêu hóa. Nếu ăn quá nhiều sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày và hệ tiêu hóa, trường hợp nặng còn có thể gây tiêu chảy, chán ăn, rối loạn tiêu hóa…
3. Thực phẩm muối
Các loại thực phẩm muối như lạp xưởng, trứng vịt muối, thịt ba chỉ muối…chứa lượng nitrit. Khi đi vào cơ thể, nitri dưới tác dụng của axit dịch vị và vi khuẩn sẽ tạo amoni nitrit. Đây là một chất rất nguy hiểm, không chỉ gây hại cho dạ dày mà có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
4. Thực phẩm cay
Những loại thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt… khi vào dạ dày sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày, làm tăng tiết axit dịch vị và xung huyết, phù nề niêm mạc dạ dày.
Không chỉ vậy, thực phẩm cay còn làm tăng tốc độ nhu động đường tiêu hóa, dễ dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày.
5. Hải sản sống
Ăn hải sản sống chưa nấu chín không chỉ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa mà còn gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
Mặt khác, lượng protein trong hải sản sống rất khó tiêu hóa. Nếu ăn hải sống trong thời gian dài sẽ khiến chức năng tiêu hóa của dạ dày bị suy giảm, nặng hơn là gây rối loạn tiêu hóa và các bệnh lý về dạ dày.
6. Thực phẩm hun khói, chiên rán
Nhóm thực phẩm này chứa một lượng lớn các chất gây ung thư như benzopyrene, hydrocacbon cùng với đó là một lượng muối cao.
Vì vậy, nếu ăn quá nhiều và thường xuyên dễ gây tổn niêm mạc dạ dày, trường hợp nặng có thể gây ung thư, trong đó có ung thư dạ dày, ung thư ruột kết.
7. Thức ăn thừa
Ăn thức ăn thừa được hâm nóng ngoài việc khó tiêu hóa còn sinh ra một số chất độc hại, tạo gánh nặng cho dạ dày và tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Do đó, bạn nên hạn chế ăn đồ ăn thừa nhé.
Hy vọng với danh sách chi tiết những thực phẩm tốt cho dạ dày chúng tôi cung cấp ở trên, các bạn đã biết nên ăn gì để dạ dày luôn khỏe mạnh!
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...