Điều trị viêm loét dạ dày bao lâu khỏi? Trường hợp bệnh nhẹ có thể mất 1-3 tháng, nhưng với những bệnh nhân viêm loét dạ dày nặng thời gian điều trị có thể lâu hơn, từ 6 tháng đến 1 năm.
Mục lục
I. Bệnh viêm loét dạ dày và thời điểm cần điều trị
Viêm loét dạ dày là bệnh tiêu hóa phổ biến ở người trưởng thành. Bệnh xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến hình thành các ổ viêm loét.
Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, bệnh viêm loét dạ dày kéo và tiến triển nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: loét dạ dày mãn tính, chảy máu dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…
Do đó, chuyên gia sức khỏe khuyến nghị bệnh nhân viêm loét dạ dày nên thăm khám và điều trị bệnh ngay ở giai đoạn đầu khi nhận thấy các triệu chứng cấp tính như:
- Đau thượng vị.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Đầy bụng, khó tiêu.
- Ợ chua, ợ hơi.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Có dấu hiệu của xuất huyết đường tiêu hóa: đi ngoài phân đen.
Điều trị viêm loét dạ dày ở giai đoạn cấp tính được xem là thời điểm “vàng” giúp mang lại hiệu quả tốt nhất đồng thời tiết kiệm thời gian và hạn chế biến chứng.
Bệnh viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ và tình trạng bệnh viêm loét dạ dày bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:
- Điều trị nội khoa bằng thuốc: Áp dụng khi viêm loét dạ dày ở mức độ nhẹ. Các loại thuốc thường dùng gồm: thuốc kháng sinh dùng khi người bệnh dương tính với vi khuẩn HP; thuốc kháng acid điều chỉnh lượng acid dịch vị; thuốc ức chế bơm Proton kiềm chế tiết acid dịch vị dạ dày và thuốc tạo màng bọc bảo vệ ổ viêm loét ở dạ dày.
- Điều trị ngoại khoa – phẫu thuật: Được bác sĩ chỉ định khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bệnh viêm loét dạ dày tiến triển nặng hoặc gây biến chứng nguy hiểm cần xử lý gấp. Tùy theo mức độ tổn thương ở dạ dày mà bác sĩ có thể chỉ định cắt dạ dày bán phần hoặc toàn bộ.
II. Điều trị viêm loét dạ dày bao lâu khỏi?
Viêm loét dạ dày khó điều trị vì tỉ lệ kháng thuốc 80-90% và hay tái phát nên rất nhiều người bệnh thắc mắc điều trị viêm loét dạ dày bao lâu khỏi?
Về vấn đề này, các chuyên gia y tế cho biết, rất khó để đưa ra một con số chính xác cho câu hỏi này. Vì thực tế, quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nên thời gian khỏi bệnh cũng không giống nhau.
1. 4 yếu tố quyết định thời gian điều trị viêm loét dạ dày
- Mức độ bệnh: Nặng hay nhẹ, cấp tính hay mãn tính.
- Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn HP; căng thẳng stress; thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống không khoa học; lạm dụng có loại thuốc kháng viêm, giảm đau trong thời gian dài hoặc sử dụng thuốc không đúng cách; do một số bệnh lý nặng gây ảnh hưởng tới dạ dày hay di truyền?
- Khả năng đáp ứng điều trị: Mỗi bệnh nhân có khả năng đáp ứng điều trị khác nhau, có người nhanh, người chậm.
- Các biện pháp chăm sóc kết hợp: Người bệnh ăn uống khoa học và sinh hoạt đúng cách hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị. Ngược lại nếu bệnh nhân chủ quan không chú ý đến chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt hàng ngày, uống nhiều rượu bia, liên tục thúc đêm bệnh viêm loét dạ dày sẽ tiến triển dai dẳng và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Tham khảo thời gian điều trị viêm loét dạ dày
Tuy không có con số chính xác về thời gian điều trị khỏi bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên người bệnh có thể tham khảo một số mốc như sau:
- Trường hợp viêm loét dạ dày mức độ nhẹ: Nếu phát hiện sớm chỉ cần điều trị uống thuốc từ 1-2 tháng.
- Trường hợp viêm loét dạ dày nặng: Thời gian điều trị bệnh kéo dài hơn, từ 6- 8 tháng, thậm chí có thể mất cả năm.
III. Điều trị viêm loét dạ dày cần lưu ý những gì để mau khỏi?
Muốn rút ngắn thời gian điều trị viêm loét dạ dày, hỗ trợ đẩy lùi bệnh nhanh chóng, tăng khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn và ngăn ngừa phát sinh biến chứng nghiêm trọng, trong quá trình điều trị người bệnh cần chú ý những vấn đề dưới đây:
1. Tuân thủ phác đồ điều trị
Tùy thuộc vào nguyên nhân, ảnh hưởng của triệu chứng, mức độ tổn thương niêm mạc và khả năng đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Điều người bệnh cần làm là tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mà bác sĩ chỉ định, nhất là với bệnh nhân viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp. Sử dụng thuốc kháng sinh cần đảm bảo đủ liều, đủ thời gian, không nên tùy ý tăng, giảm liều hoặc ngừng thuốc khi bác sĩ chưa yêu cầu. Việc không sử dụng đủ liều điều trị có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng kháng sinh.
Với bệnh nhân điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc nếu đáp ứng không tốt hoặc có tác dụng phụ cần thông báo ngay cho bác sĩ để có điều chỉnh kịp thời. Điều này giúp kiểm soát tốt tiến triển của bệnh và tăng khả năng chữa khỏi bệnh.
2. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Các biện pháp chăm sóc tại nhà trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian bệnh khỏi. Theo đó, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:
- Ưu tiên ăn các món ăn mềm và dễ tiêu như cháo, súp, canh, rau củ hầm… để tránh gây áp lực lên dạ dày.
- Nên ăn 4 – 5 bữa/ngày thay vì ăn no trong 3 bữa để giảm áp lực co bóp cho dạ dày đang tổn thương.
- Khi ăn cần ăn chậm và nhai kỹ trước khi nuốt thức ăn để dạ dày dễ dàng tiêu hóa hơn.
- Tăng cường bổ sung vào bữa ăn hàng ngày những thực phẩm có khả năng hỗ trợ trung hòa dịch vị, giảm triệu chứng viêm loét dạ dày. Ví dụ như ngũ cốc, rau xanh, các loại đậu và hạt, cá béo, hoa quả tươi (trừ các loại quả cứng hoặc chứa nhiều acid).
- Tích cực tiêu thụ những thực phẩm có tác dụng chống viêm tự nhiên như tỏi đen, hành tây, nghệ, gừng, thì là…
- Nấu chín kỹ thức ăn, đun nước sôi trước khi uống; không ăn đồ tái và sống trong thời gian điều trị viêm loét dạ dày.
- Thay đổi các thói quen xấu như ăn quá no, nhịn ăn, ăn uống thất thường, vừa ăn vừa uống nước, xem tivi , điện thoại…
- Kiêng ăn các thực phẩm sau: nhiều acid (xoài chua, quất, cóc, me, chanh, đồ muối chua; đồ ăn chứa nhiều muối đường, gia vị cay nóng, chất bảo quản…
- Tránh uống rượu bia, trà đặc, cà phê, nước ngọt có ga, đồ uống chứa cồn và các chất kích thích.
- Uống đủ khoảng từ 2 – 2.5 lít mỗi ngày, ngoài nước lọc hãy uống thêm nước ép hoa quả và rau củ tươi để bổ thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
3. Thay đổi lối sống khoa học
Lối sống hàng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian và quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Vì vậy, để bệnh mau khỏi, người bệnh nên thực hiện tốt những điều sau:
- Hạn chế làm việc quá sức gây căng thẳng, mệt mỏi; nên giảm bớt công việc nếu có thể và dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
- Nên đi ngủ trước 23 giờ, ngủ đủ giấc (khoảng 7 – 8 giờ/ngày; hạn chế tối đa tình trạng thức khuya, ngủ muộn.
- Cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái và lạc quan; kiểm soát căng thẳng và stress bằng cách tập yoga, thiền, chia sẻ áp lực với người thân, đọc sách, giải trí, du lịch…
- Trường hợp bị stress, căng thẳng kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp.
- Vận động thể chất, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày vừa giúp kích thích nhu động ruột vừa làm giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Trường hợp đang bị nhiễm vi khuẩn HP, không nên dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác và nên ăn riêng để tránh lây nhiễm cho người thân.
IV. Giải đáp 5 thắc mắc khác về điều trị viêm loét dạ dày
Bên cạnh thắc mắc điều trị viêm loét dạ dày bao lâu khỏi, người bệnh còn rất nhiều thắc mắc xung quanh việc điều trị bệnh lý này. Dưới đây là một số thắc mắc kèm giải đáp chi tiết:
1. Viêm loét dạ dày có thể chữa khỏi dứt điểm được không?
Các chuyên gia sức khỏe nhận định có 2 trường hợp như sau về hiệu quả điều trị bệnh viêm loét dạ dày:
- Đối với các trường hợp bệnh viêm loét dạ dày ở giai đoạn cấp tính: Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì có thể chữa khỏi bệnh dứt điểm.
- Đối với các trường hợp viêm loét dạ dày mạn tính: Việc điều trị viêm loét dạ dày sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thường không thể điều trị khỏi bệnh triệt để. Theo đó, bệnh nhân viêm loét dạ dày phải “sống chung” với cả đời với sự hỗ trợ của các loại thuốc theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
2. Bệnh viêm loét dạ dày có tự khỏi được không?
Viêm loét dạ dày có thể tự khỏi mà không cần điều trị bằng thuốc nếu nguyên nhân gây bệnh do chế độ ăn uống và sinh hoạt chưa hợp lý; rối loạn tiêu hóa do ăn uống, tác dụng của thuốc, căng thẳng. Với trường hợp này, nếu bệnh mới khởi phát ở giai đoạn đầu, người chỉ cần điều chỉnh thói quen có hại là viêm loét dạ dày có thể tự khỏi.
Ngược lại, với trường hợp bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP thì bệnh không thể tự khỏi, cần điều trị y tế. Vì vậy, người bệnh nên đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
3. Viêm loét dạ dày điều trị khỏi rồi có tái phát không?
Câu trả lời là có. Viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể tái phát dù đã được điều trị khỏi dứt điểm. Nguyên nhân có thể là do người bệnh bị tái nhiễm vi khuẩn HP, không tuân thủ thực hiện đúng phác đồ điều trị; lối sống không khoa học…
4. Có nên điều trị viêm loét dạ dày tại nhà không?
Bệnh nhân viêm loét dạ dày nhẹ, chưa nghiêm trọng với cường độ cơn đau thấp có thể sử dụng một số cách điều trị tại nhà từ các nguyên nhân tự nhiên như: dùng nha đam, quả sung, nghệ vàng, mật ong… để hỗ trợ chữa lành vết loét trong dạ dày.
Tuy nhiên, với bệnh nhân viêm loét dạ dày nặng, có biểu hiện nuốt vướng, nuốt nghẹn, sụt cân, tiêu phân đen, ói máu.. hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay, không nên trì hoãn tự điều trị tại nhà.
5. Điều trị nội khoa bệnh viêm loét dạ dày dùng thuốc gì?
Các nhóm thuốc được dùng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiện nay gồm: thuốc kháng tiết axit dạ dày, thuốc trung hòa axit dạ dày, thuốc bao phủ ổ loét, bảo vệ dạ dày và thuốc kháng sinh.
Người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn loại thuốc và phác đồ dùng thuốc phù hợp. Trong quá trình dùng thuốc, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều dùng, thời gian uống hay loại thuốc.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho thắc mắc điều trị viêm loét dạ dày bao lâu khỏi và những vấn đề cần lưu ý để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chủ động điều trị bệnh viêm loét dạ dày sớm là cách tốt nhất để chữa khỏi bệnh nhanh chóng và dứt điểm!
Chưa có bình luận!