Skip to main content

Ăn gì để giảm axit dạ dày? Top 20 thực phẩm nên ăn

Ăn gì để giảm axit dạ dày? Người bệnh nên tăng cường ăn các thực phẩm lành mạnh có khả năng trung hòa và giảm tiết axit dạ dày như gừng, nghệ, mật ong, sữa chua, chuối, dưa hấu, rau chân vịt… 

I. Tìm hiểu về dư thừa axit dạ dày và tác hại 

Axit dạ dày tham gia vào quá trình phân hủy và tiêu hóa thức ăn. Dư thừa axit dạ dày là tình trạng tăng lượng axit trong dạ dày, xảy ra khi lượng axit được sản xuất nhiều hơn bình thường. 

Để nhận biết cơ thể có bị thừa axit dạ dày hay không, bạn có thể nhận định qua các triệu chứng cụ thể sau:

  • Đau, nóng rát vùng thượng vị.
  • Buồn nôn, nôn. 
  • Đầy hơi, ợ chua, miệng hôi.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Nước tiểu sẫm màu liên tục.
  • Thường xuyên mất ngủ, mệt mỏi. 
  • Khó tập trung, căng thẳng thần kinh.
  • Da khô, nhiều mụn. 

Nếu không được điều trị kịp thời, axit dạ dày dư thừa có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về dạ dày như:

  • Loét dạ dày: Xảy ra khi axit dạ dày ăn mòn niêm mạc dạ dày.
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Liên quan đến nồng độ axit cao gây chảy máu trong đường tiêu hóa.
  • Thủng dạ dày, ung thư dạ dày: Đây là các bệnh lý dạ dày nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được điều trị sớm.
Nếu không được điều trị kịp thời, axit dạ dày dư thừa có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về dạ dày

II. Ảnh hưởng của thực phẩm đến lượng axit dạ dày 

Thực phẩm bạn ăn ảnh hưởng trực tiếp đến lượng axit mà dạ dày tạo ra. Chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe dạ dày giúp kiểm soát hiệu quả axit dạ dày tăng cao bất thường gây mất cân bằng.

Ngược lại, thói quen ăn uống không khoa học như: ăn quá nhiều các thực phẩm có tính axit cao, chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, ăn không đúng giờ giấc, liên tục bỏ bữa, lạm dụng bia rượu… là một trong các nguyên nhân khiến axit dạ dày tăng cao.

Thực phẩm bạn ăn ảnh hưởng trực tiếp đến lượng axit mà dạ dày tạo ra.

III. Ăn gì để giảm axit dạ dày? Top 20 thực phẩm nên ăn

Mất cân bằng axit trong dạ dày, nhất là tiết quá nhiều axit trong dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, trào ngược dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.

Để điều trị hiệu quả tình trạng dư thừa axit dạ dày, người bệnh bên cạnh dùng thuốc giảm tiết axit dạ dày theo hướng dẫn của bác sĩ cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm lành mạnh. 

Vậy nên ăn gì để giảm axit dạ dày? Dưới đây là một số loại thực phẩm/thức ăn lành mạnh không kích thích sản xuất axit dạ dày bạn nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày:

1. Củ gừng

Gừng có công dụng giảm đau, kháng viêm, trung hòa axit dạ dày, cải thiện tình trạng trào ngược và khó tiêu do dư axit. Để giảm axit dạ dày, người bệnh có thể:

  • Uống trà gừng: Cho 2-3 lát gừng tươi vào hãm với nước sôi rồng uống. 
  • Ăn trực tiếp 2-3 lát gừng tươi mỗi ngày.
  • Bổ sung gừng vào các món ăn.

Lượng gừng nên sử dụng tối đa trong 1 ngày là 4g với người có sức khỏe bình thường. Riêng với phụ nữ mang thai thì không nên dùng quá 1g, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không nên ăn gừng.

Đừng bỏ qua: Đau dạ dày ăn gừng được không? Nên ăn thế nào?

2. Củ nghệ

Nghệ dồi dào curcumin, giúp trung hòa axit dạ dày, bảo vệ các tế bào trong dạ dày khỏi nguy cơ ăn mòn đồng thời ngăn ngừa viêm loét và trào ngược dạ dày – thực quản. 

Để giảm axit dạ dày bằng củ nghệ, người bệnh ngoài thêm nghệ vào các món ăn phù hợp thì có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị: 120g bột nghệ, 60g mật ong.
  • Thực hiện: Trộn bột nghệ với mật ong thành hỗn hợp đồng nhất. Sau đó vo thành từng viên nhỏ cỡ hạt ngô. Mỗi lần uống 3 viên, uống 3 lần/ngày và dùng ít nhất 10 ngày liên tục. 

4. Mật ong

Mật ong giàu vitamin C, E và các khoáng chất canxi, kẽm, kali có khả năng cân bằng độ pH trong dạ dày, giảm sản xuất axit và ngăn ngừa những tác hại do thừa axit dạ dày gây ra. 

Để giảm axit dạ dày bằng mật ong, người bệnh có thể lựa chọn áp dụng 1 trong 2 cách sau:

  • Uống 1 thìa mật ong vào các buổi sáng và buổi tối trước bữa ăn 15 phút.
  • Thêm 2 thìa mật ong vào trà hoa cúc, nên uống 3 cốc trà hoa cúc nhỏ mỗi ngày. 

Lưu ý: Lượng mật ong nguyên chất nên dùng 1 ngày từ 10 – 30g (tương đương  1 muỗng), 1 tuần có thể dùng 7 – 10 muỗng.

5. Tỏi

Hoạt chất allicin trong tỏi không chỉ có khả năng điều chỉnh quá trình tăng tiết axit dịch vị mà còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh lý dạ dày như: đầy hơi, chướng bụng, đau bụng..

Người bệnh muốn giảm axit dạ dày có thể bổ sung tỏi vào bữa ăn hàng ngày hoặc thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị: Tỏi, mật ong.
  • Thực hiện: Tỏi bóc bỏ vỏ rồi giã nát. Cho tỏi vào lọ thủy tinh rồi đổ mật ong nguyên chất vào sao cho ngập hết tỏi. Bảo quản và ngâm trong 3 tuần là có thể sử dụng.
  • Cách dùng: Mỗi ngày ăn trực tiếp 2 – 3 thìa cả tỏi và mật ong.
Gừng, nghệ, mật ong và tỏi giúp giảm tiết axit dạ dày hiệu quả

6. Chuối

Chuối có tính kiềm nên có khả năng trung hòa axit trong dạ dày. Vì vậy nếu đang thắc mắc nên ăn gì để giảm axit dạ dày thì chuối chính là thực phẩm lý tưởng.

Người bị tăng axit dạ dày nên ăn 1 – 2 quả chuối chín mỗi ngày vừa giúp giảm axit dạ dày vừa có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe.

7. Dưa hấu

Dưa hấu có tính kiềm cao, pH từ 5-5.8 có khả năng trung hòa một phần lượng axit trong dạ dày. Loại quả này còn có hàm lượng magie cao – một chất thường có trong các thuốc giảm axit.

Mặt khác, dưa hấu còn giàu chất xơ và hàm lượng nước cao giúp tăng cường hoạt động của ruột, đẩy thức ăn đi dễ dàng hơn và giảm axit dạ dày dâng lên gây ợ chua. 

Để giảm tiết axit dạ dày, người bệnh có thể ăn  trực tiếp 3 – 4 lát dưa hấu hoặc uống 1 ly nước ép dưa hấu mỗi ngày.

8. Đu đủ chín

Enzyme papain trong đu đủ rất có lợi cho hệ tiêu hóa, có khả năng hạn chế virus, vi khuẩn gây bệnh và hỗ trợ điều trị đau dạ dày. Tiêu thụ đu đủ còn mang giảm bớt các triệu chứng khó tiêu và kích thích hệ tiêu hóa, mang lại cảm giác dễ chịu cho dạ dày.

Người bị tăng tiết axit dạ dày có thể ăn đu đủ trực tiếp hoặc chế biến thanh sinh tố, hoa qua trộn… để thay đổi khẩu vị. 

Ăn chuối, đu đủ chín giúp giảm tăng tiết axit dạ dày

9. Cà rốt

Cà rốt có chứa nhiều vitamin C, kali và các thành phần tự nhiên có tính kiềm nên có khả năng trung hòa axit trong dạ dày dư thừa. 

Để tăng hiệu quả giảm axit dạ dày dư thừa, bạn có thể kết hợp ép cà rốt cùng táo và dưa chuột lấy nước uống mỗi ngày.

10. Rau chân vịt

Rau chân vịt giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất được các chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “siêu thực phẩm” giúp giảm axit dạ dày và ngừa trào ngược axit.

Ngoài luộc rau chân vịt, bạn có thể sắc uống, nấu canh hoặc nấu cháo rau chân vịt đều được.

11. Củ cải đường

Củ cải đường cũng có khả năng giảm tăng tiết axit dạ dày. Nếu sau khi ăn củ cải đường bạn thấy nước tiểu có màu đỏ thì chứng tỏ lượng axit trong dạ dày đang ở mức thấp.

12. Nha đam

Nhờ khả năng làm mát tự nhiên, nha đam giúp điều trị ợ nóng và tăng tiết axit dạ dày. Ngoài uống nước nha đam, bạn có thể chế biến nha đam thành các món ăn giảm axit dạ dày.

Một số loại rau củ tốt cho việc giảm axit dạ dày như củ cải đường, rau chân vịt, cà rốt…

13. Bánh mì nguyên cám

Nhờ có hàm lượng tinh bột và chất xơ dồi dào nên ăn bánh mì nguyên cám giúp hấp thụ lượng axit dư thừa trong dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Vì vậy, trong trường hợp axit dịch vị tăng lên quá cao, người bệnh hoàn toàn có thể ăn 1 vài lát bánh mì để trung hòa lượng axit dịch vị trong dạ dày.

14. Yến mạch

Yến mạch với lượng chất xơ dồi dào không chỉ giúp tăng cường khả năng tiêu hóa mà còn hỗ trợ giảm axit dạ dày và các triệu chứng trào ngược axit.

Có nhiều loại yến mạch như yến mạch cán dẹt, yến mạch cắt thép, yến mạch ăn liền…Tuy nhiên, nếu dạ dày của bạn đang gặp vấn đề thì bạn nên chọn bột yến mạch nấu nhanh sẽ giúp dễ tiêu hóa và làm dịu cơn đau dạ dày.

15. Thịt gà

Nhờ hàm lượng protein dồi dào nên ăn thịt gà hỗ trợ ngăn ngừa axit dạ dày tăng tiết quá mức hiệu quả. Bạn nên ăn thịt gà luộc, hấp, rang thay vì chiên, rán đồng thời cần hạn chế dùng nhiều gia vị.

Nhờ có hàm lượng tinh bột và chất xơ dồi dào nên ăn bánh mì nguyên cám giúp hấp thụ lượng axit dư thừa trong dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

16. Sữa chua ít béo

Sữa chua ít béo có độ pH thấp, có khả năng trung hòa axit dạ dày, bảo vệ niêm mạc thực quản và dạ dày. Mặt khác, sữa chua còn giàu lợi khuẩn, rất tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Bạn có thể ăn từ 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày để ngăn chặn tình trạng tăng tiết axit dạ dày quá mức.

17. Sữa tươi

Sữa  tươi chứa canxi- một khoáng chất kiềm giúp trung hòa axit dạ dày. Nếu bạn đang mắc chứng tăng tiết axit dạ dày, hãy uống ngay một cốc sữa ấm để làm dịu dạ dày và giảm cảm giác khó chịu. 

18. Sữa đậu nành

Hàm lượng chất béo trong sữa đậu nành chỉ bằng 1/2 so với sữa bò nên đây là thực phẩm tốt cho người bị dư thừa axit. Mặt khác, sữa đậu nành có tinh kiềm tự nhiên nên có khả năng trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày. Chất xơ hòa cao trong đậu nành giúp giảm lực co bóp của dạ dày trong quá trình xử lý thức ăn. 

Lượng sữa đậu nành nên uống một ngày tối đa là 500ml. Tránh lạm dụng uống quá nhiều vì có thể gây đầy hơi, tiêu chảy, khó tiêu do cơ thể không thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng trong sữa.

Sữa chua, sữa tươi và sữa đậu nành giúp giảm axit dạ dày

19. Táo và giấm táo

Táo và giấm táo đều có hiệu quả trong điều trị tăng tiết axit dạ dày. Về bản chất, giấm táo và táo đều có tính axit, nhưng nó chứa các axit và enzyme lành mạnh nên có khả năng trung hòa axit dạ dày.

20. Dầu thực vật

Một số dầu thực vật như dầu hạt lanh, đậu nành, hạt cải, hướng dương… rất giàu Omega-3 và Omega-6 có tác dụng kháng viêm, trung hòa axit và tạo ra hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Vì vậy, bạn đừng quên sử dụng các loại dầu thực vật này trong chế biến các món ăn hàng ngày để kiểm soát axit dạ dày nhé.

Một số dầu thực vật giúp giảm axit dạ dày tốt như dầu hạt lanh, đậu nành, hạt cải, hướng dương

Yumangel gợi ý: Trào ngược dạ dày ăn củ sắn được không?

IV. Lưu ý trong thói quen ăn uống giúp giảm axit dạ dày

Song song với việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh có tác dụng giảm tiết axit, người bệnh cũng cần chú ý hình thành các thói quen ăn uống khoa học:

  • Ăn uống đủ bữa, đúng giờ, nên ăn trước khi giờ đi ngủ khoảng 3-5 tiếng. 
  • Không ăn quá no và quá nhiều trước khi đi ngủ để tránh dạ dày phải làm việc quá sức không được nghỉ ngơi.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ để giảm áp lực lên dạ dày, giúp dạ dày không phải làm việc quá nhiều một lúc. 
  • Uống đầy đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt uống một ly nước lọc mỗi sáng sau khi thức dậy nhằm đào thải bớt các chất có hại ra khỏi cơ thể.
Thói quen ăn uống khoa học giúp giảm axit dạ dày

V. Nên kiêng gì để giảm axit dạ dày? 

Nồng độ axit dạ dày tăng cao tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe và gây ra các bệnh nguy hiểm. Do đó, bên cạnh các thực phẩm có tác dụng làm giảm axit dạ dày, bệnh nhân cần kiêng ăn hoặc hạn chế tiêu thụ một số thực phẩm dưới đây:

1. Thực phẩm có tính axit

Các loại hoa quả chua (chanh, quất, xoài, cóc, me); thực phẩm lên men (dưa muối, cà muối, hành muối) đều là những thực phẩm có tính axit rất cao. Khi vào dạ dày sẽ làm tăng nồng độ PH trong dạ dày dẫn đến trào ngược, viêm loét dạ dày tá tràng. 

Vì vậy với người có sức khỏe bình thường nên hạn chế ăn, riêng với những người đang bị tăng tiết axit dạ dày và mắc bệnh đường tiêu hóa thì phải tuyệt đối hạn chế nhóm thực phẩm có tính axit.

2.Thực phẩm cay nóng

Đồ cay nóng khi tiêu thụ có thể gây kích ứng niêm mạc, co thắt cơ trơn dạ dày và gây buồn nôn, nôn. Hơn thế, các thực phẩm cay nóng còn làm nặng thêm tình trạng viêm loét.

Do đó, người bị tăng tiết axit dạ dày nên tránh xa các thực phẩm cay nóng như hạt tiêu, ớt, mùa tạt… để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

3. Rượu bia và các chất kích thích

Rượu bia hoặc đồ uống có cồn, các chất kích thích có khả năng duy trì axit dạ dày rất cao. Theo nghiên cứu, những người thường xuyên uống rượu bia và sử dụng chất kích thích có nguy cơ mắc chứng ợ chua cao gấp 5 lần so với người bình thường. 

Do vậy tốt nhất bạn nên từ bỏ thói quen rượu bia và các chất kích thích nếu muốn giảm lượng axit trong dạ dày.

Chanh có tính axit cao khi ăn sẽ gây tăng tiết axit dạ dày

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, các bạn đã biết nên ăn gì để giảm axit dạ dày. Xây dựng thói quen ăn uống khoa học với các thực phẩm lành mạnh giúp trung hòa và giảm tiết axit dạ dày hiệu quả, tránh bệnh trở nặng gây nguy hiểm. 

Có thể bạn quan tâm:

4.5/5 - (2 bình chọn)
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.