Skip to main content

Dược sĩ giải đáp: Đau dạ dày có ăn được rong biển không? Cách ăn đúng

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Rong biển giàu chất xơ, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ dạ dày, tăng cường sức khỏe đường ruột, tiêu hóa và hệ miễn dịch. Do đó, nếu bạn đang thắc mắc không biết người bị đau dạ dày có ăn được rong biển không thì câu trả lời là có. Nhưng cần chú ý không lạm dụng, chỉ ăn với lượng tối đa 100g rong biển/ngày với tần suất 2-3 lần/tuần.

I. Rong biển là gì? Dinh dưỡng và tác dụng 

Rong biển là thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn của nhiều người châu Á, đặc biệt là ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.

1. Định nghĩa 

Theo Cơ quan Dịch vụ Đại dương Quốc gia (NAS) của Mỹ, rong biển là tên gọi chung cho một loạt các loài thực vật và tảo mọc ở đại dương, hồ và sông. Thực vật này là một phần của nhóm thực vật đa bào có chứa chất diệp lục được gọi là tảo vĩ mô và thường được phân thành ba nhóm: tảo xanh (chlorophyta), tảo nâu (ochrophyta, phaeophyceae) và tảo đỏ (rhodophyta).

Hiện nay, có hơn 145 loại được ăn trên toàn thế giới. Trong đó, có 7 loại rong biển ăn được phổ biến là:

  • Nori: Nori là một loại rong biển màu đỏ, sau khi được sấy khô và cắt thành tấm, chủ yếu được dùng để gói sushi. 
  • Kombu: Loại rong biển màu nâu này được sử dụng để tăng hương vị umami của các món ăn như súp và dashi, một loại nước dùng phổ biến được sử dụng trong các món ăn Nhật Bản.
  • Wakame: Mặc dù được xếp vào loại tảo bẹ nâu nhưng loại rong biển này có màu xanh đậm và vị hơi ngọt. Wakame được sử dụng để làm món salad rong biển và làm thành phần tăng hương vị trong súp miso.
  • Ogonori hoặc rêu biển: Ogonori là một loại rong biển có màu tím được người Hawaii dùng làm món salad trong nhiều thập kỷ. Nó cũng được sử dụng để làm thạch bằng cách đun sôi và chiết agar.
  • Hijiki: Hijiki là loại rong biển màu đen được bán ở dạng khô và cắt nhỏ. Nó thường được sử dụng như một món khai vị trong nền văn hóa Nhật Bản và Hàn Quốc và là một thành phần trong nước dùng, salad và các món ăn chay. 
  • Umibudo: Dịch sang tiếng Việt là “nho biển”, là một loại rong biển màu xanh lá cây có sợi có bọt nhỏ. Loại rong biển này được ăn như một món ăn nhẹ có vị mặn và là cây trồng chủ yếu của nông dân Okinawa.
  • Dulse: Là một loại rong biển màu tía thường được sử dụng như một món ăn nhẹ hoặc làm lớp phủ cho món salad, khoai tây và bỏng ngô sau khi nó khô và vỡ vụn. 
Rong biển là tên gọi chung cho một loạt các loài thực vật và tảo mọc ở đại dương, hồ và sông.
Rong biển là tên gọi chung cho một loạt các loài thực vật và tảo mọc ở đại dương, hồ và sông.

2. Dinh dưỡng

Mặc dù rong biển phát triển ở mọi nơi trên thế giới nhưng chúng phổ biến nhất trong các món ăn Đông Á và Thái Bình Dương, nơi chúng được sử dụng trong sushi, salad, súp và món hầm.

Theo một nghiên cứu, rong biển thường được bán dưới dạng thực phẩm bổ sung ở dạng bột hoặc viên nang, chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, chất xơ, axit béo không bão hòa đa, sắt, folate và Vitamin D và B12.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thành phần dinh trong 100g rong biển gồm:

Dinh dưỡng Giá trị
Calo 306 kcal
Lipid 0,3 g
Chất béo bão hoà 0,1 g
Natri 102 mg
Kali 1.125 mg
Carbohydrate 81 g
Chất xơ 8 g
Đường 3 g
Protein 6g 
Calci 625 mg
Sắt 21,4 mg
Vitamin B6 0,3 mg
Magnesi 770 mg
Dưỡng chất khác  Vitamin A, B2, B5, C, D, E; đồng, magan, Iốt, Molybdenum, Phốt pho, Selen, Vanadi, kẽm…

3. Tác dụng 

Theo trang webmd.com, những lợi ích tiềm năng của rong biển với sức khỏe gồm:

3.1. Hỗ trợ chức năng tuyến giáp khỏe mạnh 

Hormon tuyến giáp giúp điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể, từ chu kỳ kinh nguyệt đến kiểm soát nhiệt độ. Nếu không có đủ iốt, tuyến giáp của bạn không thể sản xuất đủ lượng hormone này (một tình trạng gọi là suy giáp). Bạn cũng có thể bị bướu cổ, tuyến giáp phì đại rõ rệt. 

Iốt đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai vì nó liên quan đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Trẻ nhỏ thiếu sắt có nguy cơ bị thiểu năng trí tuệ và chậm phát triển.

Rong biển là nguồn cung cấp iốt tuyệt vời. Khoáng chất vi lượng này rất quan trọng đối với sức khỏe của tuyến giáp, một tuyến ở cổ giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất của bạn. Cơ thể bạn không tạo ra iốt nên bạn phải lấy nó từ thực phẩm hoặc chất bổ sung.

3.2. Cải thiện sức khỏe đường ruột

Rong biển chứa carbohydrate hoạt động như prebiotic, là chất xơ không tiêu hóa được, nuôi dưỡng vi khuẩn khỏe mạnh trong đường tiêu hóa của bạn. 

Mặt khác, đường có trong rong biển giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn “tốt” này và tăng mức độ axit béo ngắn hạn giúp niêm mạc ruột khỏe mạnh.

3.3. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Các nghiên cứu ban đầu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc ăn rong biển và nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn. 

Một số nghiên cứu phát hiện và chỉ ra rằng, polyphenol, hợp chất có trong rong biển, có thể giúp giảm huyết áp, cholesterol LDL hoặc cholesterol “xấu” và mức cholesterol toàn phần.

3.4. Ổn định lượng đường trong máu

Một số bằng chứng cho thấy, các hợp chất trong rong biển có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Các nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra rằng, hóa chất thực vật gọi là polyphenol có thể giúp giảm lượng đường trong máu. 

Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, fucoxanthin – một chất chống oxy hóa có trong một số loại rong biển, cũng có thể đóng vai trò kiểm soát lượng đường trong máu.

3.5. Tăng cường sức khỏe miễn dịch 

Rong biển có chứa chất chống oxy hóa và prebiotic được biết là góp phần giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa rõ cơ thể con người xử lý các thành phần này từ rong biển tốt đến mức nào.

3.6. Làm giảm nguy cơ ung thư

Các nghiên cứu ban đầu đã phát hiện ra rằng, Fucoidan – một loại carbohydrate có trong rong biển màu nâu, có đặc tính chống ung thư. 

Một số thành phần khác của rong biển như axit folic và polyphenol cũng được cho là có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh ung thư. 

Rong biển giàu dưỡng chất tốt cho đường ruột, hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ ung thư…
Rong biển giàu dưỡng chất tốt cho đường ruột, hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ ung thư…

Như vậy, với người có sức khỏe bình thường, ăn rong biển mang lại rất nhiều lợi ích. Còn với người bị đau dạ dày thì sao, đau dạ dày có ăn rong biển được không? Câu trả lời sẽ có trong phần II, cùng theo dõi nhé!

II. Đau dạ dày có ăn rong biển được không? Tại sao?

Theo dược sĩ Nguyễn Thị Thu – tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược: Hiện nay, vẫn chưa có báo cáo nào về việc ăn rong biển gây hại cho người bị đau dạ dày. Cũng chưa có nghiên cứu nào khuyến nghị người bị đau dạ dày không nên ăn rong biển. Vì vậy, bệnh nhân đau dạ dày vẫn có thể ăn rong biển với lượng phù hợp.

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu 
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Theo tìm hiểu, ăn rong biển mang lại một số tác dụng cho sức khỏe dạ dày, đường ruột và hệ tiêu hóa:

1. Bảo vệ dạ dày 

Các loại prebiotic (chất xơ) trong rong biển có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Vì vậy, ăn rong biển giúp hạn chế bệnh viêm loét dạ dày, thực quản và ruột non. 

2. Tốt cho sức khỏe đường ruột 

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, rong biển có hàm lượng chất xơ phong phú nên tiêu thụ thực phẩm này rất tốt cho sức khỏe đường ruột, giảm tình trạng táo bón  đồng thời còn là nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong ruột. 

Theo forbes.com và webmd.com, rong biển chứa carbohydrate hoạt động như prebiotic, là chất xơ không tiêu hóa được, nuôi dưỡng vi khuẩn khỏe mạnh trong đường tiêu hóa. Mặt khác, đường có trong rong biển giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn “tốt” này và tăng mức độ axit béo ngắn hạn giúp niêm mạc ruột khỏe mạnh.

Trang doctorseaweed.com cho biết, một số loại thực phẩm có khả năng cải thiện sức khỏe đường ruột, bao gồm cả rong biển. Các nghiên cứu đã khám phá tiềm năng của rong biển trong việc giúp chúng ta tận dụng tối đa vi khuẩn tốt trong đường tiêu hóa, thay vì để chúng đơn giản đi qua chúng ta. 

Một nghiên cứu của Trường Y thuộc Đại học Stanford đã phát hiện ra rằng, rong biển có thể giúp hình thành một chủng vi khuẩn trong ruột. Hơn nữa, chất xơ trong rong biển cao hơn hầu hết các loại trái cây và rau quả giúp giữ cho các tế bào tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động trơn tru.

Một số loại đường cũng được tìm thấy trong rong biển – được gọi là polysacarit sunfat cũng được cho là có khả năng làm tăng sự phát triển của vi khuẩn đường ruột tốt, bằng cách hỗ trợ sản xuất axit béo chuỗi ngắn (SCFA ) cung cấp hỗ trợ và nuôi dưỡng các tế bào lót ruột.

Chính vì những lý do trên nên doctorseaweed.com khẳng định, thêm rong biển vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể hỗ trợ sức khỏe và chức năng của hệ vi sinh vật đường ruột về lâu dài.

3. Hỗ trợ tiêu hóa 

Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Trang forbes.com cho hay, tùy thuộc vào loại rong biển, một khẩu phần 5 gam rong biển đỏ, nâu hoặc xanh đóng góp 10% đến 14% RDI (khẩu phần ăn hàng ngày tham khảo) cho chất xơ. 

Hơn nữa, rong biển có chứa carrageenan, agar và các polysaccharide khác không chỉ hoạt động như một nguồn chất xơ mà còn cung cấp prebiotic, có thể có lợi cho vi khuẩn đường ruột. 

4. Điều hòa đường tiêu hóa

Xenlulo – thành phần trong rong biển có công dụng điều hòa đường tiêu hóa, tăng cường bài tiết cholesterol, khống chế sự hấp thu cholesterol. 

Theo các tài liệu Đông y, rong biển tính lạnh, tác dụng sạch ruột, nhuận trường,  thông tiện, những người táo bón do bị nhiệt nên ăn.

5. Tăng cường sức đề kháng

Lượng chất chống oxy hóa trong rong biển cao giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Từ đó, cơ thể chống chịu được với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. 

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra tác dụng của các hợp chất chống oxy trong việc ngăn chặn các loại virus mang các bệnh truyền nhiễm xâm nhập các tế bào của cơ thể. 

Theo webmd.com, rong biển có chứa chất chống oxy hóa và prebiotic được biết là góp phần giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa rõ cơ thể con người xử lý các thành phần này từ rong biển tốt đến mức nào.

Người bị đau dạ dày có thể ăn rong biển bình thường với lượng hợp lý
Người bị đau dạ dày có thể ăn rong biển bình thường với lượng hợp lý

III. Hướng dẫn cách ăn rong biển đúng cho người bị đau dạ dày 

Rong biển là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, khi sử dụng đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì vậy, khi tiêu thụ rong biển, bạn cần chú ý đến liều lượng, cách chế biến sao cho phù hợp và an toàn.

1. Liều lượng 

Lượng rong biển người bị đau dạ dày có thể ăn theo khuyến cáo của các chuyên gia là khoảng 15-20g/lần ăn và tối đa 100g/ngày với tần suất 2-3 lần/tuần. Bạn nên ăn rong biển thành nhiều bữa thay vì ăn hết trong một lần.

Tuyệt đối không lạm dụng ăn rong biển hàng ngày và liên tục với lượng nhiều. Vì việc làm này có thể gây các tác dụng phụ không mong muốn như: nhiễm độc kim loại nặng, dư thừa i-ốt, rối loạn tiêu hóa, dễ bị dị ứng, nổi mụn nhọt…

2. Thời điểm ăn 

Không có quy định cụ thể về thời gian ăn rong biển trong ngày. Bạn có thể ăn rong nho bất cứ thời điểm nào trong ngày như các loại rau xanh khác. 

Mặt khác, cần kết hợp ăn rong biển với các loại rau xanh củ quả khác để đảm bảo cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Tuyệt đối không nên ăn rong biển thay thế các loại rau khác.

3. Cách sơ chế

Để khử tanh và khử mạn cho rong biển, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

– Đối với rong nho tươi: Rửa rong biển qua nước rồi cho vào tô nước đá ngâm khoảng 2 – 3 phút là có thể mang ra chế biến. 

Đối với rong biển khô (rong biển tách nước): Cho rong biển khô vào nước ngâm khoảng 3 – 5 phút để rong nở ra. Tiếp đó, vớt rong biển ra rồi cho vào ngâm trong tô nước đá lạnh khoảng 3 phút.

4. Cách chế biến 

Theo  webmd.com, có nhiều cách để thêm rong biển vào chế độ ăn uống, bao gồm:

  • Nấu nước súp với tảo bẹ khô hoặc kombu.
  • Trộn arame tươi và wakame với giấm, dầu mè, hành lá và tỏi để làm món salad rong biển.
  • Làm hỗn hợp rong biển xay, kombu, dulse, muối, tiêu đen và hạt vừng.
  • Ăn nhẹ bằng nori khô.
  • Thêm kombu vào đậu nấu chín.
  • Làm sushi. 
  • Làm món salad “cá ngừ” thuần chay với đậu xanh, sốt mayonnaise thuần chay, cần tây, hành đỏ, muối, tiêu và mảnh dulse.
  • Gỏi rong biển: gồm các loại rong biển khác nhau trộn với giấm gạo.
  • Rong biển hầm sườn chân gà.
  • Rong biển kho thịt. 
  • Súp rong biển hay miyeok guk: là một món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc được làm từ rong biển nâu hoặc wakame. Bạn làm món này bằng cách ngâm rong biển khô cho mềm rồi nấu với thịt bò (hoặc loại protein khác), dầu mè và gia vị.

5. Thực phẩm nên/tránh kết hợp 

Rong biển rất thích hợp chế biến và ăn kèm với tôm, sườn lợn, đậu phụ. Tuy nhiên, bạn không nên ăn chung với các nguyên liệu và thực phẩm dưới đây:

  • Quả hồng, trà, trái cây ngâm chua: nếu ăn cùng rong biển sẽ tạo ra hợp chất kết tinh khó tan, khiến cho dạ dày, đường ruột không khỏe. 
  • Huyết heo và cam thảo: nếu ăn cùng sẽ gây bất lợi cho sự hấp thu và tiêu hóa, dẫn đến táo bón. 
  • Các thực phẩm có tính kiềm: Chẳng hạn như lòng đỏ trứng, phô mai, xúc xích, thịt bò, bánh mì, tiểu mạch không nên ăn cùng rong biển.
Lượng rong biển người bị đau dạ dày có thể ăn theo khuyến cáo của các chuyên gia là khoảng 15-20g/lần ăn và tối đa 100g/ngày với tần suất 2-3 lần/tuần.
Lượng rong biển người bị đau dạ dày có thể ăn theo khuyến cáo của các chuyên gia là khoảng 15-20g/lần ăn và tối đa 100g/ngày với tần suất 2-3 lần/tuần.

IV. Lưu ý cho người bị đau dạ dày khi ăn rong biển 

Ăn rong biển an toàn cho hầu hết mọi người, bao gồm cả người bị đau dạ dày. Nhưng có một số điều cần chú ý:

1. Đối tượng cần cẩn trọng

Người bị đau dạ dày nếu đang có 1 trong các vấn đề sức khỏe dưới đây cần cẩn trọng khi ăn rong biển:

  • Đang bị mụn nhọt: Ăn rong biển khi đang bị mụn nhọt có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn gây khó khăn cho việc điều trị.
  • Mắc bệnh cường giáp: Người mắc bệnh cường giáp không nên ăn rong biển vì thực phẩm này có hàm lượng Iốt cao có thể làm bệnh tình nghiêm trọng hơn. 
  • Thai phụ, người đang cho con bú và trẻ nhỏ: Nhóm đối tượng này cần chú ý ăn rong biển với lượng hợp lý để tránh tình trạng bị dư thừa I-ốt.
  • Có các vấn đề về thận hoặc máu, đang sử dụng thuốc điều trị: Cần kiêng ăn rong biển trong thời gian chữa trị. Vì theo nhiều nghiên cứu, vitamin K có trong rong biển có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc chống đông máu nếu sử dụng cùng nhau. 
  • Các bệnh nhân sắp hoặc đang điều trị thuốc, phẫu thuật: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn rong biển.

2. Tương tác thuốc 

Rong biển có thể can thiệp vào một số loại thuốc. Rong biển rất giàu kali tốt cho sức khỏe nhưng có thể gây hại cho người mắc bệnh thận. 

Rong biển cũng chứa vitamin K, có thể gây trở ngại cho các loại thuốc làm loãng máu như warfarin (Coumadin).

3. Rong biển quá nhiều iốt

Mặc dù iốt rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp nhưng quá nhiều khoáng chất vi lượng này có thể dẫn đến suy giáp. 

Chúng ta chỉ cần iốt với số lượng nhỏ – lý tưởng nhất là dưới 1.100 microgam mỗi ngày. Đặc biệt, trẻ em, trẻ sơ sinh và những người mắc chứng rối loạn tuyến giáp nên tránh dùng quá nhiều iốt.

4. Một số loại rong biển có hàm lượng kim loại nặng cao

Rong biển có thể chứa hàm lượng asen, cadmium, thủy ngân hoặc chì cao, tùy thuộc vào cách thức và nơi nó được trồng. 

FDA – Food and Drug Administration (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) quy định hàm lượng kim loại nặng trong rong biển tươi, nhưng không quy định trong chất bổ sung rong biển. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn rong biển.

5. Lưu ý khác

Khi chế biến rong biển, bạn cần đảm bảo thực hiện đúng cách để không gây mất dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe. 

Tốt nhất nên cho rong biển vào lúc nước nóng hoặc đang sôi, đồng thời nấu rong biển vừa chín tới để đảm bảo không làm mất đi dinh dưỡng có trong thực phẩm này.

Mặc dù iốt rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp nhưng quá nhiều khoáng chất vi lượng này có thể dẫn đến suy giáp. 
Mặc dù iốt rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp nhưng quá nhiều khoáng chất vi lượng này có thể dẫn đến suy giáp.

V. Gợi ý một số món ăn từ rong biển tốt cho bệnh nhân đau dạ dày

Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý một số món ăn từ rong biển tốt cho dạ dày, hệ tiêu hóa và đường ruột, người bị đau dạ dày có thể tham khảo:

1. Canh rong biển nấu đậu hũ non

Canh rong biển đậu phụ (đậu hũ) thanh đạm lại rất dễ nấu. Món ăn này giúp thanh lọc và bồi bổ cơ thể, cách nấu như sau:

  • Chuẩn bị: 10g rong biển khô, 2 miếng đậu hũ non, 150g thịt bằm, 1 củ  hàng tím, gia vị (đường, muối, hạt nêm, tiêu).
  • Sơ chế: Rong biển rửa với nước cho sạch, sau đó ngâm với nước lạnh khoảng 20 phút cho rong biển nở đều. Khi ngâm rong biển, bạn nên cho chút muối vào để khử bớt mùi tanh. Rong biển nở hết thì vớt ra rồi cắt thành từng đoạn ngắn. Đậu hũ cắt miếng nhỏ; ướp thịt băm với chút hạt nêm và tiêu; hành tím băm nhỏ.
  • Cách nấu: Đun sôi nước, dùng thìa xắn từng viên thịt băm cho vào. Nước sôi trở lại bạn cho đậu hũ non và rong biển vào đun thêm 5 phút. Nêm nếm gia vị và thưởng thức.

2. Canh rong biển nấu sườn lợn

Canh rong biển sườn lợn với vị béo thơm của thịt và giòn giòn của rong biển vô cùng hấp dẫn. Cách nấu khá đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị: rong biển khô 15g, 300g xương sườn lợn, hành lá, gừng, gia vị, dầu ăn.
  • Sơ chế: Sườn lợn chặt thành miếng nhỏ vừa ăn, chần qua nước sôi và gừng để khử đi mùi hôi. Rong biển khô đem ngâm với nước trong khoảng 15 phút cho tới khi nở hết ra thì đem cắt nhỏ.
  • Nấu canh: Cho xương sườn vào xào trong khoảng 2 phút cho tới khi thịt săn lại. Đổ khoảng 1 lít nước vào nồi, thêm chút muối, hạt nêm vào hầm trong khoảng 20 phút. Tiếp tục cho rong biển vào đun sôi trở lại khoảng 3 phút, cho thêm hành lá vào là hoàn thành món ăn. 
Canh rong biển nấu sườn lợn.
Canh rong biển nấu sườn lợn.

3. Rong biển hầm thịt gà 

Rong biển hầm thịt gà vừa thơm ngon vừa giàu dinh dưỡng, rất thích hợp cho người đang bị tổn thương dạ dày.

  • Chuẩn bị: 300g thịt gà, 100g rong biển khô, 1/2 hành tây, gừng, tỏi, dầu mè, gia vị.
  • Sơ chế: Rong biển sơ chế tương tự 2 cách nấu ở trên. Hành tây bóc vỏ rồi cắt múi cau; tỏi bóc vỏ rồi đập dập; gừng cạo vỏ và đập dập. Thịt bò rửa sạch, chặt miếng vừa ăn rồi ướp với chút gia vị theo khẩu vị.
  • Cách nấu: Phi thơm tỏi, gừng rồi cho hành tây vào xào cùng. Tiếp tục cho thịt gà vào xào cùng cho tới khi săn lại thì đổ nước vào đun sôi. Thịt gà chín bạn cho rong biển vào đun sôi trở lại, nêm nếm gia vị là hoàn thành món ăn.

4. Rong biển kho thịt

Nguyên liệu cần có trong món rong biển thịt kho

  • Chuẩn bị: 250g rong biển khô hoặc tươi, 500g thịt ba chỉ, gừng, hành, gia vị, đường.
  • Sơ chế: Nếu dùng rong biển tươi, bạn rửa sạch rồi cho vào ngâm trong nước muối khoảng 3 phút để khử tanh. Nếu dùng rong biển khô, bạn cho vào ngâm trong nước khoảng 20 phút cho tới khi nở hết. Cắt rong biển thành từng khúc ngắn vừa ăn. Gừng thái thành từng lát mỏng, hành cắt khúc.
  • Cách nấu: Đun nóng dầu rồi cho gừng vào đảo thơm. Tiếp tục cho thịt vào đảo đều cho tới khi săn lại. Thêm gia vị vào thịt xào cho tới khi thịt chín vàng. Đổ nước vào thịt kho trong khoảng 30 phút sau đó cho rong biển vào đun sôi trở lại trong khoảng 5 phút. Khi các nguyên liệu chín hết bạn cho hành lá vào là xong.

Để giảm cơn đau dạ dày, ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống, bạn có thể tham khảo và sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel, sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc bởi Tập đoàn Dược Phẩm Đại Bắc. 

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel

Trong Yumangel có chứa thành phần Almagate 1g có tác dụng trung hòa axit mạnh và hiệu quả kéo dài hơn các thuốc thế hệ trước. 

Khi đi vào dạ dày, Yumangel cũng tạo ra một lớp màng nhầy bao phủ lên bề mặt niêm mạc dạ dày, bảo vệ dạ dày khỏi sự tổn thưởng của axit dạ dày hay các tác nhân khác. 

Yumangel có hàm lượng Na thấp nên có thể sử dụng cho cả bệnh nhân có vấn đề về tim mạch, cao huyết áp hay người có chế độ ăn nhạt. Thuốc có mùi thơm nhẹ, dễ uống và không cần pha. Khi cơn đau dạ dày xuất hiện, bạn chỉ cần xé và uống liền, rất tiện lợi.

Như vậy, bài viết đã giúp người bị đau dạ dày nắm được đau dạ dày có ăn được rong biển không. Đồng thời biết cách ăn đúng để đảm bảo giữ được tối đa dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe, tránh tình trạng dư thừa gây ra phản ứng phụ.

Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để gặp trực tiếp dược sĩ của Yumangel nhé.

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/diet/health-benefits-seaweed

https://www.forbes.com/health/nutrition/health-benefits-of-seaweed/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/323916#benefits

https://doctorseaweed.com/blogs/news/can-seaweed-improve-the-health-of-your-gut

https://www.terrasana.com/stories/can-i-eat-seaweed-unlimited/

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.