Cảm giác đầy bụng khi mang thai thường chỉ mang lại sự khó chịu, ít khi gây ảnh hưởng lớn nên thai phụ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu chứng đầy hơi khi mang thai kéo dài và không thuyên giảm các mẹ nên đi gặp bác sĩ ngay. Cùng Yumangel theo dõi nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng khi mang thai và một số cách xử lý nhé!
Mục lục
I – Nguyên nhân mẹ bầu bị đầy bụng khi mang thai
Đầy bụng có thể là một hội chứng dạ dày thai kỳ, xảy ra khi các thai phụ cảm giác chướng bụng, đầy hơi và khó chịu. Tình trạng bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu, đầy hơi khi mang bầu 3 tháng giữa và đầy bụng khi mang thai 3 tháng cuối có thể do các nguyên nhân sau:
- Do ăn phải thức ăn khó tiêu: Nhiều dầu mỡ, giàu đạm, nhiều tinh bột…
- Do mẹ bầu bị táo bón.
- Do mẹ bầu tăng cân nhanh gây áp lực cho vùng chậu.
- Do nội tiết tố progesterone tiết ra nhiều quá mức làm kéo giãn cơ vùng chậu khiến tiêu hóa bị chậm lại, tăng thời gian vi khuẩn hoạt động tạo ra nhiều khí gây ợ nóng và đầy hơi.
Nguyên nhân có bầu bị đầy hơi chướng bụng là do thay đổi nội tiết tố progesterone, mẹ bầu bị táo bón, ăn phải thức ăn khó tiêu, thai nhi lớn lên…
- Do thai nhi lớn lên và không ngừng phát triển khiến tử cung cũng to ra và chiếm nhiều không gian hơn.
- Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường ăn uống khó tiêu.
- Bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích khiến thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày gây tích tụ, sinh ra khí gây đầy bụng.
II – Dấu hiệu đầy bụng khi mang thai
Hiện tượng đầy hơi khi mang thai thường xuất hiện cùng với các triệu chứng dưới đây:
- Bụng bầu của mẹ bị căng tức, khó chịu.
- Có cảm giác đau bụng lâm râm.
Có thai bị đầy hơi khiến mẹ bầu bị căng tức và khó chịu ở vùng bụng.
- Ợ khan, ợ chua.
- Ăn nhanh no, chán ăn.
- Rối loạn tiêu hóa.
III – Bị đầy hơi khi mang thai có nguy hiểm không?
Phụ nữ mang thai bị đầy bụng khó tiêu là triệu chứng khá phổ biến trong thai kỳ. Ngoài cảm giác căng tức và khó chịu thì triệu chứng đầy hơi khi mang thai thường không quá nguy hiểm và gây ảnh hưởng lớn.
Mẹ bầu bị đau bụng đầy hơi khi mang bầu kéo dài nên đi thăm khám ngay.
Tuy nhiên, nếu tình trạng mang thai bị đầy bụng khó tiêu kéo dài và không thuyên giảm kèm theo các triệu chứng như: chán ăn, ăn uống khó tiêu, táo bón liên tục, đi đại tiện, đi tiểu khó, ra máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể thì mẹ bầu cân đi thăm khám và điều trị ngay, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ.
IV – Có bầu bị đầy bụng phải làm sao? Cách giảm đầy bụng khi mang thai
Dưới đây là một số biện pháp giúp mẹ bầu cải thiện cảm giác bụng đầy hơi khi mang thai:
1. Chế độ ăn uống hợp lý
Mang thai bị đầy bụng phải làm sao? Để giảm tình trạng bị đầy hơi khi mang bầu, mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý và khoa học:
- Uống nhiều nước: Mẹ bầu cần bổ uống ít nhất 2 lít/ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể. Ngoài nước lọc thì có thể uống các loại nước ép trái cây an toàn cho thai kỳ như: cà rốt, cam, mận, bưởi, táo, đu đủ chín, nho…
- Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: Thức ăn của mẹ bị chướng bụng đầy hơi khi mang bầu nên chế biến ở dạng mềm và lỏng; tăng cường thực phẩm chứa nhiều chất xơ như khoai lang, rau xanh, hoa quả.
Những thực phẩm này vừa hỗ trợ nhuận tràng vừa giúp tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý nên tăng lượng chất xơ từ từ để tránh táo bón do ăn quá nhiều chất xơ.
- Bổ sung thực phẩm chứa lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa: Ví dụ như sữa chua, sữa chua uống lên men…
- Thức ăn nên tránh: đồ ăn lên men (dưa muối, cà muối, hành muối); đồ ăn (gà rán, hamburger); thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; thức ăn dễ gây sinh khí làm đầy hơi (bắp cải, hành, đậu, bông cải xanh); đồ uống có ga, nước ngọt, nước tăng lực…
- Nguyên tắc ăn uống: Chỉ nhỏ bữa ăn trong ngày thành 5 – 6 bữa thay vì ăn 3 bữa chính trong ngày; ăn chậm, nhai kỹ; tránh vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại…
2. Chế độ luyện tập và sinh hoạt khoa học
Chế độ luyện tập và sinh hoạt khoa học cũng giúp giảm cảm giác đầy hơi khi mang thai hiệu quả. Cụ thể các mẹ nên:
- Vận động, tập thể dục vừa sức mỗi ngày.
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress.
Có bầu bị đầy hơi phải làm sao? Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học là cách làm giảm đầy bụng khi mang thai.
- Từ bỏ các thói quen xấu như: uống bia, nước trà, cà phê, rượu, thức uống có cồn; thức khuya, ngủ muộn…
- Không nên nằm ngay sau khi ăn, nên vận động nhẹ nhàng để kích thích tiêu hóa.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và có độ co giãn tốt cũng là cách giảm đầy hơi khi mang thai.
V – Giải pháp phòng tránh có bầu bị đầy hơi
Để phòng tránh tình trạng mang thai bị đầy hơi, các mẹ nên tuân thủ và thực hiện các lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện chúng tôi vừa chia sẻ ở trên trong phần cách chữa đầy bụng khi mang thai.
Mặc dù đầy bụng khi mang thai là triệu chứng thường gặp và không nguy hiểm nhưng lại mang đến cho mẹ bầu cảm giác khó chịu, nếu kéo dài có gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!