Co thắt thực quản sẽ làm cản trở quá trình vận chuyển thức ăn xuống dạ dày, khiến người bệnh cảm thấy đau tức ngực, buồn nôn, khó thở…
Những triệu chứng này có thể nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến tiêu hóa khác, khiến bệnh không được phát hiện sớm. Nếu để lâu, co thắt thực quản có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là ung thư thực quản.
Mục lục
I – Bị co thắt thực quản là gì?
Bệnh co thắt thực quản là tình trạng rối loạn co giãn cơ trơn ở thực quản, khiến việc di chuyển thức xuống dạ dày gặp khó khăn.
Dựa vào vị trí, co thắt thực quản có thể chia thành 2 loại là co thắt cơ thắt thực quản dưới và co thắt cơ thắt thực quản trên.
Ngoài ra, còn có cách phân loại co thắt thực quản phổ biến hơn là co thắt thực quản lan tỏa và co thắt thực quản cục bộ.
Triệu chứng khi bị co thắt thực quản giống với triệu chứng các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa khác như khó nuốt, buồn nôn, đau tức ngực, nôn mửa…
Do đó, chúng ta thường khó phát hiện viêm co thắt thực quản sớm. Lâu dần, tình trạng rối loạn co thắt thực quản có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị phù hợp và kịp thời, nhất là ung thư thực quản.
II – Nguyên nhân co thắt thực quản
Hiện nay, chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng co thắt thực quản. Trong đó, hệ thần kinh, di truyền, nhiễm trùng được giả thuyết là nguyên nhân co thắt thực quản.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ cơ thắt thực quản như:
– Phụ nữ có khả năng bị co thắt thực quản cao hơn nam giới.
– Sử dụng thực phẩm nóng hoặc lạnh hoặc có nước
– Bị ợ nóng hoặc bị trào ngược dạ dày thực quản
– Căng thẳng, lo âu
– Người lớn tuổi dễ bị co thắt thực quản hơn người trẻ tuổi
Chưa xác định chính xác nguyên nhân gây co thắt thực quản.
III – Triệu chứng của co thắt thực quản
Biểu hiện co thắt thực quản không đặc trưng. Do đó, người bệnh có thể nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác. Dưới đây sẽ là một vài dấu hiệu co thắt thực quản mà bạn có thể tham khảo:
– Triệu chứng nổi bật nhất là khó nuốt, đau tức ngực khi nuốt
– Buồn nôn, có thể nôn mửa
– Đôi khi bị ợ hơi, ợ nóng
– Có thể bị ho và thở khò khè
– Thậm chí còn bị hôi miệng
– Người bệnh có thể bị sụt cân do ăn uống khó khăn
Vì triệu chứng của co thắt thực quản rất khó phân biệt với các bệnh lý khác, nên ngay khi có các dấu kể trên, bạn nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ.
Biểu hiện của co thắt thực quản là gì?
IV – Cách chữa co thắt thực quản
Để chẩn đoán co thắt thực quản, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện các phương pháp sau:
– Chụp X-quang nuốt bari: Thủ thuật này còn gọi là X-quang đường tiêu hóa có cản quang, nó sẽ cho thấy độ rộng của thực quản trên và độ hẹp của thực quản dưới.
– Đo lường áp suất: Để xác định cơ ở thực quản có hoạt động hay không và độ tăng áp ở cơ vòng thực quản dưới.
– Nội soi: Giúp kiểm tra cơ vòng có có chặt hay không.
Nếu cần kiểm tra dấu hiệu khối u, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm thêm xét nghiệm sinh thiết.
Vì chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây co thắt thực quản, nên việc điều trị chỉ giúp làm giảm triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng.
Dưới đây là các giải pháp điều trị co thắt thực quản thường được áp dụng:
– Thuốc điều trị co thắt thực quản: Bác sĩ có thể chỉ định nhóm thuốc nitrat hoặc thuốc chẹn kênh canxi nhằm làm giãn cơ vòng, làm giảm áp lực trong lòng thực quản. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định sử dụng thêm các loại thuốc chống co thắt thực quản như thuốc chống viêm. chống xuất tiết…
Phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc điều trị co thắt thực quản p
– Phẫu thuật: Để làm giảm sức ép của cơ thắt, phẫu thuật cũng có thể được chỉ định. Nếu phẫu thuật nhiều lần mà bệnh vẫn tái phát, trong trường hợp xấu nhất, người bệnh sẽ phải cắt bỏ 1 phần thực quản.
Bên cạnh cạnh các phương pháp y khoa ở trên, bạn nên lưu ý những điểm sau đây để ngăn ngừa diễn tiến bệnh co thắt thực quản:
– Tập ăn và nhai chậm
– Tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe và diễn tiến của bệnh.
– Không tự ý bỏ toa thuốc hoặc tự ý uống thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.
– Chủ động đến gặp bác sĩ nếu có triệu chứng khó nuốt trong thời gian kéo dài hoặc có triệu chứng bệnh còn sót lại sau khi điều trị bệnh.
– Ngay lập tức hỏi ý kiến bác sĩ nếu nôn ra máu hoặc xuất hiện triệu chứng mới.
Trên đây là những chia sẻ của Yumangel về chứng co thắt thực quản. Mong rằng, bạn sẽ có thêm kiến thức để vượt qua căn bệnh khó chịu này.
Để được dược sĩ của Yumangel tư vấn về các bệnh lý liên quan đến dạ dày nói chung, bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới hoặc gọi đến hotline miễn phí cước 1800.1125.
Chưa có bình luận!