Những cơn đau dạ dày về đêm thường diễn ra vào khoảng 1-2 giờ sáng, cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc đau quặn thắt từng cơn ở khu vực thượng vị khiến cho người bệnh tỉnh giấc. Thường xuyên bị đau bao tử nửa đêm không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh khác có liên quan đến dạ dày. Vậy, các cơn đau dạ dày buổi đêm đến từ đâu, có cách nào ngăn ngừa và điều trị không? Bài viết này, Yumangel sẽ giải đáp rõ cho bạn, cùng theo dõi nhé!
Mục lục
I – Nguyên nhân đau dạ dày về đêm?
Có nhiều nguyên nhân khiến cho bạn hay bị đau bao tử buổi đêm:
- Dạ dày bị loét: Vi khuẩn Helicobacter Pylori, bia rượu hoặc sử dụng một số loại thuốc trong thời gian điều trị bệnh lâu dài đã khiến cho niêm mạc phía trên dạ dày bị viêm loét đồng thời gây ra các cơn đau bao tử về đêm.
- Do chế độ ăn uống không khoa học: Ăn nhiều các loại thực phẩm cay nóng, món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, khó tiêu, ăn nhiều đồ chua, ăn quá no vào buổi tối… gây áp lực lên dạ dày, khiến cho dạ dày tiết nhiều axit hơn.
- Căng thẳng: Căng thẳng khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa chậm lại, dạ dày vẫn tiết axit nhưng không phải dùng để tiêu hóa thức ăn mà làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày.
- Thức khuya: Dạ dày chỉ được nghỉ ngơi khi cơ thể đã chìm vào giấc ngủ. Do đó, thức khuya sẽ làm cho dạ dày phải tiếp tục hoạt động, gây tiêu hao năng lượng và quá tải. Lâu dần sẽ gây tăng tiết axit và bào mòn lớp niêm mạc dạ dày. Đây cũng là lý do tại sao hay đau dạ dày về đêm ở người trẻ.
- Hội chứng ruột kích thích IBS: Là một chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp. Đau dạ dày hay co rút bụng là hai triệu chứng đặc trưng của hội chứng này. Hội chứng ruột kích thích sẽ khiến cho ruột già không thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình khi thức ăn được đưa xuống đến cơ quan này và gây ra tình trạng tiêu chảy, táo bón hoặc đau bụng.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Là bệnh mà axit dạ dày thường xuyên bị trào ngược lên ống thực quản. Tại đây diễn ra sự tiếp xúc giữa niêm mạc thực quản và axit dạ dày gây ra tình trạng kích ứng niêm mạc và bị đau dạ dày vào ban đêm.
- Ngộ độc thực phẩm: Nếu trong bữa tối bạn ăn có nhiễm khuẩn hoặc chất độc, dạ dày của bạn sẽ bị kích ứng bởi chúng và có thể gây ra các cơn đau dạ dày vào ban đêm. Biểu hiện đặc trưng khi bị ngộ độc là buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau quặn ở ruột và bị tiêu chảy…
Bên cạnh đó, bệnh đau dạ dày về đêm còn do một số nguyên nhân khác: sỏi mật, viêm vùng chậu, uống trà đặc hoặc cà phê trước khi ngủ, sử dụng một số chất kích thích như bia rượu, thuốc lá trước khi đi ngủ, ăn uống không điều độ, bỏ bữa…
II – Đau dạ dày vào ban đêm có nguy hiểm không?
Ban đêm bị đau bao tử sẽ làm cho bạn mất ngủ và có thể mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau. Điều này dẫn đến hiệu quả công việc giảm.
Thường đau dạ dày vào ban đêm có nguy hiểm không?
Nhưng nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra thì nó không đơn giản là chuyện mất ngủ hay đau bụng về đêm nữa. Chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một trong các căn bệnh dưới đây:
- Hẹp môn vị: Bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột non. Thức ăn bị tồn đọng ở dạ dày gây ra các cơn đau thắt ở dạ dày và nôn có lẫn máu.
- Xuất huyết dạ dày: Bệnh đến từ những cơn trào ngược dạ dày hay loét dạ dày diễn ra một cách thường xuyên. Chúng làm cho lớp niêm mạc bị tổn thương, dần dần dẫn đến tình trạng chảy máu dạ dày. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là nôn ra máu và đi ngoài phân đen.
- Thủng dạ dày: Là tình trạng lớp niêm mạc của dạ dày bị bào mòn đến mức gây thủng, tạo ra một hoặc nhiều lỗ trên dạ dày. Một số thức ăn trong dạ dày sẽ theo lỗ thủng rơi ra ngoài và gây ra một số bệnh lý như viêm phúc mạc, viêm ruột thừa,… Thủng dạ dày nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
- Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày hình thành và phát triển làm ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa và có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác khi bệnh tới giai đoạn di căn.
- Ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ rệt, nhưng sang tới giai đoạn thứ 2 người bệnh thường bị đau bụng hay buồn nôn… Bệnh phát hiện càng muộn thì cơ hội sống của người bệnh càng giảm.
Do đó, nếu bạn hay bị đau bao tử vào ban đêm, bạn nên đi khám sớm nhất có thể để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
- Yumangel gợi ý: Đau dạ dày buồn nôn: Nguyên nhân, cách xử lý
III – Cách giảm đau dạ dày ban đêm bằng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel
Có nhiều cách để giảm đau dạ dày vào ban đêm như uống một cốc nước ấm pha mật ong, uống trà hoa cúc, trà gừng, nhai lá bạc hà, chườm ấm, ăn bánh mì hay bánh quy… Nhưng nếu bạn không có sẵn những nguyên liệu hay vật dụng này trong nhà hoặc bạn quá đau, không thể nhờ ai giúp đỡ thì các phương pháp này rất khó thực hiện vào đêm khuya.
Vậy có cách trị đau bao tử ban đêm nào nhanh và tiện lợi nhất? Bạn có thể mua sẵn một vài gói hoặc một hộp Yumangel để sẵn ở đầu giường. Khi đau, bạn chỉ cần lấy 1 gói, xé ra và uống liền (không cần pha, không cần uống với nước). Nằm nghỉ ngơi một lúc, bạn sẽ thấy cơn đau đang thuyên giảm và bạn có thể ngủ lại dễ dàng hơn.
- Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel là sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc bởi tập đoàn Dược Phẩm Đại Bắc.
- Trong Yumangel có chứa thành phần almagate 1g có tác dụng trung hòa axit mạnh và hiệu quả kéo dài hơn các thuốc thế hệ trước.
- Khi đi vào dạ dày, Yumangel cũng tạo ra một lớp màng nhầy bao phủ lên bề mặt niêm mạc dạ dày, bảo vệ dạ dày khỏi sự tổn thưởng của axit dạ dày hay các tác nhân khác.
- Yumangel có hàm lượng Na thấp nên có thể sử dụng cho cả bệnh nhân có vấn đề về tim mạch, cao huyết áp hay người có chế độ ăn nhạt.
- Thuốc có mùi thơm nhẹ, dễ uống và không cần pha. Khi đau bạn chỉ cần xé và uống liền, rất tiện lợi.
- Nếu bạn thường đau dạ dày vào ban đêm hay trào ngược dạ dày thực quản, hãy uống 1 gói Yumangel trước khi đi ngủ nhé.
Đau dạ dày nửa đêm nên làm gì?
Để tìm hiểu về cách sử dụng thuốc, tác dụng, liều lượng, bạn có thể xem tại đây hoặc gọi tư vấn qua tổng đài dược sĩ (miễn phí cước): 1800 1125.
IV – Cách phòng tránh đau bao tử vào ban đêm
Thay vì phải tìm cách chữa đau dạ dày về đêm, bạn nên tìm ra lý do tại sao đau dạ dày về đêm để có phương pháp phòng tránh một cách triệt để.
Thông thường, chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh dạ dày. Để giảm thiểu tình trạng bị đau bao tử về đêm, bạn nên xây dựng cho mình một lối sống và chế độ ăn uống khoa học, điều độ:
- Ăn chậm, nhai kỹ: Việc ăn nhanh, nuốt vội sẽ khiến bạn nuốt nhiều không khí vào dạ dày dẫn đến đầy hơi, khó chịu đồng thời thức ăn chưa được nhai kỹ sẽ làm tăng áp lực làm việc cho dạ dày. Hơn nữa, ăn chậm, nhai kỹ còn đem lại nhiều enzyme để hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn, giảm gánh nặng cho dạ dày.
- Tăng cường các món ăn dễ tiêu, thân thiện với dạ dày như rau xanh, trái cây (không có vị chua), ngũ cốc…
- Tránh các thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày: Đồ ăn có vị chua, cay, các món chiên xào nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá, các món ăn sống, món cứng, khó tiêu…
- Không ăn no trong một bữa, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm áp lực cho dạ dày.
- Uống đủ nước, có thể sử dụng nước ấm để làm dịu dạ dày. Tránh uống nước lạnh.
- Tránh căng thẳng, thức khuya. Bạn có thể tìm đến các hoạt động thư giãn như nghe nhạc, yoga, thiền… để giải tỏa căng thẳng.
– Duy trì tập thể dục đều đặn: Giúp nâng cao khả năng đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
– Nếu bạn đang mắc các bệnh về dạ dày, bạn nên ghé thăm bác sĩ sớm để điều trị dứt điểm.
– Uống 1 gói Yumangel sau khi ăn tối 1-2 giờ và trước khi ngủ sẽ giúp bạn phòng tránh cơn đau bao tử trong đêm khuya.
Trên đây là những chia sẻ hữu ích về chứng đau dạ dày về đêm. Hy vọng chúng sẽ giúp ích bạn cải thiện vấn đề này và có giấc ngủ chất lượng buổi đêm.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!