Skip to main content

Đau dạ dày ăn táo đỏ được không? Cách ăn đúng và lưu ý

Các chuyên gia sức khỏe khẳng định, táo đỏ là sự lựa chọn lý tưởng cho những người bị đau dạ dày vì có nồng độ acid thấp. Loại quả này cũng chứa pectin, một loại chất xơ hoạt động như một prebiotic giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đường ruột – những vi khuẩn tốt sống trong ruột. Vì vậy câu trả lời sẽ là CÓ cho thắc mắc đau dạ dày ăn táo đỏ được không.

Đau dạ dày là tình trạng khi dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét. Bệnh có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm căng thẳng, nhiễm trùng và thói quen ăn uống không lành mạnh.

Theo Hiệp hội Tiêu hóa Việt Nam, số người có nguy cơ mắc bệnh dạ dày ở Việt Nam lên tới 70%  – đây là một con số rất đáng lo ngại. Thực đơn cho người bị đau dạ dày cũng phải hết sức cẩn thận vì việc lựa chọn những thực phẩm không tốt sẽ gây khó chịu cho người bệnh, đồng thời khiến bệnh nặng hơn. Trong bài viết này, hãy cùng Thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu đau dạ dày có ăn táo đỏ được không. 

I. Táo đỏ và lợi ích cho hệ tiêu hóa, dạ dày 

Táo đỏ (Ziziphus jujuba) còn được gọi là chà là Trung Quốc, táo tàu hoặc chà là đỏ. Loại táo này có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã được trồng ở Mỹ hơn 175 năm. Quả táo tàu có hình dạng từ tròn đến hình quả lê, nó có thể nhỏ như quả anh đào hoặc lớn như quả mận.

Quả táo đỏ có hình dạng như những quả táo nhỏ, khi chưa chín có màu xanh và chuyển sang màu đỏ nâu. Khi chín và già đi, chúng nhăn nheo và co lại thành kích thước của một quả chà là lớn. Thịt của quả giống quả táo nhất khi chưa chín. Khi chín thịt táo đỏ trở nên mềm và xốp.

Quả táo tàu có nhiều vitamin và khoáng chất và ít calo. Một khẩu phần 100 gram (khoảng ba quả) chứa:

  • Chất béo: 0,2 gram.
  • Chất đạm: 1,2 gam.
  • Kali: 250 milligram
  • Vitamin C: 69 miligram.
  • Sắt: 0,48 miligam.
  • Calo: 79 kcal.
  • Chất xơ: 10g.
Hình ảnh táo đỏ trong tự nhiên.
Hình ảnh táo đỏ trong tự nhiên.

Táo đỏ không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe đường ruột, tiêu hóa và dạ dày:

1. Tốt cho sức khỏe tiêu hóa

Táo có nhiều chất xơ và chúng có một loại chất xơ hòa tan đặc biệt gọi là pectin có tác dụng cải thiện tiêu hóa. 

Pectin đã được chứng minh là có tác dụng hạn chế vi khuẩn gây tiêu chảy và nó bổ sung lượng lớn vào phân có thể làm giảm tiêu chảy.

Hơn nữa, vỏ táo còn chứa một nguồn chất xơ không hòa tan tốt gọi là cellulose giúp thực phẩm đi qua đường tiêu hóa một cách hiệu quả. Điều này có thể làm giảm táo bón.

2. Bảo vệ, giảm tổn thương niêm mạc dạ dày

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là một loại thuốc giảm đau, nếu quá thường xuyên có thể gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày.

Polyphenol có trong vỏ táo đỏ có thể hữu ích trong việc tránh hoặc điều trị các tác dụng phụ do NSAID gây ra. Axit chlorogenic và catechin trong táo cũng có thể hữu ích trong việc giảm tổn thương niêm mạc dạ dày do những loại thuốc này gây ra.

3. Tăng cường sức khỏe đường ruột

Táo đỏ có chứa pectin, một loại chất xơ hoạt động như một prebiotic trong hệ vi sinh vật cho đường ruột khỏe mạnh hơn.

Vì chất xơ của táo đỏ không thể tiêu hóa được nên pectin sẽ di chuyển đến ruột già của bạn một cách nguyên vẹn, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt. Nó đặc biệt cải thiện tỷ lệ Bacteriodetes so với Firmicute – hai loại vi khuẩn chính trong đường ruột.

Nghiên cứu mới đây cho thấy, bằng cách thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột theo hướng có lợi, táo đỏ có thể giúp bảo vệ chống lại các bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường loại 2, bệnh tim và ung thư.

4. Giảm tiết axit dạ dày

Táo đỏ có khả năng trị axit dạ dày an toàn vì chúng chứa các khoáng chất có tính kiềm, chẳng hạn như canxi, magie và kali. Vì vậy, ăn táo có tác dụng làm giảm đau dạ dày và các triệu chứng trào ngược axit dạ dày.

5. Tăng cường khả năng miễn dịch 

Táo rất giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa khác có thể góp phần tăng cường khả năng miễn dịch.

Theo các nghiên cứu, chất chống oxy hóa có tên quercetin trong táo đỏ có thể củng cố và tăng cường khả năng miễn dịch của con người, đặc biệt là khi bạn bị căng thẳng. Chất xơ hòa tan có trong táo có tác dụng giảm viêm và có đặc tính tăng cường hệ miễn dịch.

Ăn táo đỏ đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe đường ruột, tiêu hóa và dạ dày
Ăn táo đỏ đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe đường ruột, tiêu hóa và dạ dày

Ngoài ra, táo đỏ còn có nhiều tác dụng khác như: giảm nguy cơ đột quỵ, huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim, béo phì và một số bệnh ung thư:

– Tốt cho sức khỏe não bộ: Theo một số nghiên cứu, tiêu thụ táo đỏ hỗ trợ thiện sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc các bệnh như Alzheimer và Parkinson.   Quercetin, một chất chống oxy hóa rắn được tìm thấy trong vỏ táo có khả năng làm giảm căng thẳng oxy hóa rõ ràng bằng cách ngăn chặn các gốc tự do có thể làm hỏng tế bào não.

– Da đẹp hơn: Táo đỏ có chứa vitamin C giúp tạo ra collagen, một loại protein và thành phần quan trọng được tìm thấy nhiều trong da. Collagen giúp duy trì hàng rào chống thấm nước của làn da, mang lại cho bạn làn da đẹp hơn, Mặt khác, vitamin C cũng là một yếu tố quan trọng trong việc củng cố mái tóc và móng tay.

– Cải thiện sức khỏe của mắt: Vitamin C và vitamin A có trong táo có thể hỗ trợ điều trị bệnh quáng gà và ngăn ngừa đục thủy tinh thể. Theo một số nghiên cứu dài hạn, những người ăn trái cây giàu chất chống oxy hóa như táo có nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể thấp hơn 10-15%.

– Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ: Một nghiên cứu mới cho thấy rằng, tiêu thụ táo hàng ngày làm giảm mức cholesterol LDL (có hại) và các yếu tố khác liên quan đến mảng bám và viêm trong thành động mạch. Từ đó, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Trong một nghiên cứu khác, với sự tham gia của 9.208 nam giới và phụ nữ, đã chứng minh mối tương quan chặt chẽ giữa số lượng táo tiêu thụ cao hơn trong khoảng thời gian 28 năm và nguy cơ đột quỵ thấp nhất.

– Giúp chống lại bệnh tiểu đường: Mặc dù carbs có thể là nguyên nhân làm tăng lượng đường trong máu, nhưng carbs trong táo lại khác. Một quả táo cỡ trung bình có 25 gam carbs nhưng 4,4 gam là chất xơ rất tốt cho sức khỏe và đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường loại 2 đồng thời cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu. Tiêu thụ táo thường xuyên cũng giúp giảm tình trạng kháng insulin, khiến lượng đường trong máu thấp hơn.

– Giảm nguy cơ ung thư: Các flavonoid như quercetin, triterpenoid và pectin (vi khuẩn đường ruột có thể sử dụng pectin, một phần quan trọng trong chất xơ của táo để tạo ra các hợp chất có thể bảo vệ tế bào ruột kết) đã cho thấy làm chậm sự phát triển của bệnh ung thư ruột kết, phổi và vú. trong một số giai đoạn phát triển của bệnh ung thư.

Một số tác dụng khác của táo đỏ như tốt cho sức khỏe não bộ, giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, hen suyễn, chống lại bệnh tiểu đường… 
Một số tác dụng khác của táo đỏ như tốt cho sức khỏe não bộ, giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, hen suyễn, chống lại bệnh tiểu đường…

– Hỗ trợ giảm cân và giảm nguy cơ béo phì: Chế độ ăn nhiều chất xơ hòa tan đã được khuyến nghị cho những người muốn giảm cân. Chất xơ này hút nước và tạo thành chất gel làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Táo cũng có thể chống lại bệnh béo phì bằng một hợp chất gọi là axit ursolic có trong da. Hợp chất này có khả năng làm tăng chất béo tốt gọi là mỡ nâu có thể cải thiện quá trình đốt cháy calo.

– Giúp xương khỏe mạnh hơn: Táo đỏ có một chất dinh dưỡng thực vật khá độc đáo gọi là phloridzin được tìm thấy trong vỏ táo. Chất này có thể giúp cải thiện mật độ xương và giảm tình trạng gãy xương, đặc biệt đối với phụ nữ sau mãn kinh. Táo đỏ cũng là nguồn cung cấp boron tự nhiên tuyệt vời – một khoáng chất đóng vai trò chính trong việc tạo xương chắc khỏe và giảm nguy cơ loãng xương.

– Cho hàm răng khỏe mạnh hơn: Táo được mệnh danh là bàn chải đánh răng tự nhiên vì chất xơ và vỏ dày. 2 bộ phận này có thể hoạt động giống như một bàn chải chà để giảm mảng bám và tích tụ nhằm bảo vệ răng của bạn đồng thời kích thích nướu. Mặt khác, ăn một quả táo cũng tạo ra nước bọt có thể giúp loại bỏ vi khuẩn và các mảnh vụn thức ăn.

– Giải độc gan: Một nghiên cứu gần đây của Đại học Iowa báo cáo rằng, axit ursolic – chất có trong vỏ táo có thể bảo vệ một phần chống lại bệnh gan nhiễm mỡ. Hơn nữa, táo rất giàu pectin và axit malic có thể làm sạch để loại bỏ độc tố, cholesterol và các chất gây ung thư khỏi máu, giúp gan khỏe mạnh hơn.

– Giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn: Ăn một quả táo mỗi ngày có thể giúp bà bầu ngăn ngừa bệnh hen suyễn và thở khò khè ở trẻ. Theo một nghiên cứu mới đây, những phụ nữ thường xuyên ăn táo khi mang thai có con ít bị bệnh hen suyễn hoặc thở khò khè khi lên 5 tuổi so với những phụ nữ hiếm khi ăn táo khi mang thai.

II. Người bị đau dạ dày ăn táo đỏ được không?

Với những lợi ích tuyệt vời cho hệ tiêu hóa và dạ dày, người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn và bổ sung táo trong chế độ ăn hàng ngày. 

Các chuyên gia khẳng định, táo đỏ là sự lựa chọn lý tưởng cho những người bị đau dạ dày vì có nồng độ acid thấp. Loại quả này cũng chứa pectin, một loại chất xơ hoạt động như một prebiotic. Điều này có nghĩa là nó nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đường ruột – những vi khuẩn tốt sống trong ruột.

Bên cạnh đó, táo đỏ còn làm giảm axit dạ dày nhờ chứa các khoáng chất có tính kiềm, chẳng hạn như canxi, magie và kali. Vì vậy, ăn táo có tác dụng làm giảm đau dạ dày và các triệu chứng trào ngược axit dạ dày.

Người bị đau dạ dày có thể ăn táo đỏ bình thường. 
Người bị đau dạ dày có thể ăn táo đỏ bình thường.

Tuy nhiên, không phải người bị đau dạ dày nào cũng có thể ăn táo đỏ. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người bị đau dạ dày nếu gặp các vấn đề sức khỏe dưới đây  không nên ăn táo:

– Người tiểu đường: Trong táo đỏ có nhiều đường, nếu người tiểu đường ăn nhiều táo sẽ làm tăng đường trong máu, bệnh sẽ nặng thêm. Những người có lượng đường trong máu cao không nên ăn nhiều táo.

– Người thượng hỏa: Người thượng hỏa có thể chất hơi nóng, hay bị táo bón, miệng hôi, cổ họng sưng. Vì táo đỏ có tính ôn vị ngọt, nếu dùng nhiều sẽ không tốt.

– Người bị cảm mạo: Là tình trạng cơ thể bị nhiễm tà khí của gió lạnh hoặc nóng. Ăn nhiều táo sẽ làm tăng tính chất dính và nhầy, làm tà khí dễ đọng lại gây bất lợi cho phục hồi sức khỏe.

– Người đàm thấp: Những người không nên ăn táo vì táo tính nhầy làm tăng ẩm khiến triệu chứng chán ăn, dạ dày căng lên càng nặng. 

– Người đang dùng thuốc chống trầm cảm venlafaxine hoặc các chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine khác (SSNRIs): Táo đỏ có thể tương tác với những thành phần của các loại thuốc này.

– Người đang sử dụng các loại thuốc trị co giật: Chẳng hạn như carbamazepine, phenytoin, phenobarbitone.

III. Người bị đau dạ dày nên ăn táo đỏ thế nào cho đúng?

Người bị đau dạ dày ăn táo đỏ không đúng cách có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cần chú ý những vấn đề dưới đây khi tiêu thụ táo đỏ:

1. Ngâm rửa sạch, ăn cả vỏ

Bệnh nhân đau dạ dày trước khi ăn táo cần rửa thật kỹ và ngâm muối trước khi ăn để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn, tàn dư thuốc bảo vệ thực vật.

Nên ăn cả vỏ để thu nạp trọn vẹn lượng chất xơ có trong loại hoa quả này. Tuy nhiên, cần chú ý nhai vỏ táo thật kỹ trước khi nuốt để tránh vỏ táo cọ sát gây tổn thương dạ dày. 

2. Lượng táo đỏ nên ăn

Chuyên gia cho biết, không có giới hạn nghiêm ngặt về số lượng táo một người có thể ăn trong một ngày. Tuy nhiên, giống như các thực phẩm khác, ban ăn táo ăn như một phần của chế độ ăn uống cân bằng. 

Trung bình, tiêu thụ 5-10 quả táo đỏ/ngày sẽ có lợi cho hầu hết mọi người, bao gồm cả người đau dạ dày.

Tiêu thụ 5-10 hai quả táo/ngày sẽ có lợi cho hầu hết mọi người, bao gồm cả người đau dạ dày.
Tiêu thụ 5-10 hai quả táo/ngày sẽ có lợi cho hầu hết mọi người, bao gồm cả người đau dạ dày.

3. Thời điểm nên ăn 

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thời điểm tốt nhất để ăn trái cây là vào buổi sáng, giữa hai bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ, trước và sau khi tập luyện.

4. Thời điểm không nên ăn 

Có 3 thời điểm không nên ăn táo đỏ là giữa các bữa ăn, ngay sau bữa ăn và trước khi đi ngủ vào buổi tối:

  • Giữa các bữa ăn: Ăn táo vào thời điểm này làm tăng gánh nặng cho quá trình tiêu hóa và dạ dày.
  • Trước khi đi ngủ vào buổi tối: Táo có tính axit, nếu ăn trước khi đi ngủ vào buổi tối thì sẽ làm tăng tiết axit dịch vị, sinh ra cảm giác đầy bụng, ảnh hưởng tới giấc ngủ. Mặt khác, buổi tối là thời gian dạ dày cần nghỉ ngơi, nếu ăn táo sẽ gia tăng gánh nặng cho dạ dày.
  • Ngay sau bữa ăn: Ăn táo đỏ vào thời điểm này có thể gây tắc nghẽn dạ dày, tạo cảm giác nặng nề và khó chịu. Vì vậy tốt nhất, bạn nên ăn táo sau bữa ăn khoảng 2 tiếng.

Ngoài ra, những người có đường tiêu hóa kém không nên ăn táo khi bụng đói vì rất có hại cho dạ dày. Táo có độ chua thấp nhưng hàm lượng tannin nạp vào lúc bụng đói cũng khiến cơ thể cảm thấy khó chịu. 

5. Nhai táo thật kỹ, không ăn hạt táo 

Cả thịt và vỏ táo đỏ khá cứng nên nếu nhai không kỹ có thể gây đau dạ dày và ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Vì vậy bạn nên ăn chậm và nhai kỹ để quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra thuận lợi.

Khi ăn táo đỏ, bệnh nhân đau dạ dày không nên nhai và nuốt hạt táo để tránh nguy cơ ngộ độc xyanua.

6. Cách chế biến

Bạn có thể ăn quả táo tàu sống (tươi), táo đỏ tươi có vị ngọt và có kết cấu giống quả táo. Quả táo đỏ cũng thường được tìm thấy ở dạng khô và dược chế biến thành một số món ăn như: cháo hà thủ ô táo đỏ, nấu nước táo đỏ, kỷ tử hầm nguyên sâm với táo đỏ, canh cỏ nhọ nồi hầm táo đỏ, canh đỗ xanh hầm táo đỏ với lá bạch quả, trà táo đỏ mật ong, canh táo đỏ ngân nhĩ…

Ngoài ra, táo tàu cũng có thể được rang, hun khói, ngâm rượu, làm kẹo, ép nước, làm mứt, chè táo đỏ long nhãn, canh gà táo tàu, bí đỏ hầm táo tàu…

7. Ăn uống đa dạng, lành mạnh

Nếu muốn cơ thể hấp thụ đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết, bạn nên dùng táo như một món ăn nhẹ buổi sáng, kết hợp thêm với các loại thực phẩm khác như yến mạch, sữa, trứng…

Đồng thời tăng cường các thực phẩm tốt cho dạ dày; hạn chế và kiêng thức ăn không tốt cho dạ dày như đồ ăn cay nóng, nhiều mỡ, nhiều đường, nhiều muối…

Nên nhai táo đỏ thật kỹ trước khi nuốt, không ăn hạt táo.
Nên nhai táo đỏ thật kỹ trước khi nuốt, không ăn hạt táo.

IV. Lưu ý quan trọng khác cho người đau dạ dày khi ăn táo đỏ

Một số lưu ý quan trọng khác cho người đau dạ dày khi ăn táo đỏ là:

1. Táo đỏ có dư lượng thuốc trừ sâu cao

Táo đứng đầu danh sách các loại trái cây và rau quả có dư lượng thuốc trừ sâu cao nhất mỗi năm. Diphenylamine là một loại thuốc trừ sâu thường được tìm thấy trong táo. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều táo có thể dẫn đến hấp thụ quá nhiều hóa chất.

Để đảm bảo táo an toàn và chất lượng, không chứa nhiều hóa chất bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xấu với dạ dày và sức khỏe, bạn nên mua táo đỏ ở các cửa hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

2. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi ăn táo đỏ quá nhiều

Tất cả chúng ta đều đã từng nghe câu nói: ‘”Một quả táo mỗi ngày, tránh xa bác sĩ”. Câu nói này đúng vì táo chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bao gồm vitamin C, chất xơ và kali tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên,  nếu tiêu thụ quá nhiều táo có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Dưới đây là 5 tác dụng phụ có thể xảy ra nếu bạn ăn quá nhiều táo đỏ:

  • Vấn đề về tiêu hóa: Dung nạp quá nhiều chất xơ trong táo dẫn đến đầy hơi và táo bón. Mọi người cần từ 20 đến 40 gam chất xơ mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính. Vượt quá 70 gram được coi là vượt quá giới hạn.
  • Tăng lượng đường trong máu: Ăn quá nhiều táo có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến vì loại quả này giàu carbohydrate. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, quá nhiều đường ngay cả ở dạng trái cây cũng có thể làm trầm trọng thêm độ nhạy insulin và cản trở hoạt động của thuốc.
  • Có thể tăng cân: Carbs trong cung cấp cho bạn năng lượng nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân. Điều này là do cơ thể đốt cháy carbs trước tiên nên ăn quá nhiều táo có thể hạn chế cơ thể đốt cháy chất béo khi cần giảm cân.
  • Có thể làm hỏng răng: Táo có tính axit, vì vậy nếu ăn quá nhiều có thể làm hỏng răng, thậm chí còn hơn cả nước ngọt. Bạn có thể tránh điều này bằng cách nhai táo bằng răng hàm hoặc ăn táo cùng bữa ăn như một bữa ăn nhẹ.
  • Gây thêm áp lực lên ruột: Táo thuộc nhóm các loại thực phẩm có đường, khó tiêu hóa. Vì vậy, nếu ăn nhiều sẽ gây áp lực lên ruột.
Không nên tiêu thụ quá nhiều táo đỏ để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.
Không nên tiêu thụ quá nhiều táo đỏ để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.

3. Tương tác thuốc 

Các chuyên gia khuyên người bị đau dạ dày nên tránh ăn táo đỏ nếu đang dùng thuốc chống trầm cảm như venlafaxine vì loại quả này có thể xảy ra tương tác với thuốc.

Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằn, chiết xuất táo tàu có thể tương tác với một số loại thuốc chống động kinh , chẳng hạn như carbamazepine, phenobarbitone và phenytoin. Vì vậy, nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào kể trên, bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi ăn táo đỏ.

3. Cách chọn mua táo

Bên cạnh đó, khi mua táo cần chọn những quả có màu đỏ tươi hoặc hơi sậm một chút nhưng phải đều màu. 

Nếu màu đỏ của quả táo quá sậm màu và chuyển qua màu đen thì không nên mua. Cũng không nên mua táo có phần vỏ bầm tím, dập nát, chín nẫu.

4. Bảo quản táo đỏ

Tốt nhất bạn nên mua táo và ăn trong ngày để đảm bảo độ tươi ngon. Trường hợp không ăn hết, bạn có thể bảo quản táo theo hướng dẫn sau:

  • Cho táo vào rổ, dùng khăn giấy ẩm phủ lên trên bề mặt táo để tăng độ ẩm rồi cất vào trong tủ lạnh. Chỉnh nhiệt độ khoảng -1 đến 2 độ C, cách này có thể giữ táo lâu lên đến 3 tháng. 
  • Nếu không có tủ lạnh, hãy dùng giấy báo bọc từng quả táo lại rồi để ở nơi râm mát, tránh ánh nắng mặt trời.

V. Ngoài táo đỏ, người đau dạ dày có thể ăn loại táo nào khác? 

Theo treefruit.wsu.edu, có hơn 7.500 giống táo được trồng trên toàn thế giới. Trong đó, các loại táo đỏ phổ biến nhất là Red Delicious (34%), Gala (19%), Fuji (13%), Cripps Pink (3%), Honeycrisp (3%), Braeburn (3%)…

Ngoài táo đỏ, người bị đau dạ dày có thể ăn một số loại táo khác dưới đây: 

1. Táo Gala

Táo Gala là một giống táo có vị ngọt nhẹ, kết cấu giòn nhưng không cứng, bề ngoài có sọc hoặc đốm màu cam hoặc đỏ. Loại táo này có nguồn gốc từ New Zealand vào những năm 1930.

Tiêu thụ táo Gala đúng cách giúp hạn chế nguy cơ viêm, chống dị ứng, chống khối u; giảm nguy cơ mắc các bệnh về xơ vữa động mạch và tim mạch; điều hòa huyết áp; hạn chế ung thư ruột kết; tốt cho hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình lão hóa…

2. Táo Honeycrisp

Honeycrisp hay Honey Crisp, là một giống táo hiện đại, được phát triển vào những năm 1960 và được đưa ra thị trường vào những năm 1990.

Táo Honeycrisp có kích thước từ trung bình đến lớn, có nền màu xanh lá cây/vàng nhạt, phần lớn được bao phủ bởi màu đỏ cam pha chút hồng nếu trồng dưới ánh nắng tốt. Vỏ táo Honeycrisp có thể thỉnh thoảng có những đốm màu nâu đỏ. Thịt có màu trắng, ăn giòn và không quá đặc.

Thành phần dinh dưỡng của táo Honeycrisp dồi dào với các vitamin nhóm B (B1, B2) tốt cho não bộ; magie và kali cân bằng áp suất máu, ổn định nhịp tim; chất xơ dồi dào rất lợi cho hệ tiêu hóa, giảm  cholesterol xấu; chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch nhờ vì có vitamin C…

Táo Honeycrisp
Táo Honeycrisp

3. Táo Fuji

Nhiều người nghĩ táo Fuji được đặt theo tên của núi Phú Sĩ (Nhật Bản), nhưng thực ra cái tên này xuất phát từ Fujisaki – thị trấn Nhật Bản nơi chúng được phát triển.

Một quả táo lớn có thể cung cấp cho bạn 15% lượng vitamin C hàng ngày. Táo Fuji là một trong những loại táo tốt nhất để đông lạnh. Loại táo này có vị ngọt đậm, nhiều nước, mùi thơm đặc trưng, giòn và có  độ cứng vừa phải. 

Táo Fuji giàu kẽm, chất xơ, vitamin C, B1, B2 nên giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ tiểu đường, béo phì và nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, còn có magie và kali trong giúp cân bằng áp suất máu, giữ nhịp đập tim ở trạng thái cân bằng, bảo vệ thành mạch máu.

4. Táo Pink lady

Táo Pink lady có xuất xứ từ New Zealand. Loại táo có vị chua ngọt này có lượng đường cao và axit cao với vị giòn và rất mọng nước. Táo Pink Lady cực kỳ linh hoạt và có thể được sử dụng để nướng, ăn vặt, trộn salad hoặc làm nước sốt.

Loại táo này chứa rất nhiều dưỡng chất chất xơ, vitamin A, vitamin C, chất chống oxy hóa, khoáng chất giúp làm đẹp da, tốt sự phát triển não bộ, tăng cường hệ miễn dịch, giúp ích cho quá trình tiêu hóa, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp…

Táo Pink lady
Táo Pink lady

5. Táo Braeburn 

Táo Braeburn có nguồn gốc ở New Zealand vào những năm 1950. Đến  những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 giống táo  đã được trồng ở tất cả các vùng trồng táo có khí hậu ấm áp lớn trên thế giới. Braeburn chiếm 40% tổng sản lượng táo của New Zealand.

Giống táo này có hàm lượng đường và axit cân bằng, tạo ra hương vị tươi mát, ngọt ngào, không gây cảm giác ngọt hay chua quá mức. Táo Braeburn cũng có hương thơm đậm đà giống rượu táo với hương quế, nhục đậu khấu, lê và cam quýt.

Ngoài hương vị tuyệt vời, táo Braeburn còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, có thể giúp cải thiện tiêu hóa và thúc đẩy cảm giác no. Táo cũng chứa chất chống oxy hóa và vitamin C, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể bạn khỏi các gốc tự do có hại.

6. Táo Red Delicious

Red Delicious là một trong những loại táo nổi tiếng nhất của Mỹ và là một trong những giống táo được trồng rộng rãi nhất.

Táo Red Delicious có thể là loại táo tốt cho sức khỏe nhất. Lớp vỏ màu đỏ sẫm của nó chứa nhiều chất chống oxy hóa – chất bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại. Màu của táo càng đậm thì càng giàu chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể chúng ta, khi mất cân bằng có thể gây tổn thương tế bào và dẫn đến bệnh tật.

Táo Red Delicious
Táo Red Delicious

Để phát huy tối lợi ích của các loại táo đỏ với sức khỏe cũng như bệnh đau dạ dày, bạn cần ăn đúng cách. Hãy đến phần tiếp theo để biết cách ăn táo đỏ đúng, hiệu quả và an toàn nhé.

Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, nếu cơn đau dạ dày liên tục làm phiền, bạn cũng có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.

Thuốc dạ dày chữ Y với thành phần chính là Almagate có tác dụng trung hòa axit dịch vị, đồng thời tạo ra lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó, các triệu chứng của đau dạ dày như ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, chướng hơi, đau thượng vị nhanh chóng được giảm xuống.

Tóm lại, đau dạ dày ăn táo đỏ được không, câu trả lời là có nhưng người bị đau dạ dày chỉ nên ăn khoảng 5-10 quả/ngày. Lạm dụng ăn nhiều táo đỏ và thường xuyên là điều không nên vì sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa, khiến tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng hơn. Nếu không chắc chắn về cách ăn táo đỏ khi bị đau dạ dày, hãy đến gặp  bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.

Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để gặp trực tiếp dược sĩ của Yumangel nhé.

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/diet/are-there-health-benefits-of-jujube-fruit

https://foodtrients.com/aging-gracefully/power-packed-jujubes-not-just-candy/#:~:text=Jujube%2C%20or%20Chinese%20date%2C%20trees,an%20apple%20when%20it’s%20unripe.

https://www.vinmec.com/en/news/health-news/nutrition/what-is-a-jujube-nutrition-benefits-and-usage/#:~:text=Calories%3A%2079%20Protein%3A%201%20gram,a%20great%20and%20healthy%20snack.

https://www.healthline.com/nutrition/jujube#benefits

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.