Skip to main content

Hỗng tràng là gì? Có chức năng gì? Thông tin cần biết về hỗng tràng

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Hỗng tràng là một phận của ruột non cùng với tá tràng và hồi tràng. Chức năng của hỗng tràng là tiêu hóa thêm thức ăn từ dạ dày xuống và hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về bộ phận hỗng tràng trong cơ thể người, hãy đọc ngay bài viết sau!

I – Hỗng tràng là gì? Nằm ở đâu?

Hỗng tràng tiếng Anh jejunum là một phận của ruột non. Hỗng tràng ở đâu trên cơ thể? Hỗng tràng nằm ở vị trí giữa của ruột non, nằm giữa tá tràng (phần đầu tiên của ruột non) và hồi tràng (phần cuối cùng của ruột non).

Hỗng tràng dài bao nhiêu? Hỗng tràng bắt đầu từ điểm nối tá tràng – hỗng tràng (điểm uốn duodenojejunal) và kết thúc tại điểm tiếp giáp với hồi tràng. Hỗng tràng dài hơn hồi tràng, chiều dài của hỗng tràng khoảng 6m, đường kính đoạn là 3cm, ở đoạn cuối là 2cm.

hỗng tràng là gìHình ảnh vị trí của hỗng tràng trong cơ thể con người. 

Hỗng tràng và hồi tràng cuộn lại thành các cuộn có hình chữ U được gọi là quai ruột, tổng số quai ruột là 14 hoặc 16. Trong đó, các quai ruột đầu nằm ngang, các quai ruột cuối thẳng đứng.

( >> Xem thêm: Hồi tràng là gì? Có chức năng gì? 3 Bệnh thường gặp ở hồi tràng )

II – Cấu tạo của hỗng tràng

Màu sắc của hỗng tràng là đỏ vì có số lượng lớn các mạch máu cung cấp và nuôi dưỡng. Hỗng tràng được giữ ở một vị trí trong khoang màng bụng bởi mạc treo. Cấu tạo của hỗng tràng gồm có 5 lớp gồm:

– Lớp thanh mạc.

– Lớp dưới thanh mạc.

hỗng tràng ở đâuCấu tạo của hỗng tràng gồm có 5 lớp khác nhau. 

– Lớp cơ.

– Lớp dưới niêm mạc..

– Lớp niêm mạc.

III – Chức năng của hỗng tràng là gì?

Sau khi được nhào lộn ở dạ dày, thức ăn bắt đầu đi xuống ruột non. Trong khi đi qua tá tràng, thức ăn sẽ được trộn với dịch mật do gan sản xuất và các enzyme của tuyến tụy trước khi đi vào bộ phận hỗng tràng.

góc tá hỗng tràngHỗng tràng có chức năng tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể. 

Dù chỉ chiếm khoảng 2/5 chiều dài ruột non nhưng hỗng tràng đảm nhận 2 chức năng quan trọng là:

– Tiêu hóa thêm các thức ăn từ dạ dày xuống.

– Hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn cho cơ thể như: Carbohydrate, chất béo, protein, nước, vitamin và khoáng chất.

Nhu động ruột và sự co thắt của cơ trơn giúp di chuyển các chất dinh dưỡng qua hỗng tràng rất nhanh và mạnh. Các dưỡng chất được hấp thu ở hỗng tràng sẽ đi vào máu sau đó được phân phối hợp lý đến các cơ quan và bộ phận trong cơ thể.

IV – Hỗng tràng và hồi tràng khác nhau như thế nào? 

Hỗng tràng và hồi tràng cùng là một bộ phận của ruột non, vị trí nằm cạnh nhau nên rất nhiều người cho rằng 2 bộ phận này là một và có chức năng giống nhau.

Thực tế, hỗng tràng và hồi tràng là 2 bộ phận hoàn toàn tách biệt và đảm bảo nhận các chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong hệ tiêu hóa. Cụ thể hơn hãy cùng theo dõi bảng so so sánh dưới đây

Tiêu chí so sánh Hỗng tràng Hồi tràng
Vị trí  Hỗng tràng nằm ở giữa của ruột non, vị trí là giữa tá tràng (phần đầu tiên của ruột non) và hồi tràng (phần cuối của ruột non). Hồi tràng là phần cuối cùng ruột non, nằm ở phía sau hỗng tràng và tá tràng.
Chiều dài  Khoảng 6 m. Khoảng 2-4m. 
Cấu tạo Gồm có 5 lớp là: Lớp thanh mạc, lớp dưới thanh mạc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc. Gồm có 2 mặt là: mặt ngoài và mặt trong.
Chức năng  – Tiêu hóa thêm các thức ăn từ dạ dày xuống.

– Hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn cho cơ thể như: Carbohydrate, chất béo, protein, nước, vitamin và khoáng chất.

Hấp thụ axit mật, vitamin B12 và bất kỳ sản phẩm nào của sự tiêu hóa mà chưa được bộ phận hỗng tràng hấp thụ. 
Bệnh lý thường gặp Viêm hồi tràng, u hồi tràng, ung thư hồi tràng.  Viêm hỗng hồi tràng, bệnh Celiac, bệnh Jejunal atresia. 

hỗng tràng và hồi tràngHỗng tràng hồi tràng có chức năng khác nhau trong hệ tiêu hóa. 

V – Các bệnh thường gặp ở hỗng tràng

Viêm hỗng hồi tràng, bệnh Celiac, bệnh Jejunal atresia và viêm túi thừa là những bệnh lý thường gặp ở bộ phận hỗng tràng. Cụ thể: 

1. Viêm hỗng hồi tràng

Viêm hỗng hồi tràng thường liên quan đến bệnh Crohn. Các dấu hiệu nhận biết của bệnh là: đau bụng từ nhẹ đến nặng; có cảm giác co rút cứng bụng sau bữa ăn; tiêu chảy.

Một số bệnh nhân bị viêm hỗng hồi tràng có nguy cơ phát triển lỗ rò có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng hoặc khiến cho thức ăn và dịch từ ruột non chảy ra bên ngoài gây nguy hiểm.

mở thông hỗng tràngBệnh viêm hỗng hồi tràng gây triệu chứng tiêu chảy ở bệnh nhân. 

2. Bệnh Celiac

Hỗng tràng cũng thường bị ảnh hưởng bởi bệnh celiac. Đây là bệnh lý mà hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với gluten – một thành phần có trong nhiều loại ngũ cốc như lúa mạch đen, lúa mì, lúa mạch.

Các triệu chứng của bệnh gồm: tiêu chảy, giảm cân, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu,    viêm da Herpetiformis… 

3. Viêm túi thừa

Túi thừa là các túi nhỏ được hình thành bên trong thành của đường tiêu hóa. Nếu túi thừa có trong hỗng tràng nó được gọi là túi thừa hỗng tràng.

Viêm túi thừa hỗng tràng có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như: Đau bụng theo chu kỳ; có tiếng ồn phát ra từ trong bụng, tiêu chảy, đầy hơi, cảm giác no dù mới ăn ít.

Viêm túi thừa nếu không có triệu chứng thì không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu diễn biến bệnh nặng hơn hoặc gây thủng, tắc nghẽn ruột thì cần phải tiến hành điều trị bằng cách phẫu thuật.

4. Bệnh Jejunal atresia

Đây là bệnh lý bẩm sinh hiếm gặp có liên quan tới việc thiếu một phần hoặc tất cả mạc treo –  bộ phận nối ruột non với thành bụng. Hậu quả là khiến hỗng tràng bị xoắn quanh một động mạch cung cấp máu cho ruột, dẫn đến tắc nghẽn ruột.

Các triệu chứng của bệnh Jejunal atresia có thể gồm: bụng chướng, khó cho ăn, ít đi ngoài, nôn ra mật. Trẻ sơ sinh được chẩn đoán mắc bệnh Jejunal atresia thường được chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật ngay sau khi sinh.

VI – Cách phòng tránh các bệnh ở hỗng tràng

Để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý ở hỗng tràng, trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, bạn cần chú ý:

– Tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, không nên ăn các thức ăn sống và chưa được nấu chín như: tiết canh, nem chua, gỏi cá…

– Hạn chế tối đa uống bia rượu, không hút thuốc lá, thuốc lào.

– Vệ sinh nhà cửa và môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ.

– Nên ăn nhiều hoa quả, rau củ để bổ sung vitamin và chất xơ giúp tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa.

– Tránh căng thẳng, stress kéo dài gây trầm cảm làm giảm nhu động ruột. Nên cố gắng giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái nhất có thể.

– Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể đào thải độc tố bên trong ra ngoài.

– Vận động, tập thể dục thể thao để tăng sức khỏe và thể trạng.

Hỗng tràng là bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa, không chỉ tiêu hóa thức ăn mà còn hấp thu các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Vì vậy để cơ thể được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, bạn nên chăm sóc hỗng tràng nói riêng và các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa nói chung luôn khỏe mạnh. 

5/5 - (4 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.