Điều trị viêm loét dạ dày HP dương tính thường được bác sĩ chỉ định dùng một số nhóm thuốc kết hợp gồm: thuốc kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc chống tăng tiết dịch vị, thuốc kháng acid, thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày. Phương pháp phẫu thuật chỉ được sử dụng khi các phác đồ chữa trị bằng thuốc không hiệu quả hoặc bệnh gây biến chứng thủng dạ dày, hẹp môn vị và ung thư dạ dày.
Mục lục
I. Viêm loét dạ dày HP dương tính là gì?
Viêm loét dạ dày là tình trạng xuất hiện viêm và các vết loét hở ở niêm mạc dạ dày. Đây là bệnh lý dạ dày phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm việc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) và một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến có tên là Helicobacter pylori (H.pylori/HP).
1. Định nghĩa
Viêm loét dạ dày HP dương tính hiểu đơn giản là tình trạng viêm loét dạ dày do nhiễm trùng vi khuẩn HP.
Khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng như test hơi thở, kiểm tra phân, xét nghiệm máu và nội soi, kết quả cho thấy có sự xuất hiện của vi khuẩn HP.
2. Nguyên nhân
Nhiễm trùng HP là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn rất phổ biến ảnh hưởng đến một nửa số người trên toàn thế giới. Loại vi khuẩn này chủ yếu sống trong dạ dày.
Ở nhiều người, nó dường như không gây ra bất kỳ vấn đề nào. Nhưng đôi khi, nó phát triển quá mức và chiếm hết. Khi vi khuẩn HP tiếp tục sinh sôi, chúng ăn vào niêm mạc dạ dày ra tình trạng viêm mãn tính dẫn đến loét dạ dày.
– Viêm niêm mạc dạ dày: Nhiễm trùng H. pylori có thể ảnh hưởng đến dạ dày, gây kích ứng và sưng (viêm dạ dày).
– Loét dạ dày: Vi khuẩn H.pylori có thể làm hỏng lớp niêm mạc bảo vệ của dạ dày và ruột non. Điều này có thể khiến axit dạ dày tạo ra vết loét hở (loét). Khoảng 10% số người bị H.pylori sẽ bị loét dạ dày.
3. Triệu chứng
Hầu hết những người mới bị nhiễm vi khuẩn HP sẽ không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Nhưng một số người có thể được sinh ra với khả năng chống lại tác hại của HP dạ dày tốt hơn .
Khi các dấu hiệu hoặc triệu chứng xuất hiện do nhiễm vi khuẩn HP, chúng thường liên quan đến viêm dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng và có thể bao gồm:
- Đau nhức hoặc đau rát ở dạ dày (bụng).
- Đau dạ dày có thể tệ hơn khi dạ dày của bạn trống rỗng.
- Buồn nôn..
- Mất cảm giác thèm ăn.
- Ợ hơi thường xuyên.
- Đầy hơi.
- Giảm cân không chủ ý.
Viêm loét dạ dày HP dương tính nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: chảy máu dạ dày, hẹp môn vị dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Vì vậy, người bệnh nên đi thăm khám ngay khi có dấu hiệu bị viêm loét dạ dày do nhiễm HP, tránh bệnh tiến triển nặng gây nguy hiểm.
Vậy viêm loét dạ dày HP dương tính hiện đang được điều trị thế nào? Thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ở phần II, cùng đọc nhé!
II. Điều trị viêm loét dạ dày HP dương tính thế nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, điều trị viêm loét dạ dày HP dương tính cần tuân thủ nguyên tắc chung là chủ yếu bám sát giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, điều trị viêm loét dạ dày do nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP sẽ đồng nghĩa với việc tiêu diệt vi khuẩn HP.
Vi khuẩn HP có đề kháng cao với kháng sinh nên việc điều trị thường phải phối hợp nhiều loại kháng sinh trở lên. Đồng thời, việc sử dụng kháng sinh điều trị HP phải tuân thủ chỉ định từ bác sĩ và thực hiện đúng theo các phác đồ được đưa ra.
1. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do HP với liệu pháp 3 thuốc
Phác đồ diệt vi khuẩn HP 3 thuốc thường được áp dụng cho những trường hợp nhiễm vi khuẩn ở giai đoạn đầu với mức độ ảnh hưởng nhẹ.
3 loại thuốc được sử dụng trong phác đồ bao gồm: thuốc kháng sinh, nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) và Amoxicillin. Cụ thể:
- PPI: Dùng trước khi ăn 30 phút, uống 2 lần/ngày.
- Clarithromycin 500mg: Dùng vào buổi sáng và buổi tối sau ăn, uống 1 viên/lần.
- Amoxicillin 500mg: Dùng vào buổi sáng và buổi tối sau ăn, uống 2 viên/lần.
– Thời gian điều trị: Pháp đồ được áp dụng từ 10-14 ngày.
– Hiệu quả: Phác đồ cho hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn HP lên tới trên 80% ngay lần đầu tiên.
– Nhược điểm: Phác đồ liệu pháp 3 thuốc điều trị viêm loét dạ dày có HP ít được áp dụng tại Việt Nam do khả năng vi khuẩn kháng Metronidazole khá cao.
2. Phác đồ điều trị loét dạ dày có HP 4 thuốc
Phác đồ 4 thuốc là giải pháp thay thế khi phác đồ 3 thuốc không phù hợp hoặc không cho kết quả tốt. Cụ thể, phác đồ được chia làm 2 loại như sau:
– Phác đồ 4 thuốc có Bismuth:
- Bismuth: Liều lượng dùng 120mg/4 viên/ngày.
- Tinidazole hoặc dùng Metronidazole.
- Tetracycline: Liều lượng dùng 500mg/4 viên/ngày.
- Nhóm PPI: Liều lượng dùng 2 lần/ngày. Hoặc bệnh nhân có thể được chỉ định thay thế bằng Ranitidin 150mg/2 lần/ngày.
– Phác đồ 4 thuốc không dùng Bismuth:
- Nhóm PPI: Uống 2 lần/ngày.
- Kháng sinh Amoxicillin: Liều lượng dùng 1g/2 viên/ngày.
- Tinidazole hoặc dùng Metronidazole.
- Clarithromycin: Liều lượng dùng tương tự Metronidazole.
– Thời gian áp dụng: Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày HP dương tính với liệu pháp 4 thuốc thường được áp dụng từ 10 – 14 ngày.
– Hiệu quả: Với phác đồ điều trị 4 thuốc có sử dụng Bismuth sẽ cho hiệu quả điều trị lên tới 95%.
– Lưu ý: Phác đồ điều trị này dễ gây ra khó dung nạp thuốc hoặc tăng khả năng HP kháng kép. Việc áp dụng phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có HP 4 thuốc khá phức tạp và cần tham khảo kỹ ý kiến từ bác sĩ để tránh dẫn đến tình trạng kháng thuốc.
3. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có HP nối tiếp
Phác đồ điều trị này được sử dụng như giải pháp kế tiếp hoặc có thể sử dụng ngay ở hai liệu trình đầu. Phác đồ được chia thành 2 giai đoạn, cụ thể:
- Giai đoạn 1 (ở 5 ngày đầu tiên): Dùng kháng sinh Amoxicillin (2g/ngày) + PPI (2 lần/ngày).
- Giai đoạn 2 (ở 5 ngày tiếp theo): Dùng Tinidazole 500mg/2 viên/ngày + Clarithromycin 500mg/2 viên/ngày + PPI 2 lần/ngày.
– Thời gian áp dụng: Phác đồ nối tiếp điều trị viêm loét dạ dày HP dương tính áp dụng trong thời gian 10 ngày.
– Hiệu quả: Hiệu quả của phác đồ điều trị này có tỷ lệ tiêu diệt vi khuẩn HP khá cao. Cụ thể là chiếm tới 88,9% trên các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh Clarithromycin và đạt tỷ lệ 28,6% so với phác đồ điều trị 3 thuốc.
4. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày HP kết hợp 3 thuốc có chứa Levofloxacin
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP 3 thuốc sử dụng thêm Levofloxacin được áp dụng khi liệu pháp 4 thuốc và phác đồ điều trị nối tiếp không cho tác dụng loại bỏ HP.
Chỉ định dùng thuốc cụ thể như sau:
- PPI: Dùng trước ăn 30 phút, uống 2 lần/ngày.
- Levofloxacin 500 mg: Dùng vào buổi sáng và buổi tối sau ăn, uống 1 viên/lần.
- Amoxicillin 500mg: Dùng vào buổi sáng và buổi tối sau ăn, uống 2 viên/lần.
– Thời gian áp dụng: Thường là trong 10 ngày.
– Hiệu quả: Theo các chuyên gia, phác đồ này sẽ cho hiệu quả cao hơn liệu pháp 4 thuốc. Tuy nhiên, phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do HP này chỉ được áp dụng đối với một số trường hợp có chọn lọc.
III. Quá trình điều trị viêm loét dạ dày có HP cần lưu ý những gì?
Để quá trình điều trị viêm loét dạ dày HP dương tính an toàn và đạt được hiệu quả như mong muốn, ngoài việc tuân thủ chỉ định điều trị người bệnh cũng cần chú ý thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học hơn.
1. Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ
Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị viêm loét dạ dày HP dương tính do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi hiệu quả điều trị.
Tuyệt đối không tự ý thay đổi loại thuốc, thời gian,liều lượng hoặc ngừng uống khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Cũng không nên tự mua thuốc về điều trị, điều này có thể gia tăng tình trạng kháng thuốc của HP.
2. Kết hợp chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống khoa học sẽ hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn HP và cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả.
Theo đó, người bệnh nên:
- Nên ăn sữa chua mỗi ngày để bổ sung lợi khuẩn, tăng cường miễn dịch cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày HP dương tính.
- Tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả để giảm dịch vị axit trong dạ dày. Từ đó loại bỏ cảm giác đầy bụng, ợ hơi, nóng rát vùng thượng vị. Quercetin là một flavonoid có trong nhiều loại trái cây và rau quả có thể ức chế vi khuẩn H.pylori, mang lại phương pháp tiếp cận tự nhiên để kiểm soát nhiễm trùng.
- Bổ sung nhóm thực phẩm giàu Omega 3, Omega 6 như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt cải, cá thu, cá hồi, cá ngừ… để hỗ trợ đào thải, ức chế sự phát triển của H.pylori và làm giảm tỷ lệ viêm loét dạ dày.
- Xây dựng thói quen ăn uống đúng giờ, đủ bữa; ưu tiên chế biến thức ăn nấu chín mềm, dễ tiêu hóa để không gây “áp lực” lên hệ tiêu hóa.
Người bệnh không nên:
- Tiêu thụ thực phẩm chứa caffeine như chocolate, cà phê, trà đen dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày nóng rát, khó chịu.
- Ăn các loại trái cây có tính axit như cam, chanh, dứa… có thể làm tăng axit dạ dày và tăng nguy cơ loét.
- Sử dụng các loại thực phẩm cay nóng có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày, làm suy yếu hệ tiêu hóa, tăng tiết axit dạ dày, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn HP phát triển.
- Dùng thức ăn mặn do có muối có thể làm thay đổi tính chất của niêm mạc bảo vệ dạ dày, khiến vi khuẩn HP dễ xâm nhập vào lớp niêm mạc trong dạ dày.
- Uống các loại đồ uống có cồn như bia, rượu,… có thể gây hại trực tiếp đến dạ dày, khiến tình trạng loét dạ dày lan rộng, tăng nguy cơ phát triển thành ung thư.
- Các loại thực phẩm chiên rán có nhiều chất béo khó tiêu khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của niêm mạc dạ dày.
- Thịt chế biến sẵn và thực phẩm đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia hóa học, có thể gây kích ứng dạ dày, ruột và làm tình trạng viêm trầm trọng hơn.
3. Thay đổi thói quen sinh hoạt, kiểm soát căng thẳng
Để rút ngắn thời gian điểm trị bệnh viêm loét dạ dày có HP, người bệnh cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học hơn kết hợp kiểm sát căng thẳng:
– Sử dụng NSAID theo chỉ dẫn: Nếu bạn có thói quen kiểm soát cơn đau nhức hàng ngày bằng NSAID, hãy đảm bảo rằng bạn không dùng quá liều khuyến cáo. Nếu bạn dùng thuốc vì lý do y tế, hãy trao đổi với bác sĩ về việc giảm liều, đổi thuốc hoặc dùng các loại thuốc khác cùng với chúng để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
– Giảm các chất kích thích khác: Hút thuốc, uống rượu và một số loại thuốc khác có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày nếu bạn cũng bị nhiễm H.pylori. Vì vậy hãy từ bỏ những thói quen này nếu có thể.
– Loại bỏ căng thẳng: Căng thẳng chỉ làm cho các triệu chứng viêm loét dạ dày HP dương tính trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, hãy đảm bảo kết hợp nhiều biện pháp giảm căng thẳng hơn vào cuộc sống hằng ngày. Một số ý tưởng tuyệt vời bao gồm hít thở sâu, yoga, thái cực quyền, châm cứu và thiền.
4. Theo dõi phản ứng
Khi sử dụng các loại thuốc trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có HP, nếu cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào sau khi uống thuốc thì người bệnh nên ngừng uống. Đồng thời thông báo ngay cho bác sĩ để được thay đổi loại thuốc hoặc điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp hơn.
5. Đánh giá hiệu quả và thăm khám ngay khi cần
Trong thời gian áp dụng phác đồ điều trị viêm loét dạ dày HP dương tính theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần chú ý quan sát hiệu quả. Nếu thấy triệu chứng bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu trở nặng hơn, hãy đến gặp bác sĩ điều trị ngay để có can thiệp và những điều chỉnh kịp thời.
Nếu phương pháp điều trị viêm loét dạ dày HP dương tính bằng thuốc không mang lại hiệu quả và có nguy cơ xảy ra biến chứng thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày thì người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Tùy tình trạng biến chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật 1/2 hoặc 3/4 dạ dày, hoặc có thể phẫu thuật cắt dây thần kinh phế vị.
Người mắc bệnh viêm loét dạ dày HP dương tính nhẹ và không quá nghiêm trọng có thể kết hợp dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Hoạt chất Almagate trong thuốc Yumangel có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng mà không làm tăng thể tích tiết dịch trong dạ dày. Mặt khác, Yumangel dạng hỗn dịch còn tạo ra lớp màng như lớp nhầy trên niêm mạc giúp bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, làm giảm tổn thương bởi acid dịch vị hay các gốc tự do.
Dùng Yumangel giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị… chỉ sau 5-10 phút sử dụng.
Yumangel có vị bạc hà thơm nhẹ, thiết kế dạng gói nhỏ rất thuận tiện cho việc mang đi. Đặc biệt, chỉ cần xé là có thể uống ngay mà không cần phải pha với nước nên không mất nhiều thời gian chuẩn bị.
IV. Có thể phòng ngừa viêm loét dạ dày do nhiễm HP không?
Khi đã nắm được nguyên nhân gây viêm loét dạ dày HP dương tính là do nhiễm trùng HP trong thời gian dài không được điều trị, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa mắc bệnh thông qua một số biện pháp dưới đây:
1. Điều trị vi khuẩn HP dạ dày sớm ngay khi phát hiện
Hầu hết những người bị nhiễm HP đều không biết mình bị nhiễm. Bạn có thể biết mình bị nhiễm bằng cách làm xét nghiệm hơi thở hoặc xét nghiệm phân đơn giản.
Nếu phát hiện bị nhiễm HP, bạn có thể chủ động điều trị trước khi nó gây ra bất kỳ vấn đề nào.
2. Ngăn chặn lây nhiễm HP
Sau đây là một số cách chính để ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ngay từ đầu:
– Thực hành vệ sinh tốt: Luôn rửa tay trước khi ăn và tất nhiên là cả sau khi đi vệ sinh. Cũng không nên dùng chung đồ dùng, cốc với người lạ, bạn bè hoặc thậm chí là thành viên gia đình. Vì tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bị nhiễm là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm H. pylori.
– Nước uống an toàn: Điều rất quan trọng đối với mọi người để ngăn ngừa nhiễm HP dạ dày là chỉ uống nước từ nguồn sạch, an toàn. Uống nước bị ô nhiễm là một trong những cách chính khiến bạn có thể mắc H.pylori.
– Ăn thực phẩm được chế biến đúng cách: Vì thực phẩm cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn H. pylori, hãy đảm bảo rằng bạn ăn những thực phẩm được nấu chín kỹ và an toàn trong điều kiện sạch sẽ.
Nhìn chung, bệnh viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP có thể được điều trị tốt khi bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ. Việc áp dụng phác đồ điều trị viêm loét dạ dày HP dương tính gây ra phải có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Những thông tin về các loại thuốc điều trị thuốc dạ dày chữ Y vừa nêu ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc và tự ý điều trị tại nhà. Điều nên làm người bệnh cần chủ động thăm khám sớm để đánh giá chính xác tình trạng bệnh và được tiến hành điều trị tốt nhất.
Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10550623/#:~:text=For%20the%20first%2010%E2%80%9314,amoxicillin%2C%20clarithromycin%2C%20and%20metronidazole.
https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phac-do-dieu-tri-loet-da-day-ta-trang.html
https://bvnguyentriphuong.com.vn/benh-truyen-nhiem/viem-loet-da-day-hp-va-cach-dieu-tri-dung-phac-do
https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/luu-y-trong-che-do-dinh-duong-cho-nguoi-viem-loet-da-day-tranh-tai-phat-vi
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/h-pylori/symptoms-causes/syc-20356171
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22314-stomach-ulcer
https://medlatec.vn/tin-tuc/tong-hop-nhung-cach-dieu-tri-loet-da-day-hieu-qua
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...