Trào ngược im lặng (Silent reflux) gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Bất kỳ ai ở độ tuổi nào cũng có thể bị bệnh trào ngược im lặng nhưng lại rất ít người hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh lý này. Cùng thuốc dạ dày yumangel tìm hiểu về chứng bệnh này và cách phòng tránh trong bài viết dưới đây.
Mục lục
I – Trào ngược im lặng là gì?
Trào ngược im lặng hay có tên gọi là Silent reflux (1) còn có tên gọi khác là bệnh trào ngược dạ dày thực quản âm thầm. Đây là một bệnh lý liên qua đến hệ tiêu hóa, khi bị bệnh dịch axit dạ dày và enzym tiêu hóa trào ngược tới thanh quản và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.
Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh trào ngược im lặng, kể cả trẻ nhỏ. Khi phát hiện bị bệnh, người bệnh cần đến gặp bác sĩ sớm, tránh để kéo dài vì bệnh có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, việc điều trị vì vậy cũng khó khăn và mất thời gian hơn.
II – Nguyên nhân trào ngược im lặng
Ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân trào ngược im lặng có thể do các van ở cuối ống thực quản không được phát triển đầy đủ.
Nhiệm vụ của các van này là giữ cho các chất trong dạ dày không chảy ngược vào ống thức ăn. Đây là lý do vì sao trẻ sơ sinh thường ọc hoặc ói thức ăn, nhất là sau khi ăn no.
Ở người lớn, trước khi bị Silent Reflux thường bị cảm cúm hoặc cảm lạnh. Điều này có thể khiến cho dây thanh âm nhạy cảm hơn với axit dạ dày. Ngoài ra, một số đặc điểm dưới đây có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản âm thầm ở một số người như:
- Có vấn đề với hoạt động co thắt ống của thực quản.
- Van ống thực quản thấp.
- Thoát vị tạm thời.
- Dạ dày trống.
- Các nguyên nhân về lối sống dẫn tới trào ngược im lặng gồm:
- Ăn quá nhiều.
- Uống nhiều rượu, thường xuyên ăn thức ăn cay và béo, uống nước có ga.
- Hút thuốc.
- Thừa cân, béo phì.
- Người thường xuyên nói và hét lớn: Ca sĩ, giáo viên.
Một số yếu tố nào làm tăng nguy cơ gây Silent Reflux gồm:
- Người có cơ vòng khoang thực quản bị biến dạng hoặc trục trặc.
- Người có dạ dày tiêu hóa thức ăn chậm.
- Người bị thừa cân.
- Phụ nữ đang mang thai.
- Trẻ sơ sinh và trẻ em.
III – Dấu hiệu triệu chứng của trào ngược im lặng
Dấu hiệu bị mắc Silent Reflux ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn có biểu hiện khác nhau. Cụ thể:
1. Trẻ sơ sinh và trẻ em
Các triệu chứng trào ngược im lặng ở trẻ sơ sinh và trẻ em gồm:
- Khàn tiếng.
- Ho mạn tính hoặc ho khan.
- Hen suyễn.
- Ngưng thở hoặc thở khò khè.
- Khó ăn.
- Khạc nhổ thức ăn vào phổi.
- Khó tăng cân.
2. Triệu chứng trào ngược im lặng ở người lớn
Rất ít người lớn bị Silent Reflux có triệu chứng ợ nóng và nóng rát ở cổ họng. Các dấu hiệu trào ngược im lặng ở người lớn thường gồm:
- Ho liên tục.
- Hắng giọng quá mức.
- Khàn tiếng.
- Nổi cục u trong cổ họng, cục u này không biến mất dù nuốt liên tục.
Một số triệu chứng khác ít phổ biến hơn có thể gồm:
- Viêm họng.
- Khó nuốt
- Khó thở. Xem chi tiết hơn về trào ngược dạ dày gây khó thở
- Cảm giác dư chất nhầy cổ họng hoặc chảy dịch mũi sau.
IV – Bệnh Silent Reflux có nguy hiểm không?
Axit dạ dày trào ngược lại cổ họng và thanh quản có thể gây kích ứng và tổn thương các bộ phận này. Đặc biệt nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách tình trạng bệnh có thể nghiêm trọng hơn.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em, bệnh trào ngược im lặng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như:
- Loét do tiếp xúc.
- Thu hẹp khu vực phía dưới của dây thanh âm.
- Nhiễm trùng tai tái phát.
- Dịch tích tụ lâu ngày ở vùng tai giữa.
Đối với người lớn, trào ngược im lặng có thể:
- Để lại sẹo ở thanh quản và cổ họng.
- Làm tăng nguy cơ ung thư trong khu vực.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe của phổi.
- Có thể gây kích thích các tình trạng như khí phế thũng, hen suyễn hoặc viêm phế quản.
V – Chẩn đoán và cách điều trị trào ngược im lặng
Trào ngược im lặng (Silent reflux) là một biến thể của bệnh trào ngược dạ dày (GERD), nhưng không gây ra các triệu chứng truyền thống như cháy rát, đau ngực hay nôn mửa. Thay vào đó, trẻ có thể có các triệu chứng khác, như ho, khó thở, hắt hơi hoặc viêm họng.
Nếu bạn có nghi ngờ mắc bất kỳ dạng trào ngược nào, hãy đặt hẹn gặp bác sĩ để được kiểm tra. Đối với trường hợp ợ nóng, điều quan trọng là đi khám càng sớm càng tốt, đặc biệt khi triệu chứng xuất hiện thường xuyên và kéo dài trong thời gian dài.
Bác sĩ sẽ tiến hành một kiểm tra toàn diện bao gồm hỏi thăm về tiền sử các triệu chứng, phương pháp điều trị đã thử và tần suất xuất hiện triệu chứng.
Nếu bạn mắc trào ngược im lặng và có sẹo hoặc tổn thương từ bệnh này, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến chuyên gia tai mũi họng để điều trị tổn thương do trào ngược. Để xác định mức độ tổn thương, họ có thể yêu cầu kiểm tra nội soi. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp cho bạn.
Khi bệnh nhân được chẩn đoán bị Silent reflux, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc điều trị để ngăn chặn các tổn thương do bệnh gây ra.
Cụ thể một số loại thuốc thường dùng trong điều trị trào ngược im lặng có tác dụng ngăn dạ dày tạo ra nhiều axit dạ dày hoặc làm giảm axit dạ dày gồm:
- Thuốc kháng axit.
- Thuốc chẹn H2.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI).
Bên cạnh thuốc, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ. Ví dụ như:
- Kê cao đầu khi nằm ngủ.
- Ngừng ăn uống ít nhất 3 tiếng đồng hồ trước giờ ngủ.
- Loại bỏ hoặc hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây Silent reflux như: chocolate, cam quýt, thực phẩm cay, đồ ăn có cà chua, thực phẩm chiên rán…
- Hãy bỏ thuốc lá nếu bạn đang hút.
Bạn trào ngược im lặng rất hiếm khi phải thực hiện phẫu thuật, tuy nhiên một vài trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để tăng cường cơ vòng khoang thực quản.
Trào ngược im lặng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Điều đáng mừng là bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bệnh Silent reflux bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh hơn.
Xem thêm:
Chưa có bình luận!