Nguyên nhân trào ngược dạ dày có thể đơn giản là do thói quen sống chưa khoa học nhưng cũng có thể là nhưng cũng có thể là do bệnh lý. Việc xác định được lý do gây trào ngược dạ dày sẽ giúp người bệnh có cách điều trị phù hợp và hiệu quả.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có mã bệnh K21 là tình trạng dịch vị, thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm và đúng cách.
Trào ngược dạ dày với các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị, chướng bụng, khó tiêu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tình trạng trào ngược kéo dài còn có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hoá, hẹp môn vị, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.
Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần xác định được chính xác nguyên nhân bị trào ngược dạ dày thực quản để có phương án điều trị phù hợp. Dưới đây là tổng hợp của thuốc dạ dày chữ Y Yumangel về 18 nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày:
Mục lục
- 1. Rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới
- 2. Suy giảm chức năng dạ dày
- 3. Do lạm dụng thuốc Tây y
- 4. Căng thẳng, stress
- 5. Béo phì: Nguyên nhân bị trào ngược dạ dày
- 6. Co thắt dạ dày bất thường
- 7. Do ăn quá no
- 8. Ăn uống không khoa học
- 9. Do hút thuốc lá
- 10. Do uống cà phê
- 11. Do uống rượu, bia
- 12. Do ăn đêm
- 13. Nguyên nhân trào ngược dạ dày là do mang thai
- 14. Thoát vị hiatal
- 15. Hen suyễn
- 16. Biến chứng từ viêm loét dạ dày tá tràng
- 17. Do các bệnh lý tiêu hóa
- 18. Do bẩm sinh
1. Rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới
Vai trò của cơ thắt thực quản dưới (LES) là đóng và mở đầu dưới của thực quản. Cơ này đóng vai trò như một “hàng rào” ngăn cách giữa thực quản và dạ dày.
Nếu chức năng của cơ quan thực quản dưới bị suy giảm thì sẽ không thể đóng hoàn toàn sau khi thức ăn đi vào dạ dày, khiến axit dạ dày có thể trào ngược vào thực quản. Ngoài bất thường do cấu trúc, một số loại thực phẩm, đồ uống, thuốc và các yếu tố khác làm suy giảm chức năng của LES.
2. Suy giảm chức năng dạ dày
Chức năng thần kinh hoặc cơ bắp dạ dày bất thường hoặc suy giảm là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày. Sự suy giảm chức năng của dạ dày khiến tốc độ làm rỗng dạ dày bị chậm lại, tăng áp lực và tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày.
3. Do lạm dụng thuốc Tây y
Việc lạm dụng hoặc dùng thuốc kéo dài cũng có thể là nguyên nhân trào ngược thực quản hoặc khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn. Một số loại thuốc có thể là nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản gồm:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Ví dụ như aspirin, ibuprofen, naproxen… Tác dụng của phổ biến của các loại thuốc này là ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa như: loét dạ dày gây triệu chứng ợ nóng và kích thích thực quản bằng cách làm suy yếu hoặc giãn cơ thắt thực quản dưới.
- Thuốc kháng histamine: Được dùng trong các trường hợp dị ứng.
- Thuốc giảm đau: Ví dụ như codeine, thuốc chứa hydrocodone và acetaminophen.
- Kháng sinh: Tetracycline.
- Thuốc chẹn kênh canxi: Dùng trong điều trị bệnh tim và huyết áp cao.
- Thuốc kháng cholinergic: Điều trị rối loạn đường tiết niệu, dị ứng và tăng nhãn áp.
- Thuốc chủ vận beta-adrenergic: Dùng trong điều trị bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Gồm imipramine, amitriptyline và nortriptyline.
- Quinidine: Điều trị rối loạn nhịp tim và sốt rét.
- Theophylline: Làm giãn phế quản cho bệnh hen suyễn, viêm phế quản mãn tính và các bệnh phổi khác.
- Diazepam: Điều trị co giật.
- Dopamine: Điều trị bệnh Parkinson.
- Bisphosphonates: Điều trị loãng xương.
- Chất bổ sung: Kali, sắt.
4. Căng thẳng, stress
Phần lớn kết quả chẩn đoán trào ngược dạ dày hiện nay là do tình trạng áp lực, stress trong cuộc sống. Áp lực và căng thẳng tăng cao sẽ kích thích cơ thể tiết ra hormone cortisol. Cortisol là yếu tố làm tăng lượng axit HCl và pepsin gây ra trào ngược dạ dày thực quản.
Không chỉ vậy, Cortisol còn tạo áp lực lên cơ thắt thực quản khiến thực quản suy yếu, không có khả năng chống lại thức ăn trào ngược.
5. Béo phì: Nguyên nhân bị trào ngược dạ dày
Tình trạng béo phì, thừa cân sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày, không chỉ là nguyên nhân của trào ngược dạ dày mà còn khiến các triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn.
Béo phì được coi là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày tiềm ẩn ít người chú ý nhưng lại là nguyên nhân không thể xem thường.
6. Co thắt dạ dày bất thường
Trong quá trình tiêu hóa bình thường, thức ăn được di chuyển qua đường tiêu hóa bằng các cơn co thắt nhịp nhàng gọi là nhu động. Ở những người có vấn đề về hệ tiêu hóa, những cơn co thắt này sẽ trở nên bất thường do các nguyên nhân:
- Cơ co thắt trong dạ dày.
- Dây thần kinh hoặc hormone kiểm soát các cơn co thắt của cơ bắp.
7. Do ăn quá no
Việc ăn quá no khiến dạ dày và ruột căng đồng thời còn làm làm giảm khả năng tiêu hóa của dạ dày.
Nếu thường xuyên ăn quá no, dạ dày sẽ luôn rơi vào trạng thái căng phồng, niêm mạc sẽ khó hồi phục và bị phá hủy. Điều này sẽ gây ra bệnh đau dạ dày với các triệu chứng như khó tiêu hóa, trào ngược hoặc viêm loét.
8. Ăn uống không khoa học
Một số thực phẩm khi ăn vào có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới và kích thích sản xuất axit. Hậu quả là làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản. Một số thực phẩm như:
- Thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ, cay.
- Thịt nhiều mỡ, chất béo.
- Chocolate.
- Bơ thực vật.
- Sốt kem, mayonnaise
- Các sản phẩm sữa nguyên chất.
- Bạc hà.
- Các loại trái cây có tính axit như: chanh, cam, bưởi…
Một số thói quen ăn uống không lành mạnh như: ăn quá no, để bụng quá đói, vừa ăn vừa làm việc, xem tivi, điện thoại; vừa ăn xong đã đi ngủ ngay … để có gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản, dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường, gây chứng trào ngược.
9. Do hút thuốc lá
Thói quen hút thuốc có thể gây giảm sản xuất nước bọt, tạo ra nhiều axit dạ dày và làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày. Ngừng hút thuốc là cách tốt nhất để giảm bớt các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc giảm nguy cơ phát triển bệnh nặng hơn.
10. Do uống cà phê
Cà phê có tính axit cao, có thể gây kích thích dạ dày và gây đau. Caffeine trong cà phê cũng có thể khiến dạ dày sản xuất axit quá mức nên gây viêm loét và làm các triệu chứng dạ dày trầm trọng hơn.
Do đó, bạn không nên uống quá nhiều cà phê, khi uống cần uống sau bữa ăn với lượng ít, không nên uống khi bụng đói.
11. Do uống rượu, bia
Tiêu thụ rượu, bia gây kích thích tăng axit dạ dày, làm giãn cơ thắt thực quản dưới và suy yếu khả năng tự làm sạch axit của thực quản.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, việc uống rượu hoặc bia còn làm tăng các triệu chứng trào ngược dạ dày hơn so với uống nước thường.
12. Do ăn đêm
Thói quen ăn đêm khiến dạ dày không được nghỉ ngơi, phải hoạt động không ngừng nghỉ. Tình trạng này nếu kéo dài và thường xuyên sẽ làm suy yếu dạ dày, chức năng tiêu hóa kém.
13. Nguyên nhân trào ngược dạ dày là do mang thai
Hormone estrogen và progesterone gia tăng trong khi mang thai làm giãn cơ thắt thực quản dưới kết hợp với việc tử cung nở rộng hơn sẽ gây thêm áp lực lên dạ dày. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu trào ngược dạ dày trong thời gian mang thai.
14. Thoát vị hiatal
Thoát vị hiatal hay thoát vị khe hoành xảy ra khi phần trên của dạ dày nằm trên cơ hoành, phần cơ ngăn cách dạ dày với ngực.
Bệnh lý này gây ra triệu chứng ợ nóng, khó chịu ở bụng, ợ hơi, nôn mửa. Thoát vị hiatal thường gặp ở người trên 50 tuổi.
15. Hen suyễn
Theo nghiên cứu của Yumangel.vn cho thấy, có hơn 75% người mắc bệnh hen suyễn bị trào ngược dạ dày. Các cơn ho kèm theo hen có thể dẫn đến thay đổi áp lực ở ngực, gây ra trào ngược.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc hen suyễn làm giãn đường thở, thư giãn LES cũng có thể gây trào ngược dạ dày. Việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản thường có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng hen suyễn.
16. Biến chứng từ viêm loét dạ dày tá tràng
Các vết viêm loét dạ dày tá tràng khi tiếp xúc với thức ăn, theo phản xạ tự nhiên sẽ tăng tiết acid nhiều hơn dễ trào ngược lên thực quản.
Mặt khác, dạ dày của bệnh nhân bị viêm loét cũng luôn trong tình trạng bị ứ trệ, tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới khiến cơ quan này đóng mở bất thường tạo điều kiện cho các chất dịch dạ dày, acid HCl, thậm chí là cả dịch mật trào lên ống thực quản.
17. Do các bệnh lý tiêu hóa
Một số bệnh lý trong hệ tiêu hóa cũng là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Ví dụ như: trợt niêm mạc dạ dày, hẹp hang môn vị dạ dày, ung thư dạ dày…
Các bệnh lý tiêu hoá kể trên đều làm gia tăng quá nhiều acid trong dạ dày, khiến cho sức chứa của dạ dày quá tải và buộc phải trào ngược lên thực quản.
18. Do bẩm sinh
Một số trẻ nhỏ ngay từ khi sinh ra đã bị sa dạ dày, chức năng cơ thắt thực quản dưới kém gây trào ngược dạ dày thực quản.
Ở trẻ nhỏ, trào ngược dạ dày thường được cho là sinh lý bình thường với triệu chứng điển hình là nôn trớ. Triệu chứng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn và sẽ mất hẳn khi trưởng thành.
Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân trào ngược dạ dày. Để biết chính xác mình bị trào ngược dạ dày do nguyên nhân nào, lời khuyên của yumangel.vn là bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán thông qua các phương pháp y khoa hiện đại như: nội soi đường tiêu hóa, theo dõi pH thực quản, chụp X – quang đường tiêu hóa trên…
Xem thêm:
Chưa có bình luận!