Trong xã hội hiện đại ngày nay, hầu hết mọi người đều gặp tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Đây là căn bệnh nếu chủ quan có thể dẫn tới những biến chứng khó lường như: ung thư thực quản, viêm thực quản . Cùng Yumangel tìm hiểu bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không qua bài viết dưới đây!
Mục lục
I. Bệnh trào ngược dạ dày là gì?
Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 14 triệu người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, 10-20 % số người khám bệnh tiêu hóa được chẩn đoán là mắc bệnh lý này.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một rối loạn tiêu hóa phổ biến, xảy ra do cơ thắt thực quản dưới hoạt động bất thường, không đóng kín khiến cho dịch dạ dày trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
Dịch dạ dày trào ngược lên thực quản gây kích thích lớp niêm mạc thực quản dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu như: ợ hơi, ợ nóng và ợ chua; buồn nôn; nghẹn, khó nuốt; đắng miệng; đau tức thượng vị; đau họng, khàn giọng, ho; miệng tăng tiết nước bọt…
II. Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Khi mới khởi phát, bệnh trào ngược dạ dày ảnh hưởng không đáng kể đến cuộc sống hàng ngày nên đa số mọi người thường chủ quan nghĩ bệnh trào ngược sẽ tự khỏi, không thăm khám và điều trị. Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý phổ biến, nếu được điều trị kịp thời và đúng cách bệnh sẽ không nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị muộn, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến nhiều biến chứng từ nhẹ đến nặng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bệnh nhân trào ngược dạ dày nên điều trị bệnh sớm để giảm nguy cơ xảy ra biến chứng gây nguy hiểm.
III. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Tùy thuộc vào mức độ trào ngược mà bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng từ nhẹ chỉ ảnh hưởng nhẹ đến sinh hoạt hàng ngày cho đến nặng đe dọa tính mạng như sau:
1. Các vấn đề về hô hấp
Dịch axit dạ dày trào ngược lên đường hô hấp kéo dài gây viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phổi, viêm phế quản… Lúc này, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, chảy nước mũi, khàn giọng, khò khè…
2. Viêm, loét thực quản
Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản diễn ra thường xuyên axit dạ dày ăn mòn niêm mạc thực quản, gây viêm loét. Người bệnh lúc này cảm thấy đau ngực, khó nuốt, mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, đau xương ức khi ăn.
Thông thường, bệnh trào ngược dạ dày thường được phát hiện ở giai đoạn viêm loét thực quản. Nếu được điều trị đúng cách, tình trạng bệnh sẽ cải thiện nhanh chóng.
3. Hẹp thực quản
Biến chứng này xảy ra do tần suất trào ngược dạ dày thực quản tăng cao, khiến lớp niêm mạc thực quản liên tục phải tiếp xúc axit dạ dày. Hậu quả là thực quản trở nên hẹp hơn, các vết trợt loét cọ xát vào nhau, gây đau rát cổ, khó nuốt thậm chí bị nghẹn ngay cả khi người bệnh ăn thức ăn mềm.
Các vết loét ở thực quản theo thời gian phát triển thành các mô sẹo. Khi các mô sẹo tích tụ càng nhiều thì thực quản càng hẹp, dẫn đến khó nuốt, người bệnh có cảm giác vướng nghẹn ở cổ, đau ngực…
4. Barrett thực quản
Barrett thực quản hay tiền ung thư thực quản là biến chứng không phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhưng lại rất nguy hiểm. Tình trạng này xảy ra do axit dạ dày trào ngược lên thực quản làm thay đổi các tế bào trong mô lót thực quản khiến các tế bào này dày và đỏ lên, tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Người mắc Barrett thực quản có thể xuất hiện các triệu chứng như: thường xuyên ợ nóng, đau ngực, khó nuốt khi ăn… Một số trường hợp người bệnh mắc biến chứng này nhưng không có dấu hiệu đặc trưng, chỉ có thể phát hiện qua phương pháp nội soi và sinh thiết.
5. Nhiễm trùng phổi cấp tính
Nhiễm trùng phổi cấp tính (Aspiration pneumonia) xảy ra khi dịch vị acid trào lên cổ họng, miệng có thể tràn vào phổi. Điều này dẫn tới nhiễm trùng phổi với các triệu chứng như:
- Sốt
- Ho
- Đau ngực
- Khó thở, thở khò khè
- Da tái xanh
Nhiễm trùng phổi cấp tính nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong.
6. Ung thư thực quản
Biến chứng ung thư thực quản do trào ngược axit thường gặp ở bệnh nhân trên 50 tuổi. Đây là biến chứng nguy hiểm và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ở giai đoạn đầu, ung thư thực không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi xuất hiện các vấn đề như các cơn đau dai dẳng, chảy máu thực quản, đau sau xương ức, sụt cân không rõ nguyên nhân, khó tiêu nghiêm trọng… là dấu hiệu cho thấy ung thư đang tiến triển.
IV. Cách giảm thiểu mức độ nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày
Để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh nên thăm khám và điều trị ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu cảnh báo bệnh như: ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau thượng vị…
Tùy vào mức độ của bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Cụ thể:
1. Điều trị nội khoa dùng thuốc
Trường hợp trào ngược dạ dày mức độ nhẹ, chưa xảy ra biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh điều trị nội khoa với các loại thuốc sau:
- Nhóm thuốc ức chế Proton (PPI): Tác dụng ngăn tiết axit dạ dày. Một số thuốc thường dùng là: Esomeprazole, Lansoprazole, Omeprazole, Rabeprazole, Pantoprazole…
- Nhóm thuốc trung hòa Acid: Trung hòa axit, làm giảm nồng độ axit trong dạ dày và giảm lượng axit trào ngược lên thực quản. Từ đó, giảm ngay các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Một số thuốc thường dùng là Maalox, Gastropulgite, Alusi…
- Nhóm thuốc kháng thụ thể Histamin H2: Giảm tiết acid dịch vị trong dạ dày, hạn chế tình trạng viêm loét thực quản. Một số thuốc thường dùng là Cimetidine, Famotidine, Nizatidine, Ranitidine, Zantac, Tagamet…
- Nhóm thuốc điều hòa nhu động ruột: Tăng đào thải acid trong lòng thực quản, đẩy mạnh làm rỗng dạ dày và tăng nhu động của cơ thực quản. Loại thuốc thường dùng là Metoclopramid, Sulpirid, Domperidon…
- Nhóm thuốc tạo màng bọc: Công dụng kết dính với dịch nhầy trong dạ dày thành 1 màng bao bọc niêm mạc dạ dày và đáy ổ loét, bảo vệ dạ dày; trung hòa acid dạ dày. Một số thuốc thường dùng là Silicate Al, Sucralfate, Prostaglandin…
- Nhóm thuốc kháng sinh: Dùng khi bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP, tác dụng là tiêu diệt vi khuẩn H. pylori. Một số thuốc thường dùng là Amoxicillin, Clarithromycin, Tetracycline, Metronidazole…
- Nhóm thuốc chống trầm cảm: Giúp bệnh nhân giảm lo âu, căng thẳng, stress… hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Một số thuốc thường dùng là Imipramine, Nortriptyline, Trazodone, Sertraline…
Lưu ý: Người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian. Đặc biệt là thuốc kháng sinh, việc không tuân thủ chỉ định của bác sĩ có thể làm giảm hiệu quả dẫn đến thất bại điều trị hoặc bệnh tái đi tái lại không dứt điểm.
Bên cạnh các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản kê đơn dùng theo chỉ định của bác sĩ, người bị trào ngược dạ dày nhẹ và không quá nghiêm trọng có thể điều trị tại nhà. Ngoài cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt thì có thể kết hợp dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Hoạt chất Almagate trong thuốc Yumangel có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng mà không làm tăng thể tích tiết dịch trong dạ dày. Mặt khác, Yumangel dạng hỗn dịch còn tạo ra lớp màng như lớp nhầy trên niêm mạc giúp bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, làm giảm tổn thương bởi acid dịch vị hay các gốc tự do.
Dùng Yumangel giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị… chỉ sau 5-10 phút sử dụng.
Yumangel có vị bạc hà thơm nhẹ, thiết kế dạng gói nhỏ rất thuận tiện cho việc mang đi. Đặc biệt, chỉ cần xé là có thể uống ngay mà không cần phải pha với nước nên không mất nhiều thời gian chuẩn bị.
2. Can thiệp ngoại khoa phẫu thuật
Trường hợp điều trị bệnh trào ngược dạ dày bằng thuốc không hiệu quả, bệnh nhân sẽ cần điều trị can thiệp ngoại khoa phẫu thuật. Hiện có 2 phương pháp phẫu thuật là:
- Phẫu thuật gấp dạ dày quanh cơ thắt thực quản: Giúp dạ dày nằm ở vị trí thấp hơn cơ tránh trào ngược. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là làm biến dạng cấu trúc và hình dạng của dạ dày.
- Gắn vòng titanium quanh cơ thắt thực quản dưới: Duy trì độ rộng đủ để thức ăn trôi xuống dạ dày và hỗ trợ cơ thắt thực quản đóng chặt hơn.
V. Thắc mắc khác về bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bên cạnh thắc mắc bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không, còn nhiều câu hỏi khác về bệnh trào ngược sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết dưới đây:
1. Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không?
Hiện vẫn chưa có bằng chứng cụ thể khẳng định trào ngược dạ dày gây đau đầu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa trào ngược và đau đầu.
Cụ thể, ruột và não giao tiếp với nhau thông qua hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống miễn dịch và hệ thống nội tiết. Chính điều này đã gây áp lực lên thành não, dẫn đến đau đầu.
2. Trào ngược dạ dày có gây khó thở không?
Khó thở là một trong các triệu chứng khá nghiêm trọng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân là do ở bệnh nhân mắc bệnh trào ngược, dịch axit dạ dày sản xuất quá mức dẫn đến dư thừa khiến thực quản bị giãn ra, đóng không chặt gây khó thở.
3. Trào ngược dạ dày thực quản có bị sốt không?
Trào ngược axit có thể gây sốt nhưng hiếm khi xảy ra. Trào ngược dạ dày thực quản kèm theo sốt là dấu hiệu cảnh báo niêm mạc dạ dày đang bị viêm hoặc kích ứng.
4. Trào ngược dạ dày có chữa khỏi được không?
Bệnh trào ngược dạ dày có thể khỏi được nếu phát hiện và điều trị sớm ở giai đoạn nhẹ. Người bệnh cần có thói quen chế độ ăn và lối sống sinh hoạt dàn để ngăn ngừa tình trạng tái phát.
Hy vọng với những giải đáp về vấn đề bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không, các bạn đã nắm được mức độ nguy hiểm của bệnh lý này. Thăm khám và điều trị sớm ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh trào ngược giúp giảm nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Nguồn bài viết tham khảo:
Chưa có bình luận!