Hỏi:
“Chào Yumangel, trước đây tôi có bị trào ngược dạ dày thực quản nhẹ. Nhưng do chủ quan tôi không điều trị dứt điểm, bây giờ bệnh vẫn tái phát thường xuyên. Mới đây, tôi có tái khám và tôi bị viêm loét thực quản nữa. Nhờ Yumangel tư vấn giúp tôi cách chữa bệnh”
Đáp:
Xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra cách điều trị viêm loét thực quản phù hợp.
Nhưng trước đó, hãy tìm hiểu kỹ hơn về viêm loét thực quản bệnh học. Sau khi hiểu rõ bệnh lý, chắc chắn bạn sẽ có những quyết định chữa trị phù hợp hơn.
Mục lục
- I – Bệnh viêm loét thực quản là gì? Hình ảnh viêm loét thực quản dạ dày
- II – Nguyên nhân gây viêm loét thực quản
- III – Triệu chứng viêm loét thực quản
- IV – Viêm loét thực quản có nguy hiểm không?
- V – Bị loét thực quản nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- VI – Cách chữa loét thực quản, thuốc chữa viêm loét thực quản
- VII – Cách phòng tránh loét thực quản
I – Bệnh viêm loét thực quản là gì? Hình ảnh viêm loét thực quản dạ dày
Thế nào là loét thực quản? Loét thực quản là một dạng loét trong hệ tiêu hóa. Viêm thực quản là giai đoạn đầu của viêm loét thực quản.
Loét thực quản xảy ra khi lớp nhầy trên thực quản bị mất đi. Từ đó, axit dịch vị cùng các dịch tiêu hóa khác kích thích thực quản, gây loét thực quản.
Hình ảnh loét thực quản
II – Nguyên nhân gây viêm loét thực quản
Có nhiều nguyên nhân gây loét thực quản, cụ thể là:
– Vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp có thể phá hủy lớp niêm mạc của thực quản, khiến cho axit dịch vị dễ dàng tấn công thực quản.
( → Xem thêm: Vi khuẩn Hp là gì? Vi khuẩn hp có lây không? Cách trị nhiễm khuẩn Hp)
– Mắc chứng trào ngược dạ dày, thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản khiến axit dịch vị thường xuyên trào từ dạ dày lên thực quản. Nếu tình trạng kéo dài liên tục có thể gây tổn thương thực quản.
– Thường xuyên hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chất kích thích cũng là nguyên nhân loét thực quản.
– Các loại thuốc kháng viêm, giảm đau không chứa steroid cũng làm phá hủy niêm mạc dạ dày, thực quản.
– Ăn phải chất bào mòn:
– Yếu tố tâm lý
– Yếu tố di truyền
III – Triệu chứng viêm loét thực quản
Ban đầu, có thể viêm loét thực quản không đau nên bạn khó phát hiện bệnh. Sau 1 thời gian, bệnh sẽ tiến triển và có những triệu chứng để dễ nhận biết hơn.
Dấu hiệu viêm loét thực quản khá khó chịu, có thể ảnh hưởng đến tâm lý, ăn uống và sức khỏe người bệnh. Đôi khi, các biểu hiện loét thực quản có thể bị nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến thực quản khác.
Dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm qua các dấu hiệu bị loét thực quản:
– Cảm thấy khó nuốt hoặc bị đau khi nuốt
– Ợ nóng và đau phía sau xương ức
– Buồn nôn và nôn cũng là triệu chứng loét thực quản khá phổ biến
– Dấu hiệu loét thực quản có thể bao gồm cả nôn ra máu. Dấu hiệu này xuất hiện là do loét thực quản chảy máu.
Triệu chứng lở loét thực quản.
IV – Viêm loét thực quản có nguy hiểm không?
Viêm loét thực quản rất nguy hiểm nếu không được điều trị sớm và dứt điểm. Bởi vì viêm loét thực quản nặng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh như barrett thực quản, thủng thực quản, hẹp thực quản, ung thư thực quản.
Do đó, khi nghi ngờ bị bệnh loét thực quản, bệnh nhân cần đi khám sớm để được điều trị loét thực quản một cách phù hợp.
Loét thực quản có nguy hiểm không?
Bên cạnh sử dụng thuốc viêm loét thực quản để điều trị bệnh, điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là một cách điều trị viêm loét thực quản tích cực.
Vì thế, hãy theo dõi xem đâu là những thực phẩm phù hợp và không phù hợp với người bị loét thực quản nhé!
V – Bị loét thực quản nên ăn gì và kiêng ăn gì?
1. Viêm loét thực quản nên ăn gì?
– Bánh mì, bột yến mạch, bánh quy: Giúp hút bớt dịch axit dư thừa trong dạ dày.
– Đạm dễ tiêu hóa như thịt thăn lợn, lưỡi lợn, thịt ngan vì chúng giúp trung hòa axit dạ dày
– Sữa chua: Chứa các lợi khuẩn giúp cải thiện tiêu hóa trong đó có thực quản
– Tỏi, gừng, nghệ, mật ong: Vì giúp kháng viêm và còn có thể làm lành vết thương trên niêm mạc thực quản
– Thực phẩm dễ nuốt như cháo, súp, nước hoa quả
– …
Loét thực quản nên ăn gì?
2. Loét thực quản không nên ăn gì?
Người bị loét thực quản không nên sử dụng thực phẩm ảnh hưởng đến hoạt động của cả dạ dày và thực quản như:
– Đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường
– Đồ ăn chế biến sẵn
– Đồ ăn đã bảo quản lâu ngày
– Thực phẩm chứa nhiều gia vị cay, nóng, chua, mặn
– Không ăn thực phẩm cứng để giảm ma sát lên thành thực quản
– Không ăn thực phẩm nhiều axit vì có thể làm tăng axit trong dạ dày, gây trào ngược
– Không uống rượu bia, đồ uống có gas, cà phê
– …
VI – Cách chữa loét thực quản, thuốc chữa viêm loét thực quản
Viêm loét thực quản và cách điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, thuốc chữa loét thực quản cũng được kê dựa vào nguyên nhân gây bệnh.
Do đó, để biết được cách chữa viêm loét thực quản phù hợp nhất và viêm loét thực quản uống thuốc gì, bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ để thăm khám, từ đó tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Các thuốc điều trị viêm loét thực quản thường được kê cho bệnh nhân là:
– Kháng sinh nếu bệnh do vi khuẩn Hp gây ra
– Thuốc trung hòa hoặc giảm tiết axit dịch vị nếu loét thực quản do trào ngược dạ dày thực quản
– Thuốc bảo vệ niêm mạc thực quản
– Thuốc làm lành vết loét trên niêm mạc thực quản
Cách chữa bệnh viêm loét thực quản bằng thuốc trị loét thực quản.
Ngoài ra, để giảm triệu chứng khó chịu của loét thực quản, bệnh nhân có thể uống thêm thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Yumangel sẽ trung hòa axit dạ dày. Nhờ đó, hạn chế tình trạng trào ngược axit gây kích thích thực quản. Đồng thời, Yumangel sẽ bảo vệ tạo ra lớp màng bảo vệ thực quản. Do đó, triệu chứng khó chịu sẽ giảm xuống khá nhanh.
VII – Cách phòng tránh loét thực quản
– Không dùng chung đồ dùng ăn uống, tiếp xúc nước bọt, phân… với người bị nhiễm vi khuẩn Hp để hạn chế lây nhiễm vi khuẩn.
– Không hút thuốc lá, uống rượu bia
– Nếu bị trào ngược dạ dày cần điều trị dứt điểm
– Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau chứa steroid. Nếu nhất thiết phải sử dụng, hãy nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu bạn cần được tư vấn kỹ hơn về cách chữa loét thực quản, vui lòng để lại bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với dược sĩ của Yumangel qua hotline 1800.1125 (miễn phí cước).
Chưa có bình luận!