Skip to main content

Trào ngược dạ dày đắng miệng do đâu? Cách điều trị dứt điểm

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Bên cạnh ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị… thì đắng miệng cũng là triệu chứng bệnh nhân trào ngược dạ dày gặp phải. Để điều trị trào ngược dạ dày đắng miệng, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. 

I. Trào ngược dạ dày có gây đắng miệng không? 

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng dịch dạ dày chứa axit, pepsin, dịch mật, HCI di chuyển ngược từ dạ dày lên thực quản. Nguyên nhân là do cơ thắt thực quản dưới hoạt động không bình thường hoặc suy giảm.

Bệnh trào ngược dạ dày thường gây ra nhiều triệu chứng cùng lúc:

  • Buồn nôn và có thể nôn: Khi người bệnh ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn, triệu chứng trào ngược gây buồn nôn sẽ dễ xuất hiện hơn.
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Các triệu chứng này thường xuất hiện cùng lúc với đầy bụng, khó tiêu. Vì khi tiêu hóa kém, thức ăn ứ đọng trong dạ dày lâu, kết hợp cùng axit dịch vị sẽ sinh ra hơi và lên men.
  • Đau tức, nóng rát thượng vị: Thượng vị nằm ở vị trí ngay dưới 2 xương ức. Người bệnh có thể đau râm ran hoặc đau nhói, kèm theo cảm giác nóng rát. Cơn đau có thể lan lên ngực, lưng,.. Đôi khi có thể nhầm lẫn với cơn đau liên quan đến bệnh tim.
  • Hôi, đắng miệng: Khi dịch vị trào lên thực quản mà kèm theo dịch mật sẽ gây đắng và hôi miệng. Lâu dần còn gây ra mùi hôi miệng.
  • Miệng tiết nước bọt nhiều hơn: Khi axit trào ngược lên thực quản, hầu, họng, miệng… Cơ thể sẽ có 1 phản xạ tự nhiên là tiết ra nước bọt để trung hòa axit dịch vị.
  • Khó nuốt: Axit dịch vị có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản, hầu, họng… gây ra cảm giác khó nuốt.

Như vậy, có thể thấy, bên cạnh các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị… thì trào ngược dạ dày có thể gây đắng miệng. 

Bên cạnh ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị… bệnh trào ngược dạ dày có thể gây triệu chứng đắng miệng.

II. Trào ngược dạ dày đắng miệng do đâu?

Khi dịch vị trào ngược lên thực quản thì pepsin, axit và HCI sẽ kích thích lên niêm mạc thực quản gây ra các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Triệu chứng dễ nhận thấy là vị chua của axit ở vùng phía sau miệng, ợ chua, khó thở, đau ngực vùng thượng vị, nôn mửa và đắng miệng.

Vậy tại sao trào ngược dạ dày gây đắng miệng? Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là:

1. Do dịch mật trào ngược 

Đắng miệng là triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản do dịch mật gây ra. Dịch vị axit trào ngược lên thực quản thường có lẫn cả dịch mật. 

Dịch mật lẫn axit trào lên thực quản do sự rối loạn thần kinh và vận động dạ dày dẫn đến van môn vị mở to bất thường. Từ đó, dịch mật bị trào ra và lẫn vào axit dạ dày trào ngược lên thực quản, hầu, họng và miệng. Do dịch mật có vị đắng nên nhiều người sẽ cảm thấy trào ngược dạ dày gây ra đắng miệng.

2. Do thức ăn đọng lại ở miệng

Khi cơn trào ngược xuất hiện, không chỉ dịch vị mà cả thức ăn đang tiêu hóa dở sẽ dồn ngược về ống tiêu hóa rồi đẩy lên thực quản và miệng. Thức ăn đọng lại trong miệng sẽ gây vị đắng chát kèm mùi hôi khó chịu.

3. Do thuốc

Một số bệnh sau khi uống thuốc điều trị trào ngược dạ dày gặp phải tình trạng miệng có vị đắng và ăn không ngon. Nguyên nhân có thể do thuốc sau khi uống sẽ đi vào khoang miệng và bài tiết một phần thông qua tuyến nước bọt.

Một số dòng thuốc tiêu diệt khuẩn HP, thuốc kháng sinh, thuốc chữa tim mạch, thuốc trị tâm thần cũng khiến khoang miệng của người bệnh có vị đắng khó chịu.

Trường hợp trào ngược dạ dày gây đắng miệng nguyên nhân do thuốc sẽ thuyên giảm sau vài ngày sau khi ngưng thuốc.

Trào ngược dạ dày đắng miệng do dịch mật, thức ăn đọng lại trong miệng và thuốc điều trị.

III. Biểu hiện của tình trạng trào ngược dạ dày đắng miệng

Trào ngược dạ dày đắng miệng có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng hay gặp là vào ban đêm hoặc sáng sớm. Các biểu hiện phổ biến của tình trạng này gồm:

  • Vùng cổ họng bị đắng.
  • Vướng ở cổ họng, khó nuốt.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Miệng thường xuyên có mùi hôi.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng. 
Bệnh nhân trào ngược dạ dày đắng miệng bị chán ăn, đắng ở cổ họng.

IV. Trào ngược dạ dày đắng miệng có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày đắng miệng không phải là một loại bệnh lý, đây triệu chứng cảnh báo cơ thể chúng ta có thể mắc một số bệnh như: Trào ngược dạ dày, viêm lợi, viêm tuyến nước bọt, suy giảm chức năng gan, trào ngược dịch mật.

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý phổ biến và không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu điều trị muộn bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày hoặc nguy hiểm đến tính mạng như:

  • Viêm, loét thực quản: Đây là biến chứng phổ biến nhất, do axit dạ dày ăn mòn niêm mạc thực quản, gây viêm loét. 
  • Hẹp thực quản: Xảy ra khi tần suất cơn trào ngược dạ dày tăng cao, khiến lớp niêm mạc thực quản tiếp xúc liên tục và thường xuyên với axit dạ dày. Hậu quả là tạo ra các vết trợt loét và phát triển thành mô sẹo khiến thực quản bị thu hẹp gây khó nuốt, nuốt vướng.
  • Các vấn đề về hô hấp: Dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp gây viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi xoang, viêm phổi… 
  • Barrett thực quản: Còn gọi là tiền ung thư thực quản, biến chứng này không quá phổ biến nhưng lại rất nguy hiểm. Biến chứng này xảy ra do axit trào ngược làm thay đổi các tế bào trong mô lót thực quản, làm các tế bào này dày và đỏ lên, tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. 
  • Ung thư thực quản: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trào ngược dạ dày đắng miệng không được điều trị có thể gây viêm loét thực quản, ung thư thực quản.

V. Trào ngược dạ dày đắng miệng khi nào cần thăm khám ngay? 

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thường xuyên bị đắng miệng nên đi thăm khám ngay nếu kèm có các triệu chứng khác dưới đây: 

  • Thường xuyên ợ chua, ợ nóng.
  • Nôn, buồn nôn, nôn ra máu.
  • Đau bụng.
  • Mệt mỏi.
  • Mất nước. 
  • Nuốt khó.
  • Nuốt vướng.
  • Nóng rát dạ dày.
  • Sốt cao trên 39 độ.
  • Xuất hiện các biến chứng như viêm loét thực quản, xuất huyết dạ dày.
Nếu thường xuyên bị đắng miệng kèm nôn ói, nuốt khó người bệnh nên đi thăm khám ngay.

VI. Cách điều trị trào ngược dạ dày đắng miệng

Khi có cảm giác đắng miệng do căn bệnh trào ngược gây ra, lúc này bạn nên đến các địa chỉ y tế để được thăm khám tìm ra nguyên nhân chính xác và tư vấn cách điều trị phù hợp.

1. Điều trị không dùng thuốc

Với trường hợp trào ngược dạ dày đắng miệng ở mức độ nhẹ và trung bình, để giảm khó chịu khi đắng miệng do trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

1.1. Vệ sinh răng miệng khoa học

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp ngăn sự phát triển vi khuẩn vùng miệng, đồng thời đây cũng là phương pháp giúp loại bỏ bớt dịch mật ở miệng, khiến bạn giảm hẳn tình trạng trào ngược dạ dày đắng miệng.

Để khoang miệng luôn sạch sẽ, tốt nhất bạn cần đánh răng 2-3 lần/ngày sau các bữa ăn khoảng 30 phút để loại bỏ đồ ăn thừa và mảng bám ở răng. Thời gian đánh răng từ khoảng 2-3 phút. Bên cạnh đó, bạn cũng nên vệ sinh vùng lưỡi cẩn thận và dùng chỉ nha khoa làm sạch lưỡi 3 đến 4 lần/ tuần.

Trước khi đánh răng, nên súc miệng và dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa ở kẽ răng. Sau khi đánh răng xong nên dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn cùng mùi hôi ở miệng.

Vệ sinh răng miệng khoa học.

1.2. Uống đủ nước

Để giảm đắng miệng, bạn có thể uống nước. Mỗi lần uống, bạn nên uống các ngụm nhỏ thay vì uống quá nhiều một lần.

Ngoài uống nước lọc, bạn có thể uống thêm các loại nước ép rau củ quả tươi, nhưng hạn chế uống các loại nước tăng tiết axit như nước cam, nước chanh, nước cà chua…

Uống đủ nước

1.3. Điều chỉnh thói quen ăn uống

Chế độ ăn uống phù hợp giúp làm cải thiện tình trạng đắng miệng do bệnh trào ngược dạ dày gây ra. 

Theo đó, người bệnh nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, ăn nhiều rau củ quả tươi. Tránh sử dụng các thực phẩm gây kích thích dạ dày như: đồ uống có cồn, gia vị cay, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, rượu bia, cà phê, đồ uống có gas, đồ ăn cay nóng,…

Chế độ ăn uống phù hợp giúp làm cải thiện tình trạng đắng miệng do bệnh trào ngược dạ dày gây ra.

1.4. Uống sinh tố lê

Lê là loại trái cây có vị ngọt, thanh, mát nên những người nóng mật, dạ dày có vấn đề đều có thể sử dụng.

Khi cảm thấy đắng miệng do trào ngược gây ra, lúc này bạn có thể thử uống nước ép từ quả lê để giảm bớt các dấu hiệu bị trào ngược dạ dày.

  • Chuẩn bị: 3 quả lê, sữa đặc, sữa tươi, muối.
  • Sơ chế: Lê rửa sạch, gọt vỏ rồi cho vào ngâm với nước muối khoảng 5 – 7 phút. Cắt lê thành từng miếng nhỏ, bỏ hạt để tránh nước ép bị đen.
  • Thực hiện: Cho lê vào máy sinh tố xay cùng 350ml sữa tươi và 150ml sữa đặc cho tới khi nhuyễn mịn.
  • Lưu ý: Nên uống ngay sau khi hoàn thành, có thể tăng hoặc giảm lượng sữa tùy theo khẩu vị.
Uống sinh tố lê giúp giảm cảm giác đắng miệng.

1.5. Ăn chè hạt sen

Chè hoặc cháo hạt sen có vị ngọt dịu nên có thể làm giảm vị đắng trong miệng do trào ngược dạ dày thực quản. 

  • Chuẩn bị: Hạt sen tươi, lá dứa, đường phèn.
  • Sơ chế: Ngâm hạt sen trong nước khoảng 3-5 tiếng cho tới khi hạt mềm rồi loại bỏ vỏ và tâm sen màu xanh bên trong. Cho hạt sen vào luộc khoảng 7 phút để loại bỏ vị đắng rồi vớt ra. Lá dứa rửa sạch. 
  • Thực hiện: Cho lá dứa và đường phèn vào đun cho tới khi đường tan hết. Tiếp tục cho hạt sen vào nồi nước đun cho tới khi chín mềm là hoàn thành.
Ăn chè hạt sen

1.6. Ăn các loại kẹo cao su không đường

Kẹo cao su kích thích tiết nước bọt nhiều hơn, giúp trung hòa axit dịch vị, giảm vị đắng trong khoang miệng. 

Tuy nhiên, bạn không nên nhai kẹo quá lâu vì sẽ khiến vị đắng do chứng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng.  Ngoài ra, ăn kẹo cao su lâu dễ bị mòn răng, mỏi quai hàm gây trở ngại khi ăn uống. 

Ăn các loại kẹo cao su không đường

1.7. Sử dụng thuốc làm giảm trào ngược

Ngoài các phương pháp từ tự nhiên, bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày – thực quản gây ra, trong đó có đắng miệng.

Thành phần chủ yếu của Yumangel là Almagate, đây là chất có tác dụng trung hòa axit dịch vị, hấp thụ và làm mất hoạt tính của axit dịch mật. Ngoài ra, Yumangel còn tạo lớp màng, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.

Đây được xem là lý do giúp Yumangel làm giảm nhanh các triệu chứng như: Ợ hơi, đắng miệng, buồn nôn,… do trào ngược dạ dày gây ra.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

2. Điều trị bằng thuốc Tây y

Trường hợp đã áp dụng những cách điều trị ở trên nhưng tình trạng trào ngược dạ dày đắng miệng không thuyên giảm, người bệnh nên đến bệnh viện gặp bác sĩ để được điều trị sớm.

Trong một số trường hợp khẩn cấp, người bệnh cần được giảm đau dạ dày, bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc Tây y kê đơn như sau:

  • Thuốc giúp tăng cường cơ vòng thực quản dưới: Baclofen.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Esomeprazole, omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, dexlansoprazole, rabeprazole. 
  • Thuốc chẹn thụ thể H-2: Nizatidine, famotidine.

Một số loại thuốc không kê đơn cũng có thể sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày đắng miệng gồm: 

  • Thuốc giảm sản xuất axit: Nizatidine, cimetidine, Famotidine. 
  • Thuốc trung hòa axit dạ dày: Mylanta, tums, rolaids. 
  • Thuốc ngăn chặn sản xuất axit và chữa lành thực quản: Lansoprazole, omeprazole.

Ngoài ra, bạn có thể thử dùng Tylenol (acetaminophen) không kê đơn, một loại thuốc giảm đau và hạ sốt. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), Acetaminophen là lựa chọn tốt hơn cho những người bị trào ngược axit so với Advil hoặc Motrin (ibuprofen), Aleve (naproxen) hoặc aspirin, vì có thể làm chứng ợ nóng trở nên tồi tệ hơn.

Điều trị trào ngược dạ dày đắng miệng bằng thuốc Tây y

VII. Lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày đắng miệng

Trường hợp trào ngược dạ dày đắng miệng kéo dài, người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà, hãy đến bệnh viện  để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. 

Trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày đắng miệng, để đảm bảo hiệu quả và an toàn bệnh nhân cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, loại thuốc sử dụng và thời gian uống thuốc. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc  giữa chừng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
  • Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc điều trị nào khi chưa hỏi ý kiến và được sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, nước rau củ hoặc nước bù điện giải để tránh cơ thể bị mất nước.
  • Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, không nên sử dụng những thực phẩm gây kích thích tăng tiết axit trong dạ dày như đồ uống có ga, cà phê, rượu, bia; thực phẩm làm tăng tiết axit như chanh, cà chua, cam chua;  thực phẩm muối chua như cà, dưa, kim chi…
  • Chia khẩu phần thành các bữa ăn nhỏ, không ăn quá no hoặc để bụng đói; ăn đúng giờ, đúng bữa.
  • Không vận động, tắm gội hoặc đi nằm, đi ngủ ngay sau khi ăn. Tốt nhất nên nghỉ ngơi 30 phút sau ăn rồi mới hoạt động nhẹ nhàng.
  • Trong sinh hoạt hàng ngày nên thư giãn và nghỉ ngơi điều độ, tránh tâm lý căng thẳng stress. 
  • Khi ngủ nên nằm nghiêng sang trái hoặc nằm ngửa, kê gối để đầu cổ cao hơn ngực. Tư thế ngủ này sẽ giúp thực quản ở vị trí cao hơn đầu.

Tóm lại, để điều trị dứt điểm trào ngược dạ dày đắng miệng, bên cạnh sử dụng thuốc được bác sĩ chỉ định, người bệnh cần chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học. 

Nếu cần được tư vấn thêm các vấn đề liên quan đến bệnh lý dạ dày, bạn có thể liên hệ với dược sĩ của Yumangel qua hotline 1800 1125 (miễn phí cước)  hoặc bình luận ở ngay bên dưới để được dược sĩ giải đáp trực tiếp nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.