Trào ngược dạ dày gây nấc cụt: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý

Trào ngược dạ dày gây nấc cụt là hiện tượng không hiếm gặp và thường gây khó chịu cho người bệnh. Những cơn nấc cụt có thể kéo dài vài phút, thậm chí lâu hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Vậy vì sao trào ngược dạ dày lại gây nấc cụt? Có nguy hiểm không và cách khắc phục thế nào? Cùng Yumangel tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

I. Nấc cụt là gì và nguyên nhân thường gặp

Nấc cụt (Tên y học: Singultus) là hiện tượng co thắt đột ngột và không kiểm soát của cơ hoành, kèm theo đó là sự đóng lại nhanh chóng của thanh môn, tạo ra tiếng “hic” đặc trưng (1). Phần lớn nấc cụt chỉ thoáng qua, vô hại, nhưng nếu kéo dài trên 48 giờ có thể cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn, trong đó có bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Các nguyên nhân phổ biến gây nấc cụt bao gồm:

  • Ăn quá nhanh, quá no khiến dạ dày căng giãn
  • Trào ngược axit dạ dày
  • Uống nhiều đồ uống có gas, rượu bia
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột (ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh)
  • Rối loạn điện giải (canxi, magie, natri, kali)
  • Căng thẳng, lo âu kéo dài
  • Tác dụng phụ của một số thuốc (opioid, benzodiazepin, steroid)
  • Tổn thương dây thần kinh hoành do đột quỵ, khối u hoặc bệnh lý khác

Trong đó, trào ngược dạ dày thực quản là một nguyên nhân phổ biến nhưng ít được chú ý, dễ nhầm lẫn với các tình trạng khác.

Trào ngược dạ dày gây nấc cụt là triệu chứng phổ biến

Trào ngược dạ dày gây nấc cụt là triệu chứng phổ biến

II. Vì sao trào ngược dạ dày gây nấc cụt?

Trong trào ngược dạ dày, dịch axit từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Khi axit chạm vào niêm mạc thực quản, nó kích thích dây thần kinh hoành (phrenic nerve) – dây thần kinh điều khiển hoạt động cơ hoành. Sự kích thích này dẫn đến co thắt cơ hoành bất thường, gây ra cơn nấc cụt.

Đặc biệt, các triệu chứng kèm theo trào ngược dạ dày gây nấc cụt thường bao gồm:

  • Ợ hơi, ợ chua
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau thượng vị, nóng rát vùng ngực
  • Nấc cụt kéo dài, đặc biệt là sau khi ăn hoặc khi nằm

Nếu không được kiểm soát, trào ngược axit có thể gây viêm loét thực quản, Barrett thực quản và thậm chí tăng nguy cơ ung thư thực quản – những biến chứng nguy hiểm cần lưu ý.

III. Nấc cụt do trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Bản thân nấc cụt thường không nguy hiểm và thường tự khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nấc cụt dai dẳng, kéo dài hơn 48 giờ, có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, đôi khi nghiêm trọng và cần được đánh giá y tế. 

Tuy nhiên, nếu nấc cụt dai dẳng trên 48 giờ kèm theo các triệu chứng trào ngược, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo:

  • Viêm thực quản
  • Hẹp thực quản
  • Barrett thực quản (tiền ung thư)
  • Ung thư thực quản

Do đó, điều trị hiệu quả chứng trào ngược dạ dày thực quản là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng lâu dài. Nếu bạn bị nấc cụt dai dẳng kết hợp với các triệu chứng trào ngược, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Nếu nấc cụt dai dẳng trên 48 giờ có thể là dấu hiệu nghiêm trọng

Nếu nấc cụt dai dẳng trên 48 giờ có thể là dấu hiệu nghiêm trọng

Tham khảo:

IV. Cách xử lý trào ngược dạ dày gây nấc cụt

Việc điều trị nấc cụt do trào ngược dạ dày thực quản tập trung vào việc kiểm soát tình trạng trào ngược tiềm ẩn, chứ không chỉ đơn thuần là làm giảm các cơn nấc cụt.

Điều trị nấc cụt do trào ngược cần tập trung kiểm soát nguyên nhân gây trào ngược, song song đó áp dụng thêm các biện pháp giảm nấc cụt:

1. Thay đổi lối sống

  • Ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn
  • Hạn chế thực phẩm kích thích trào ngược như đồ béo, cay, chua, cà phê, rượu bia
  • Không nằm ngay sau khi ăn, nên kê cao đầu khi ngủ
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, giảm căng thẳng

2. Sử dụng thuốc điều trị

  • Thuốc kháng axit: Yumangel (thuốc dạ dày chữ Y) giúp trung hòa nhanh axit, giảm triệu chứng trào ngược như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nấc cụt.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): omeprazole, esomeprazole
  • Thuốc chẹn H2: famotidine
  • Tùy trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc kháng dopamine hoặc thuốc điều chỉnh trương lực cơ hoành
Yumangel (thuốc dạ dày chữ Y) giúp trung hòa nhanh axit, giảm triệu chứng trào ngược

Yumangel (thuốc dạ dày chữ Y) giúp trung hòa nhanh axit, giảm triệu chứng trào ngược

3. Mẹo dân gian hỗ trợ giảm nấc cụt

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng 1 số mẹo chữa nấc cụt dưới đây nếu tình trạng nấc không quá nghiêm trọng:

  • Súc miệng nước lạnh hoặc nuốt đá bào.
  • Thở mạnh vào túi giấy hoặc túi nilon. Thổi túi giấy làm tăng khí CO2 trong máu, lúc này cơ thể sẽ bận rộn tìm kiếm oxy, không kích thích cơ hoành nữa. Vì thế, bạn có thể thổi hơi thật mạnh và lâu vào túi giấy để chữa nấc cụt.
  • Hít thở sâu. Đầu tiên bạn hít 1 hơi thật sâu. Sau đó nín thở khoảng 10-15s rồi thở ra.
  • Uống nước theo từng ngụm. Bạn uống các ngụm nước nhỏ một cách liên tục hoặc uống nước bằng ống hút cũng được. Việc làm đơn giản này cũng sẽ nhanh chóng làm hết nấc cụt.
  • Việc lè lưỡi ra ngoài sẽ kích thích họng cũng như hầu. Từ đó giúp giảm thiểu cơn co thắt (Nguyên nhân chính gây ra nấc cụt). Bạn nên lè lưỡi hết cỡ trong khoảng 5 giây rồi mới thu về và lặp lại động tác này trong khoảng 5 – 6 lần.
  • Uống trà bạc hà.
  • Nén cơ hoành bằng cách ép đầu gối lên ngực.
  • Nuốt nước trong khi bịt mũi.
Uống trà bạc hà, gừng, mật ong có thể hỗ trợ làm giảm trào ngược

Uống trà bạc hà, gừng, mật ong có thể hỗ trợ làm giảm trào ngược

  • Giật mình. Nhiều người áp dụng cách để cơ thể giật mình hoặc sợ hãi đột ngột cũng có tác dụng chữa nấc hiệu quả.
  • Châm cứu và thôi miên.
  • Nuốt 1 thìa đường là mẹo dân gian thường được áp dụng để giảm nấc cụt. Khi chúng ta nuốt 1 thìa đường, các hạt đường sẽ kích thích niêm mạc họng và thực quản, từ đó kích thích dây thần kinh tự thiết lập lại các phản xạ. Nhờ đó, cơ hoành giảm co thắt liên tục, không còn gây nấc nữa.
  • Dùng tay bịt 2 lỗ tai sẽ khiến các nhánh của dây thần kinh phế vị vị kích thích, tạo ra cung phản xạ mới, khiến tình trạng nấc cụt thuyên giảm.
  • Dùng nước mật ong giúp kích thích các dây thần kinh phế vị truyền từ não tới dạ dày. Vì vậy, khi bị nấc cụt, bạn có thể dùng một ít mật ong để cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.

V. Cách ngăn ngừa trào ngược dạ dày gây nấc cụt

Để ngăn ngừa nấc cụt gây trào ngược dạ dày, cách tốt nhất là chúng ta cần ngăn ngừa nguyên nhân. Tức là hạn chế trào ngược dạ dày thực quản bằng cách:

  • Chia nhỏ các bữa ăn, tránh ăn quá no trong 1 bữa.
  • Ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn dễ tiêu hóa hơn.
  • Khi ăn nên tập trung, không nên vừa ăn vừa nói chuyện hoặc xem tivi. Làm như vậy máu sẽ tập trung vào dạ dày để tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
  • Sau khi ăn không nên nằm luôn, cũng không làm việc, vận động mạnh, tắm gội. Bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 30 phút rồi mới làm việc khác.
Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe tổng quát và sức khỏe dạ dày

Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe tổng quát và sức khỏe dạ dày

  • Không sử dụng thực phẩm gây kích thích dạ dày.
  • Không nên thức khuya, đồng thời để đầu óc tỉnh táo, hạn chế các cơn stress, căng thẳng.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sử dụng thuốc lá, rượu bia…
  • Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe tổng quát và sức khỏe dạ dày.
  • Khi ngủ nên nằm nghiêng bên trái hoặc nằm ngửa kê gối cao.
  • Sử dụng thuốc giảm triệu chứng trào ngược dạ dày gây nấc cụt. Bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Yumangel làm giảm nhanh triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản như: ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, nôn, nấc cụt, đắng miệng, nóng rát thượng vị…

VI. Khi nào cần thăm khám bác sĩ kịp thời?

Nếu triệu chứng nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ hoặc bạn lo lắng về những ảnh hưởng chúng gặp phải, hãy nói chuyện với bác sĩ đa khoa hoặc chuyên gia của người đó. Họ có thể giúp đánh giá và điều trị mọi nguyên nhân có thể khắc phục được.

Nếu không phát hiện nguyên nhân, người bệnh có thể được kê nước bạc hà hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPI) để giảm axit dạ dày như omeprazole.

Các phương pháp điều trị nên được xem xét lại sau ba ngày và nếu không có cải thiện, các chuyên gia y tế sẽ đánh giá và kê đơn các loại thuốc khác, bao gồm cả thuốc kháng dopamine. Không nên sử dụng nước bạc hà nếu bạn đang dùng các loại thuốc như metoclopramide vì chúng có tác dụng ngược nhau.

Trào ngược dạ dày gây nấc cụt là dấu hiệu cảnh báo tình trạng axit dạ dày bất thường. Việc kiểm soát trào ngược sớm sẽ giúp giảm nấc cụt hiệu quả và phòng tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu có dấu hiệu nấc cụt dai dẳng hoặc triệu chứng trào ngược đi kèm, hãy chủ động đi khám để được điều trị kịp thời.

Nếu còn bất kỳ nhu cầu muốn tư vấn nào, bạn có thể liên hệ theo số 1800.1125 hoặc để lại bình luận ngay ở bên dưới.

*Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán và chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *