Viêm thực quản trào ngược được phân thành 4 cấp độ với các triệu chứng khác nhau. Trong đó, viêm thực quản trào ngược độ B là mức độ trung bình, cùng Yumangel – thuốc dạ dày chữ Y điều trị viêm loét dạ dày tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Mục lục
I. Viêm thực quản trào ngược độ B là gì?
Viêm thực quản trào ngược là tình trạng niêm mạc thực quản bị viêm do trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) gây nên. Cụ thể, khi bị trào ngược, thức ăn và các chất trong dạ dày sẽ trào lên thực quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.
Viêm thực quản trào ngược được phân chia thành 4 cấp độ viêm theo hệ thống phân loại Los Angeles (LA) gồm: độ A, độ B, độ C và độ D. Trong đó, viêm thực quản trào ngược dạ dày độ B là mức độ trung bình với các đặc điểm như sau:
- Có một hoặc nhiều vết trợt trên niêm mạc với chiều dài trên 5mm và không liên tục giữa các nếp niêm mạc.
- Các vết trợt có thể hội tụ lại cùng với nhau hoặc nằm rải rác nhiều vị trí.
II. Nguyên nhân gây viêm thực quản độ B
Nguyên nhân gây viêm thực quản trào ngược dạ dày độ B là do sự bất thường của cơ thắt thực quản dưới, thoát vị hoành. Cùng với đó là một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh như uống rượu, hút thuốc, căng thẳng…
Một vài nguyên nhân gây viêm trào ngược thực quản độ B có thể kể đến gồm:
- Cơ thắt thực quản dưới (LES) suy yếu hoặc giãn bất thường: Ở trạng thái bình thường, cơ thắt thực quản dưới thường đóng chặt khi thức ăn đã vào đến dạ dày. Tuy nhiên, khi cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu hoặc giãn ra bất thường, sẽ khiến dịch dạ dày trào ngược lên thực quản gây làm tổn thương niêm mạc thực quản.
- Thoát vị hoành: Đây là tình trạng 1 phần dạ dày chui lên lồng ngực thông qua khiếm khuyết trên cơ hoành. Nếu thoát vị hoành lớn có thể khiến thức ăn và axit từ dạ dày trào ngược vào thực quản.
- Liệt dạ dày: Đây là một dạng rối loạn chức năng gây ảnh hưởng dây thần kinh và cơ bên trong dạ dày. Điều này khiến thời gian thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn so với bình và gây trào ngược axit lên thực quản.
- Béo bụng: Béo bụng dẫn đến sự gia tăng chênh lệch áp lực trong dạ dày – thực quản và tăng tần suất giãn cơ thắt thực quản dưới. Những thay đổi này khiến dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Rối loạn tiết nước bọt: Làm suy yếu vai trò của nước bọt trong việc trung hòa axit trào ngược vào thực quản.
Ngoài ra, còn một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ gây viêm trào ngược thực quản độ B gồm:
- Căng thẳng tâm lý: Khi căng thẳng, cơ thể theo đó trở nên nhạy cảm hơn với axit có trong thực quản. Điều này khiến các triệu chứng của trào ngược thực quản độ B trở nên tồi tệ hơn.
- Hút thuốc: Hút thuốc có thể làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới và khiến cho các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Uống rượu bia: Thường xuyên uống rượu bia với số lượng nhiều có thể làm tăng tiết axit, về lâu dài dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản hoặc khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc kháng cholinergic (1) hay thuốc chẹn kênh canxi cũng làm tăng nguy cơ viêm thực quản trào ngược độ B.
III. Triệu chứng của viêm thực quản trào ngược độ B
Ở giai đoạn viêm thực quản trào ngược độ B, các triệu chứng bệnh đã xuất hiện với tần suất nhiều hơn gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và cuộc sống của người bệnh: Các dấu hiệu gồm:
- Ợ nóng.
- Đau ngực.
- Vướng, đau khi nuốt.
Ngay khi có các triệu chứng này, người bệnh nên thăm khám và điều trị sớm để tránh bệnh trở nặng. Bệnh nhân nên đi khám ngay khi các triệu chứng trên kéo dài nhiều ngày không thuyên giảm hoặc kèm theo các biểu hiện bất thường khác như:
- Đau đầu.
- Khó thở.
- Đau cơ.
- Sốt.
- Đau miệng hoặc cổ họng khi ăn.
- Nôn nhiều: chất nôn có màu vàng, xanh, có lẫn máu hoặc giống bã cà phê.
IV. Viêm trào ngược thực quản cấp độ B có nguy hiểm không?
Viêm trào ngược thực quản cấp độ B có thể được kiểm soát bằng cách điều trị bằng thuốc kết hợp thay đổi chế độ ăn uống và lối sống theo chỉ định của bác sĩ. Nếu không sớm điều trị, bệnh viêm thực quản độ B có thể chuyển biến nặng hơn sang cấp độ C và cấp độ D gây nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Viêm thực quản trào ngược độ C: Xuất hiện 1 hoặc nhiều vết trợt liên tiếp giữa các đỉnh của ít nhất 2 nếp gấp niêm mạc. Các vết trợt chiếm không quá 75% chu vi lòng thực quản.
- Viêm thực quản trào ngược độ D: Có 1 hoặc nhiều vết trợt giữa đỉnh của ít nhất 2 nếp gấp niêm mạc. Chiếm nhiều hơn 75% chu vi lòng thực quản.
Các biến chứng của viêm trào ngược thực quản độ B khi không được điều trị gồm:
- Loét thực quản: Là tình trạng niêm mạc thực quản có vết loét do lớp nhầy bảo vệ niêm mạc bị ăn mòn. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng thực quản, hẹp thực quản, xuất huyết tiêu hóa trên,…
- Barrett thực quản: Là hiện tượng tế bào niêm mạc thực quản bị tổn thương bị thay thế bằng các tế bào giống niêm mạc ruột. Bệnh nhân mắc Barrett thực quản có nguy cơ cao mắc ung thư biểu mô tuyến ở thực quản.
- Ung thư thực quản: Axit dạ dày trào ngược lên thực quản lâu ngày có thể gây thương tổn các mô thực quản và làm gia tăng khả năng mắc ung thư thực quản.
V. Phương pháp chẩn đoán viêm trào ngược độ B
Để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng viêm thực quản trào ngược cấp độ B, các bác sĩ ngoài thăm khám lâm sàng sẽ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp.
1. Khám lâm sàng
Trước tiên, bác sĩ hỏi người bệnh một số câu hỏi về triệu chứng; tiểu sử bệnh lý cá nhân và gia đình; tình trạng sức khỏe hiện tại để đưa ra các chẩn đoán ban đầu. Đồng thời chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp để xác định chính xác nguyên nhân bệnh.
2. Khám cận lâm sàng
Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định gồm:
- Nội soi tiêu hóa: Kỹ thuật này giúp bác sĩ quan sát và phát hiện các tổn thương bên trong thực quản rõ ràng và nhanh chóng. Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp bệnh nhân, bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết ở những vùng bất thường.
- Xét nghiệm: Bệnh nhân viêm trào ngược thực quản độ B có thể phải thực hiện trong các xét nghiệm như: kiểm tra độ pH thực quản, đo áp lực thực quản. Điều này giúp bác sĩ xác định xem có dấu hiệu trào ngược dạ dày hay không đồng thwoif loại trừ các bệnh lý liên quan.
- Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng đau ngực: Bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp khác để loại trừ nguyên nhân đau ngực do bệnh tim.
VI. Cách điều trị viêm thực quản trào ngược độ B
Đa phần bệnh nhân viêm thực quản trào ngược cấp độ B đều được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp để kiểm soát các triệu chứng. Chẳng hạn như:
- Thuốc kháng histamin H2.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI).
- Thuốc trung hòa axit dạ dày (antacid).
- Thuốc điều hoà nhu động (prokinetic).
Lưu ý: Khi điều trị viêm trào ngược thực quản độ B bằng thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả chữa bệnh và hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Ở giai đoạn viêm trào ngược thực quản độ B, các triệu chứng bệnh đã xuất hiện nhiều hơn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm để hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
Chưa có bình luận!