Skip to main content

Từ A đến Z về trào ngược dạ dày thực quản mã ICD 10

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Trong phiên bản mã bệnh ICD 10 của Việt Nam ban hành theo quyết định 7603/QĐ-BYT của Bộ Y tế, mã ICD của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là K21. Cùng tìm hiểu chi tiết trào ngược dạ dày thực quản mã ICD 10 qua bài viết sau!

I. Trào ngược dạ dày thực quản mã ICD 10 là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng dịch dạ dày trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: đau vùng thượng vị, ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn ói, khó nuốt, vướng nghẹn vùng cổ, đau tức ngực, đắng miệng, ho kéo dài, viêm họng kéo dài,…

ICD 10 là bảng phân loại Quốc tế bệnh tật và các vấn đề mã hóa bệnh tật tử vong. Trong phiên bản mã bệnh ICD 10 của Việt Nam ban hành theo quyết định 7603/QĐ-BYT của Bộ Y t, mã ICD của trào ngược dạ dày thực quản là K21.

Mã ICD của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là K21

II. Phân loại trào ngược dạ dày thực quản theo mã ICD10

Trong danh mục bệnh trào ngược dạ dày bao gồm các mã bệnh K21.0 và K21.9. Cụ thể như sau:

1. Mã K21

GERD K21.0 là bệnh trào ngược dạ dày – thực quản với viêm thực quản (viêm thực quản do trào ngược).

  • Nguyên nhân: Bệnh lý này xảy ra do dịch vị acid trong dạ dày trào ngược lên trên thực quản gây viêm loét cho bộ phận này. 
  • Triệu chứng nhận biết: Đau rát bụng, ợ chua, ợ hơi, đi ngoài ra máu, buồn nôn, cơ thể suy nhược. 
  • Biến chứng: Nếu không điều trị kịp thời bệnh bệnh có thể biến chứng thành ung thư thực quản, thủng thực quản,…

2. Mã K21.9

Mã K21.9 là bệnh trào ngược dạ dày – thực quản không có viêm thực quản (trào ngược thực quản không đặc hiệu). 

  • Đây là bệnh lý trào ngược dạ dày xảy ra ở mức độ nhẹ, chưa tiến triển thành viêm thực quản. 
  • Bệnh nhân gặp các triệu chứng như: Ợ chua, ợ hơi, trào ngược dạ dày, tăng tiết nước bọt, đau bụng âm ỉ. 
  • Nếu không điều trị từ sớm, bệnh sẽ tiến triển thành trào ngược dạ dày mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
Trong danh mục bệnh trào ngược dạ dày bao gồm các mã bệnh K21.0 và K21.9.

Ngoài ra, theo các tài liệu y học, bệnh trào ngược dạ dày thực quản được phân thành 5 cấp độ gồm:

  • Cấp độ 0: Khi nội soi dạ dày không phát hiện rõ những vết viêm ở niêm mạc thực quản.
  • Cấp độ A: Niêm mạc thực quản đã xuất hiện các vùng viêm, vết trượt, vết loét có độ dài không quá 5mm.
  • Cấp độ B: Niêm mạc thực quản có vết trượt và vết loét lớn hơn 5mm, nằm lẻ tẻ; người bệnh bị đau khi ăn uống, vướng nghẹn do thực quản bị chít hẹp. 
  • Cấp độ C: Các vết trợt, loét ở cấp độ B tập trung lại với nhau và mở rộng phạm kèm theo đó là loạn sản thực quản. Giai đoạn này còn gọi là Barrett thực quản hay giai đoạn tiền ung thư thực quản.
  • Cấp độ D: Barrett thực quản đã tiến triển nặng, nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sản thành vết viêm loét sâu, lớn hơn 75% chu vi thực quản.

III. Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21

Chứng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới (có nhiệm đưa thức ăn từ thực quản xuống dạ dày sau đó đóng lại để ngăn dòng thức ăn đi lên theo chiều ngược lại) bị suy yếu và hoạt động không hiệu quả. Nguyên nhân khiến cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu có thể do các nguyên nhân sau:

1. Lạm dụng thuốc Tây 

Lạm dụng các thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc chống viêm non-steroid như ibuprofen, aspirin… gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa như: loét dạ dày gây triệu chứng ợ nóng và kích thích thực quản bằng cách làm suy yếu hoặc giãn cơ thắt thực quản dưới.

2. Căng thẳng, stress kéo dài

Khi ở trong trạng thái căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hooc môn cortisol làm tăng tiết axit dạ dày và gây rối loạn nhu động thực quản. Điều này khiến cho cơ thắt thực quản dưới đóng mở thường xuyên và không đúng thời điểm.

3. Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Những người thường xuyên tiêu thụ thức ăn cay nóng, đồ chu và những thực phẩm có chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê… có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới và kích thích sản xuất axit. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ cao mắc các bệnh đường tiêu hóa, trong đó có trào ngược dạ dày.

Một số thói quen ăn uống không lành mạnh như: ăn quá no, để bụng quá đói, vừa ăn vừa làm việc, xem tivi, điện thoại; vừa ăn xong đã đi ngủ ngay … để có gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản, dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường, gây chứng trào ngược.

4. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Những người thường xuyên thức khuya, hút thuốc lá hoặc có thói quen vận động mạnh, làm việc hoặc nằm ngay sau khi rất dễ bị trào ngược.

5. Do bệnh lý 

Các bệnh lý như thoát vị cơ hoành, nhiễm trùng gây xơ thực quản, hẹp môn vị, ung thư dạ dày, trợt niêm mạc dày… cũng là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.

Các bệnh lý ở trên đều làm gia tăng quá nhiều acid trong dạ dày, khiến cho sức chứa của dạ dày quá tải và buộc phải trào ngược lên thực quản.

6. Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác gây trào ngược dạ dày thực quản mã ICD 10 gồm:

  • Béo phì, thừa cân làm tăng áp lực lên dạ dày.
  • Mang thai gây tăng áp lực lên vùng bụng.
  • Do bẩm sinh: Một số trẻ nhỏ ngay từ khi sinh ra đã bị sa dạ dày, chức năng cơ thắt thực quản dưới kém gây trào ngược dạ dày thực quản.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản K21

IV. Trào ngược dạ dày thực quản K21 có nguy hiểm không?

Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không điều trị có thể khiến bệnh trở tiến triển thành mãn tính gây nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

1. Viêm đường hô hấp

Đây là biến chứng thường gặp, nguyên nhân là do dịch vị dạ dày trào ngược lên vòng họng nhiều lần khiến cho bộ phận này bị sưng viêm và tổn thương. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng như: viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản mãn tính.

2. Tắc nghẽn thực quản

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản kéo khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương, làm xuất hiện nhiều vết sẹo. Điều này gây khó khăn cho người bệnh khi ăn uống có cảm giác vướng, nghẹn tại vùng thực quản.

3. Thủng thực quản

Lượng axit dư thừa bên trong dạ dày trào ngược lên thực quản thực quản có thể gây bào mòn, viêm loét và làm thủng thực quản. Biến chứng này cực kỳ nguy hiểm, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

4. Chảy máu, viêm loét dạ dày

Dạ dày có quá nhiều dịch vị axit sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây xuất huyết dạ dày. Đáng nói, nếu không can thiệp kịp thời, bệnh nhân bị mất nhiều máu dẫn đến hạ huyết áp, đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu…

5. Ung thư và barrett thực quản

Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản K21 còn phải đối mặt với nguy cơ biến chứng thành barrett hoặc ung thư thực quản. Theo nghiên cứu, có tới 10% số người bị ung thư thực quản do bệnh trào ngược dạ dày.

6. Biến chứng khác

Bên cạnh đó, người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 còn gặp phải nhiều vấn đề khác như: mất ngủ, chán ăn, sức đề kháng kém, sụt cân nghiêm trọng, suy nhược cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý nguy hiểm khác về đường tiêu hóa. 

Một số biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21

Để hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm vừa kể trên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đặc biệt, người bệnh cần đến bệnh viện để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản mã ICD 10 ngay khi có các dấu hiệu như:

  • Khó nuốt hoặc đau khi nuốt.
  • Hôi miệng hoặc miệng có mùi vị khó chịu.
  • Khàn tiếng.
  • Đau ngực.
  • Thường xuyên nôn hoặc buồn nôn.
  • Đau họng, viêm họng.
  • Ho.
  • Có dấu hiệu hen suyễn.

V. Phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản K21

Để có kết quả chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 chính xác, ngoài thăm khám triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm tiêu hóa dưới đây:

  • Nội soi dạ dày thực quản: Ngoài việc phát hiện các vết thương rất nhỏ, giúp lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn HP và chẩn đoán ung thư thực quản, dạ dày. Có 2 cách nội soi dạ dày thực quản là nội soi không gây mê và nội soi gây mê không đau. 
  • Theo dõi pH thực quản 24 giờ: Xét nghiệm này sử dụng máy theo dõi nồng độ pH để ghi lại nồng độ axit trong thực quản của bệnh nhân trong khoảng 24 giờ. Nhờ đó, bác sĩ có thể kiểm tra bệnh nhân có các triệu chứng trào ngược dạ dày như ho mãn tính, đau tức ngực, hen suyễn, viêm thanh quản… để xác nhận thông tin về tần suất, thời gian và sự liên quan của triệu chứng đến bệnh lý.
  • Kiểm tra nồng độ axit: Giúp cung cấp thông tin cho bác sĩ biết về nồng độ axit dạ dày và lượng axit trào ngược lên dạ dày. Bác sĩ thực hiện xét nghiệm này thông qua đầu dò axit Ambulatory.
  • Chụp X – quang đường tiêu hóa: Đối với người bệnh trào ngược có triệu chứng rối loạn tiêu hóa và bị giảm cân nhanh chóng, bác sĩ thường yêu cầu chụp X – quang đường tiêu hóa để xác định mức độ tổn thương của một số cơ quan. Có hai phương pháp phổ biến hiện nay là chụp X – quang nội soi huỳnh quang hoặc barium thực quản. 
  • Nhân trắc học thực quản: Đây là kỹ thuật đo các cơn co thắt ở thực quản trong khi nuốt. Xét nghiệm này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng phối hợp và lực tác động bởi các cơ quan trong thực quản.
  • Chẩn đoán thông qua hình học thực quản: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ luồn một ống dài và mỏng vào thực quản. Nhiệm vụ của ống này xác nhận cách thực quản hoạt động để đẩy axit lên trên đồng thời giúp bác sĩ xác nhận các hoạt động của thực quản có bình thường không.
Để có kết quả chẩn đoán chính xác, ngoài thăm khám triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm tiêu hóa

VI. Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản mã ICD10

Căn cứ theo kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật tùy theo mức độ của bệnh. Cụ thể:

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Đây là phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản K21 phổ biến và hiệu quả với nhiều bệnh nhân. Thời gian điều trị thương kéo dài khoảng 4-16 tuần với các loại thuốc sau:

  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Tác dụng tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công và bào mòn của axit dịch vị. Một số thuốc thường dùng gồm: Bismuth, Sucralfat, Misoprostol…
  • Thuốc điều hòa nhu động ruột: Công dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng, hạn chế để dạ dày bị ứ đọng thức ăn gây trào ngược. Một số thuốc thường dùng như Sulpirid, Domperidon, Metoclopramid…
  • Thuốc giảm tiết axit dạ dày: Gồm thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng histamin H2. Nhóm thuốc này có tác dụng mạnh hơn thuốc kháng axit vì có khả năng ức chế tiết axit dạ dày. Thuốc thường được dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 ở mức trung bình đến nặng.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu bệnh trào ngược dạ dày K21 có nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh sẽ cần dùng thêm thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP. Một số thuốc kháng sinh thường dùng là Amoxicillin, Clarithromycin, Tetracycline…

Lưu ý: Các loại thuốc điều trị trào ngược dày thực quản mã ICD10 ở trên chỉ được sử dụng theo đơn kê của bác sĩ. Khi dùng thuốc, người bệnh cần tuân đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất đồng thời hạn chế tối đa các tác dụng phụ do thuốc gây hại cho sức khỏe.

Người bệnh cần tuân đúng phác đồ điều trị bằng thuốc của bác sĩ để đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất và hạn chế tối đa các tác dụng phụ.

2. Điều trị phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật chỉ được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với phác đồ điều trị bằng thuốc hoặc bệnh trào ngược dạ dày K21 xuất hiện biến chứng.

Mục đích của phương pháp phẫu thuật trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản K21 là để cải thiện chức năng của cơ thắt thực quản dưới, khôi phục lại hàng rào chống trào ngược. 

Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp phẫu thuật phù hợp. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay là:

  • Khâu cơ vòng thực quản dưới qua nội soi.
  • Tiêm chất sinh học làm tăng khối cơ.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý giữ gìn sức khỏe, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ đẩy lùi bệnh nhanh chóng và phòng ngừa nguy cơ tái phát.

Phương pháp phẫu thuật chỉ được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với phác đồ điều trị bằng thuốc hoặc xuất hiện biến chứng.

VII. Biện pháp phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản K21

Để phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản mã ICD10 – K21 tái phát trở lại, bên cạnh việc tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi; uống nhiều nước; nên chế biến thức ăn dưới dạng lỏng và dễ tiêu hóa như canh, soup, sinh tố, cháo,…
  • Không nên ăn những gia vị và đồ ăn cay nóng; thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ; chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia… để tránh làm tăng axit trong dạ dày.
  • Nên ăn chậm và nhai kỹ, không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no, nhất là vào buổi tối để giảm kích thích và gánh nặng cho dạ dày. 
  • Sau khi ăn xong nên thư giãn, không đi tắm, không ngủ, không nằm hoặc vận động mạnh. Vì tất cả những việc làm này đều có hại cho dạ dày.
  • Chú ý rửa tay sạch trước và sau khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn có hại tấn công.
  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi để tránh nhiễm vi khuẩn và làm dạ dày bị tổn thương.
  • Cố gắng sắp xếp thời gian cân đối giữa công việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng và lo lắng kéo dài. Dành thời gian đọc sách, nghe nhạc, nói chuyện với bạn bè, du lịch… để tâm lý luôn vui vẻ và thoải mái.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày với các môn thể thao phù hợp để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch.
  • Nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh trào ngược và bệnh lý khác để điều trị kịp thời.
Ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh giúp phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 hiệu quả.

Trên đây là những thông tin về trào ngược dạ dày thực quản mã ICD 10 mà chúng tôi tổng hợp được.Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn hãy chăm sóc sức khỏe tốt bằng cách ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh để không bị trào ngược dạ dày tìm đến.

Xem thêm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.