Skip to main content

#7 phương pháp xét nghiệm chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Khám trào ngược dạ dày như thế nào? Bệnh nhân trào ngược dạ dày cần thực hiện thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng theo chỉ định của bác sĩ để giúp có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Cùng yumangel.vn tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản trong bài viết dưới đây.

I. Bệnh trào ngược dạ dày và thời điểm cần thăm khám

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới không còn hoạt động hiệu quả, khiến axit dạ dày trào ngược thực quản, gây loét làm tổn thương niêm mạc thực quản.

Theo các tài liệu y học, bệnh trào ngược dạ dày được phân thành 5 cấp độ gồm:

  1. Cấp độ 0: Khi nội soi dạ dày không phát hiện rõ những vết viêm ở niêm mạc thực quản.
  2. Cấp độ A: Niêm mạc thực quản đã xuất hiện các vùng viêm, vết trượt, vết loét có độ dài không quá 5mm.
  3. Cấp độ B: Niêm mạc thực quản có vết trượt và vết loét lớn hơn 5mm, nằm lẻ tẻ; người bệnh bị đau khi ăn uống, vướng nghẹn do thực quản bị chít hẹp.
  4. Cấp độ C: Các vết trợt, loét ở cấp độ B tập trung lại với nhau và mở rộng phạm kèm theo đó là loạn sản thực quản. Giai đoạn này còn gọi là Barrett thực quản hay giai đoạn tiền ung thư thực quản.
  5. Cấp độ D: Barrett thực quản đã tiến triển nặng, nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sản thành vết viêm loét sâu, lớn hơn 75% chu vi thực quản.

Việc phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Các bác sĩ khuyên người bệnh nên thăm khám và xét nghiệm trào ngược dạ dày sớm khi bệnh mới khởi phát với các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng… để tránh bệnh trở nặng và gây biến chứng.

Đặc biệt, bệnh nhân cần đến bệnh viện để chẩn đoán bệnh ngay khi có các dấu hiệu như:

  • Khó nuốt hoặc đau khi nuốt.
  • Hôi miệng hoặc miệng có mùi vị khó chịu.
  • Khàn tiếng.
  • Đau ngực.
  • Thường xuyên nôn hoặc buồn nôn.
  • Đau họng, viêm họng.
  • Ho.
  • Có dấu hiệu hen suyễn

Việc chủ quan để bệnh trào ngược kéo dài không điều trị dứt điểm có thể gây một số biến chứng nguy hiểm như: loét thực quản, hẹp và sẹo thực quản, thực quản Barrett, thậm chí là ung thư thực quản…

Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản sớm sẽ giúp rút ngắn thời gian và công sức điều trị bệnh
Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản sớm sẽ giúp rút ngắn thời gian và công sức điều trị bệnh

II. Các phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản

Khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo bị mắc bệnh trào ngược, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn cách điều trị phù hợp. Vậy cụ thể xét nghiệm trào ngược dạ dày như thế nào, hãy cùng tham khảo thông tin chi tiết dưới đây:

1. Thăm khám triệu chứng lâm sàng

Tiêu chuẩn chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản là lâm sàng có biểu hiện triệu chứng trào ngược gợi ý theo nhóm tuổi, xét nghiệm đo pH thực quản trong 24 giờ, đo độ kháng trở có thể kết hợp với điện cực pH, nhưng hiện tại nhiều cơ sở y tế chưa có những xét nghiệm này, vì vậy có thể bỏ sót 1 số trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, một trong những nguyên nhân gây viêm phổi kéo dài ở trẻ .

Trong quy trình thăm khám bệnh trào ngược dạ dày, bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe tổng thể, sau đó sẽ hỏi về các triệu chứng và dấu hiệu trào ngược thực quản mà người bệnh có thể gặp phải. Các triệu chứng do trào ngược dạ dày thực quản gây ra có thể bao gồm:

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: Sự giãn cơ thắt thực quản dưới khiến dạ dày không thể giữ hơi, dịch vị và dễ dàng trào ngược lên thực quản. Các chất trong dạ dày trào ngược kích thích thực quản gây nóng rát từ thượng vị lên vùng phía sau xương ức. Các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng và ợ chua thường xuất hiện sau bữa ăn hoặc lúc bệnh nhân cúi gập người về phía trước.
  • Buồn nôn, nôn: Bệnh nhân trào ngược dạ dày thường có cảm giác buồn nôn hoặc nôn do dạ dày tiêu hóa kém dẫn đến tình trạng đầy hơi chướng bụng, khó tiêu.
  •  Đau tức ngực: Các chất trong dạ dày di chuyển ngược trở lại thực quản có thể khiến người bệnh có cảm giác nóng rát ở ngực hoặc cổ họng, đôi lúc còn gây chèn ép dây thần kinh trên niêm mạc thực quản và tạo cảm giác đau tức ngực gần vùng bụng trên.
  • Ho dai dẳng: Ho là sự phản xạ do sự gia tăng axit dạ dày vào thực quản, đôi lúc có thể rơi vào thanh quản hoặc cổ họng. Loại trào ngược này được gọi là trào ngược họng – thanh quản (LPR) có thể gây ho kéo dài.
Bác sĩ thăm khám triệu chứng lâm sàng trào ngược dạ dày thực quản
Bác sĩ thăm khám triệu chứng lâm sàng trào ngược dạ dày thực quản

Bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng câu hỏi GerdQ (1) khi thăm khám triệu chứng lâm sàng cho bệnh nhân trào ngược dạ dày. Đây là bộ câu hỏi để bệnh nhân tự trả lời về các triệu chứng trào ngược dạ dày trong thời gian 7 ngày. Tổng số điểm được tính giúp cung cấp thông tin cho bác sĩ để  chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị.

Bộ câu hỏi GerdQ trong chẩn đoán trào ngược dạ dày
Bộ câu hỏi GerdQ trong chẩn đoán trào ngược dạ dày

Theo đánh giá, phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày GerdQ có độ chính xác cao, giúp đánh giá tác động của triệu chứng và theo dõi đáp ứng điều trị.

Nếu xác nhận có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm tiêu hóa để chẩn đoán bệnh và xây dựng phác đồ điều trị hợp lý.

2. Nội soi dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản có cần nội soi không? Phương pháp này đưa một ống soi mềm có gắn camera nhỏ ở đầu vào dạ dày thực quản để thăm khám, chẩn đoán được mức độ bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp thông qua hình ảnh thu được.

Nội soi dạ dày thực quản ngoài việc phát hiện các vết thương rất nhỏ, giúp lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn HP và chẩn đoán ung thư thực quản, dạ dày. Có 2 cách nội soi dạ dày thực quản gồm:

  • Nội soi không gây mê: Vì không được gây mê nên bệnh nhân khi thực hiện bị đau đớn khi ống soi được đưa vào và cảm giác khó chịu, buồn nôn khi rút ống ra.
  • Nội soi gây mê: Phương pháp này sử dụng thuốc mê giúp bệnh nhân không bị đau đớn và khó chịu trong suốt quá trình nội soi…
Nội soi dạ dày thực quản xét nghiệm trào ngược
Nội soi dạ dày thực quản xét nghiệm trào ngược

3. Theo dõi pH thực quản 24 giờ

Xét nghiệm này sử dụng máy theo dõi nồng độ pH để ghi lại nồng độ axit trong thực quản của bệnh nhân trong khoảng 24 giờ.

Với phương pháp này, bác sĩ dùng  1 ống nhỏ có gắn cảm biến pH ở đầu sẽ được đưa vào đường mũi đi vào thực quản dưới của bệnh nhân và để  trong 24 giờ. Nhờ đó, bác sĩ có thể kiểm tra bệnh nhân có các triệu chứng trào ngược dạ dày như ho mãn tính, đau tức ngực, hen suyễn, viêm thanh quản… để xác nhận thông tin về tần suất, thời gian và sự liên quan của triệu chứng đến bệnh lý.

Lưu ý: Trong quá trình kiểm tra nồng độ pH thực quản dạ dày, bệnh nhân cũng cần ghi lại nhật ký ăn uống để hỗ trợ bác sĩ phân tích và có chẩn đoán tốt nhất về tình trạng bệnh.

Theo dõi pH thực quản 24 giờ chẩn đoán trào ngược dạ dày
Theo dõi pH thực quản 24 giờ chẩn đoán trào ngược dạ dày

4. Kiểm tra nồng độ axit

Xét nghiệm này giúp cung cấp thông tin cho bác sĩ biết về nồng độ axit dạ dày và lượng axit trào ngược lên dạ dày. Bác sĩ thực hiện xét nghiệm này thông qua đầu dò axit Ambulatory.

Để thực hiện xét nghiệm, bác sĩ luồn 1 ống dài nhỏ và mỏng thông qua mũi hoặc miệng để đi đến thực quản. Bệnh nhân có thể cần đeo một túi nhỏ để thiết bị theo dõi lượng axit đi từ dạ dày đến thực quản và cổ họng.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đưa vào thực quản của người bệnh một thiết bị nhỏ có hình viên nang nhằm mục đích đo lượng axit trong thực quản và gửi tín hiệu đến thiết bị được kết nối bên ngoài cơ thể. Thiết bị này sẽ tự đào thải ra ngoài cơ thể sau 2 ngày qua đường đại tiện.

Khám trào ngược dạ dày bằng cách kiểm tra nồng độ axit
Khám trào ngược dạ dày bằng cách kiểm tra nồng độ axit

5. Chụp X- quang đường tiêu hóa

Đối với người bệnh trào ngược có triệu chứng rối loạn tiêu hóa và bị giảm cân nhanh chóng, bác sĩ thường yêu cầu chụp X – quang đường tiêu hóa để xác định mức độ tổn thương của một số cơ quan.

Có hai phương pháp phổ biến hiện nay là chụp X – quang nội soi huỳnh quang hoặc  barium thực quản. Trong đó, đa phần người bệnh được chỉ định thực hiện chụp X – quang barium thực quản vì phương pháp này an toàn, có độ chính xác cao và thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ mất khoảng 10 – 15 phút.

Chẩn đoán trào ngược dạ dày thông qua X-quang có chất cản quang có thể gây ra cảm giác đầy hơi và đau dạ dày nhẹ. Tuy nhiên, đây là triệu chứng thường gặp và thường sẽ tự khỏi trong vài giờ. Vì vậy, nếu bệnh nhân thấy khó chịu kéo dài hơn 24 giờ nên thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.

Chụp X- quang đường tiêu hóa
Chụp X- quang đường tiêu hóa

6. Nhân trắc học thực quản

Đây là kỹ thuật đo các cơn co thắt ở thực quản trong khi nuốt. Xét nghiệm này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng phối hợp và lực tác động bởi các cơ quan trong thực quản.

Kết quả đo các cơn co thắt ở thực quản thu được có thể giúp bác sĩ kiểm tra sự phối hợp của các cơ quan trong thực quản để đưa chẩn đoán chính xác và có biện pháp khắc phục phù hợp.

7. Chẩn đoán thông qua hình học thực quản

Với phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thông qua hình học thực quản, bác sĩ sẽ luồn một ống dài và mỏng vào thực quản. Nhiệm vụ của ống này xác nhận cách thực quản hoạt động để đẩy axit lên trên đồng thời giúp bác sĩ xác nhận các hoạt động của thực quản có bình thường không.

Trước khi tiến hành xét nghiệm này, bệnh nhân trào ngược dạ dày sẽ được tiêm một chất gây tê vào mũi để giảm cảm giác khó chịu, thuận tiện cho việc tiến hành. Xét nghiệm này thường mất khoảng 20 – 30 phút, sau khi thực hiện bệnh có thể cảm thấy đau nhẹ ở cổ họng và phần ngực.

IV. Xét nghiệm trào ngược dạ dày cần lưu ý gì? 

Khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán trào ngược dạ dày, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau để quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi và cho ra kết quả chính xác nhất:

  • Bệnh nhân chủ động thông báo và trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, bệnh lý, tiền sử bệnh của bản thân để được tư vấn phương pháp thăm khám và xét nghiệm phù hợp
  • Ngừng uống các loại thuốc Tây điều trị bệnh khoảng 1 ngày trước khi đi xét nghiệm.
  • Bệnh nhân cần nhịn ăn trong vòng 4 – 6 tiếng và nhịn uống tối thiểu 2 tiếng trước thời điểm xét nghiệm.
Bệnh nhân chủ động thông báo và trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, bệnh lý, tiền sử bệnh của bản thân
Bệnh nhân chủ động thông báo và trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, bệnh lý, tiền sử bệnh của bản thân

V. Chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày ở đâu tốt? 

Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh nên đến thăm khám và điều trị tại chuyên khoa Tiêu hóa của các bệnh viện, cơ sở y tế lớn và uy tín có đội ngũ bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại.

Dưới đây là một số bệnh viện uy tín trong thăm khám và điều trị trào ngược dạ dày người bệnh có thể tham khảo khi cần:

  • Miền Bắc: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt – Đức, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện đa khoa Xanh-pôn, Bệnh viện Quân Đội 108, Bệnh viện  Đại học Y Hà Nội…
  • Miền Nam: Bệnh viện 115, Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM, Bệnh viện Nhân dân Gia Định…
  • Miền Trung: Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện C Đà Nẵng…

Chi phí thăm khám trào ngược dạ dày ở mỗi bệnh viện là khác nhau, tùy theo số lượng xét nghiệm mà bác sĩ chỉ định. Người bệnh có thể gọi điện tới bệnh viện dự định lựa chọn thăm khám để được tư vấn chi tiết.

Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh nên đến thăm khám và điều trị tại chuyên khoa Tiêu hóa của các bệnh viện, cơ sở y tế lớn và uy tín
Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh nên đến thăm khám và điều trị tại chuyên khoa Tiêu hóa của các bệnh viện, cơ sở y tế lớn và uy tín

VI. Điều trị trào ngược dày thực quản thế nào? 

Sau khi có kết quả thăm khám và chẩn đoán chính xác, tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản phù hợp và hiệu quả cho từng bệnh nhân:

  • Điều trị không dùng thuốc: Phần lớn các trường hợp bệnh nhẹ và mới xuất hiện chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống (bỏ bia rượu, bỏ thuốc lá, giảm cân, giảm stress…) là  tình trạng bệnh có thể được cải thiện. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến cáo bệnh nhân nên đi thăm khám để được chẩn đoán và liệu trình điều trị phù hợp, tránh để bệnh kéo dài gây biến chứng nguy hiểm.
  • Điều trị bằng thuốc: Các nhóm thuốc chính thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản là: thuốc ức chế bơm Proton (PPI) ngăn tiết acid dạ dày; thuốc trung hòa Acid; thuốc kháng thụ thể Histamin H2; thuốc tác dụng trên chức năng vận động thực quản…
  • Điều trị phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng điều trị bằng thuốc hoặc bệnh xuất hiện biến chứng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, người bệnh đã nắm được các cách chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh trào ngược tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng song nếu để kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám và tìm hiểu quy trình khám trào ngược dạ dày như thế nào theo hướng dẫn của bác sĩ.

Xem thêm:

Đánh giá
Đinh Thị Hiền

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 3 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.