Skip to main content

Tổng hợp quy trình cho bệnh nhân ăn qua Sonde dạ dày từ A-Z

Cho bệnh nhân ăn qua sonde dạ dày là phương pháp được nhiều bệnh viện sử dụng để cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh khi không thể ăn. Người bệnh sẽ được đưa ống thông bằng cao su hoặc nhựa qua đường tiêu hóa đến dạ dày. Cùng yumangel.vn tìm hiểu về quy trình kỹ thuật cách cho bệnh nhân ăn qua ống thông Sonde dạ dày dưới đây.

I. Kỹ thuật đặt sonde dạ dày là gì

Cho ăn qua ống thông dạ dày là kỹ thuật đưa một lượng thức ăn (thường là dạng lỏng) như sữa, cháo, chất dinh dưỡng… qua 1 đường ống được đặt thông từ mũi hoặc miệng luồn qua thực quản và đi thẳng vào dạ dày. Với các bệnh nhân không có khả năng ăn uống, đặt sonde dạ dày là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất.

Quy trình đặt sonde dạ dày là gì
Quy trình đặt sonde dạ dày là gì

Ngoài ra, đặt sonde dạ dày còn được các bác sĩ chỉ định để hút dịch, chẩn đoán bệnh tình và theo dõi sức khỏe cho người bệnh. Có 2 con đường đặt ống thông dạ dày là theo đường mũi và miệng:

  • Đặt sonde qua đường mũi phổ biến hơn vì ít ảnh hưởng tới giao tiếp và vấn đề răng miệng của bệnh nhân.
  • Đặt sonde qua đường miệng thường dùng cho bệnh nhân không thể nói chuyện và mũi đang có vấn đề.

Tùy theo độ tuổi mà bác sĩ chỉ định các loại ống thông dạ dày có kích thước khác nhau.

  • Trẻ em: Sử dụng ống thông với kích thước 5-10mm.
  • Người lớn: Sử dụng ống thông với kích thước lớn hơn, từ 10-22mm.

1. Đối tượng chỉ định đặt sonde dạ dày

Đặt sonde dạ dày thường được áp dụng với các trường hợp sau:

  • Trẻ em nghi ngờ mắc lao phổi hay các vấn đề về hô hấp.
  • Các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày tá tràng.
  • Các trường hợp người bệnh bị chướng bụng sau các ca phẫu thuật. Xem thêm về phẫu thuật mở thông dạ dày là gì
  • Bệnh nhân khó nuốt thức ăn.
  • Bệnh nhân khó thở khi ăn trong trường hợp bị dạng đường tiêu hóa.
  • Bệnh nhân ngộ độc phải rửa dạ dày.
  • Bệnh nhân bất tỉnh, hôn mê.
Hình ảnh đặt sonde dạ dày
Hình ảnh đặt sonde dạ dày

2. Đối tượng chống chỉ định đặt ống thông dạ dày

Các đối tượng chống chỉ định đặt sonde dạ dày gồm:

  • Bị áp xe ở thành họng.
  • Người bị tổn thương vùng hàm và mặt.
  • Có bệnh ở thực quản như: phình tĩnh mạch, chít hẹp,  co thắt, động mạch thực quản.
  • Người bệnh bị nghi thủng dạ dày.
  • Người bệnh bị tổn thương thực quản như ung thư, u, bỏng thực quản do acid/kiềm mạnh, bệnh nhân teo thực quản.

II. Mục đích của cho ăn qua đường ống thông dạ dày

Đặt sonde dạ dày được bác sĩ chỉ định dùng với nhiều mục đích khác nhau. Một số mục đích dưới đây chính mấu chốt để bác sĩ sử dụng ống thông dạ dày cho bệnh nhân:

  • Cung cấp thức ăn để nuôi người bệnh không có khả năng ăn uống như: bất tỉnh, hôn mê, tiêu hóa không hiệu quả.
  • Lấy dịch dạ dày để chẩn đoán và xét nghiệm các bệnh đường tiêu hóa.
  • Giảm áp lực của dịch ứ đọng trong dạ dày sau phẫu thuật, tránh hiện tượng bệnh nhân bị chướng bụng.
  • Bơm rửa và làm sạch dạ dày nếu bệnh nhân ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật hoặc thức ăn.
Đặt sonde dạ dày thường dùng cho nhiều mục đích khác nhau

II. Quy trình cho bệnh nhân ăn qua sonde dạ dày

Khi cho bệnh nhân ăn qua ống thông cần chú ý cách cho bệnh nhân ăn qua Sonde dạ dày như sau: cho nười bệnh nằm đầu cao khoảng 30-45 độ, tránh nằm đầu thấp dễ gây sặc. Sau đó, thực hiện các bước cho ăn qua sonde theo hướng dẫn dưới đây:

1. Chuẩn bị trước khi cho ăn

Để thực hiện truyền thức ăn qua ống sonde dạ dày, nhân viên y tế phải được đào kỹ thuật chuyên sâu và xử lý sự cố. Trước khi cho bệnh nhân đặt sonde dạ dày ăn cần chuẩn bị các dụng cụ sau:

  • Thức ăn dạng lỏng được pha chế sẵn: sữa ensure, cháo lỏng, thức ăn đã được xay nhuyễn, mịn.
  • Quang truyền dịch, ống dẫn dịch, gạc vô trùng, găng tay vô trùng, dầu nhờn, băng dính
  • Bơm tiêm cho ăn 50ml.
  • Túi hoặc bát đựng thức ăn.
  • Cốc đựng thức ăn có chia độ.
  • Ống nghe, tăm bông, khăn vệ sinh đường mũi.
  • Người bệnh cần phải tỉnh táo khi cho ăn qua sonde hoặc nếu không tỉnh táo thì bác sĩ cần báo với người nhà bệnh nhân.

2. Thực hiện cho bệnh nhân ăn qua sonde dạ dày

  • Bước 1: Kiểm tra ống sonde dạ dày xem còn ở đúng vị trí không bằng cách bơm khí và nghe vùng thượng vị hoặc dùng bơm hút thử thấy ra dịch vị.
  • Bước 2: Hút thức ăn vào bơm, nắp vào đầu ống sonde rồi bơm từ từ thức ăn vào dạ dày.

Lưu ý khi cho bệnh nhân ăn qua sonde:

  • Cho bệnh nhân ăn ngắt quãng với lượng tăng dần: Cữ ăn bắt đầu từ 50 – 100ml, tăng 60 – 120ml mỗi 8 – 12 giờ, tối đa là 400ml/cử. Thời gian cho ăn 15 – 60 phút, mỗi ngày từ 3 – 8 lần.
  • Có thể điều chỉnh tốc độ bơm thức ăn bằng cách nâng cao hoặc hạ thấp ống tiêm.

Quy trình thực hiện đặt sonde dạ dày phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa để tránh các rủi ro đáng tiếc xảy ra:

  • Bước 1: Đặt bệnh nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi với bệnh nhân tỉnh; với bệnh nhân hôn mê đặt ở tư thế đầu nằm thấp, mặt nghiêng bên trái.
  • Bước 2: Bôi trơn đầu ống sonde khoảng 5cm, khi bôi cần tránh để dầu đọng trong ống khiến người bệnh bị sặc và khó chịu.
  • Bước 3: Yêu cầu người bệnh há miệng; nếu bệnh nhân bị hôn mê thì dùng dụng cụ chuyên mở miệng hoặc canun Guedel, luồn ống thông qua miệng. Trường hợp luồn sonde qua miệng khó khăn thì nên sử dụng đường mũi.
  • Bước 4: Khi cho ống thông vào, nếu bệnh nhân tỉnh bác sĩ sẽ yêu cầu nuốt xuống cho tới khi vạch được đánh dấu khi đo độ dài sonde thì dừng. Nếu người bệnh bị ho sặc và tím tái thì nên rút ra và đặt lại.
  • Bước 5: Cố định sonde dạ dày bằng băng dính và lắp túi dẫn lưu vào đầu sonde dạ dày.

3. Sau khi cho bệnh nhân ăn qua sonde

  • Cho bệnh nhân nằm cao đầu sau ăn 30 phút để tránh trào ngược, dễ gây sặc.
  • Dùng nước sôi để nguội tráng sạch ống thông thức ăn, không để thức ăn thừa trong ống vì sẽ bị lên men gây nấm.
  • Đóng nắp và cố định lại ống sonde.
Nên bơm từ từ thức ăn qua ống sonde vào dạ dày.

7. Thời gian lưu ống sonde dạ dày

Thời gian lưu ống sonde dạ dày trong cơ thể trung bình là từ 5 -7 ngày để tránh xảy ra viêm nhiễm từ ống.

Nếu bệnh nhân nằm ở các bệnh viện/cơ sở y tế, các y bác sĩ sẽ trực tiếp thay cho bệnh nhân. Trường hợp bệnh nhân được đặt sonde dạ dày tại nhà, người chăm sóc cần lưu ý để kịp thời thay và lắp đặt sonde mới.

8. Dấu hiệu bình thường và bất thường sau khi sonde dạ dày

Phụ thuộc vào chất lượng ống, tay nghề điều dưỡng, bác sĩ mà bệnh nhân đặt sonde dạ dày sẽ có phản ứng khác nhau. Dưới đây  là một số dấu hiệu sau khi đặt ống thông dạ dày:

  • Biểu hiện bình thường: Buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi, suy nhược, chảy máu nơi đặt ống.
  • Biểu hiện bất thường: Bệnh nhân bị sặc dịch dạ dày, nhịp tim không ổn định, chậm và ngất do kích thích dây X, ho sắc sụa, bệch môi, tím tái mặt thì cần thăm khám ngay lập tức.

9. Ưu- nhược điểm của kỹ thuật sonde dạ dày

Kỹ thuật đặt sonde dạ dày có những ưu điểm sau:

  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh.
  • Hạn chế tình trạng tai biến đặt sonde dạ dày.
  • Cung cấp năng lượng cho bệnh nhân.
  • Giá thành không đắt đỏ, phù hợp với nhiều bệnh nhân.

Một số nhược điểm của kỹ thuật đặt ống thông dạ dày như sau:

  • Bệnh nhân không có cảm giác ăn ngon miệng.
  • Dễ sặc hoặc viêm phổi khi có vật thể lạ đi vào phổi.
  • Có thể gây viêm tuyến nước bọt.
  • Nguy cơ tổn thương vùng niêm mạc mũi nơi cố định ống thông dạ dày.
  • Có thể bị rối loạn tiêu hóa.
Thời gian lưu ống sonde dạ dày trong cơ thể trung bình là từ 5 -7 ngày để tránh xảy ra viêm nhiễm từ ống.

II. Tầm quan trọng của cho bệnh nhân ăn qua sonde dạ dày

Cuối thế kỷ XX, các bệnh nhân nặng không thể tự ăn uống thường được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, một trong các bất lợi lớn nhất của phương pháp này đó là đường ruột bị bỏ trống, tạo điều kiện cho hiện tượng thẩm lậu vi khuẩn xảy ra, gây nhiễm trùng và nhiễm độc máu.

Do đó, vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, các chuyên gia sức khỏe đã khuyến khích việc nuôi dưỡng qua đường ruột sớm cho các bệnh nhân nặng không thể ăn uống. Phương pháp này giúp nuôi ăn trực tiếp vào dạ dày nhằm nâng cao thể trạng.

Sonde dạ dày giúp nuôi ăn trực tiếp vào dạ dày nhằm nâng cao thể trạng.

IV. Tai biến khi cho ăn qua ống sonde dạ dày

Khi cho ăn qua sonde dạ dày, bệnh nhân có thể gặp phải một số tai biến sau:

  • Trào ngược thức ăn.
  • Tiêu chảy.
  • Nôn.
  • Viêm phổi hít.
  • Sụt cân, tăng cân.

Dưới đây là cách xử trí cho các từng tai biến:

  • Trào ngược thức ăn: Bên cho bệnh nhân ăn với tốc độ chậm, trước khi cho ăn nên kiểm tra thức ăn còn dư trong dạ dày để cho ăn với lượng phù hợp. Trong khi ăn nên cho bệnh nhân nằm cao đầu 30 -45 độ, đồng thời giữ tư thế nằm này sau khi ăn 30 phút đến một tiếng.
  • Tiêu chảy: Giảm bớt tốc độ truyền, lượng thức ăn, kiểm tra các thao tác thi thực hiện và kiểm tra chất lượng thức ăn.
  • Nôn: Có thể xảy ra do ăn quá nhanh, quá nhiều trong 1 lần do chỉ định không đúng. Khi gặp phải tình trạng này, cần cho bệnh nhân nằm đầu nghiêng, hút dịch ở họng và phế quản.
  • Sụt cân, tăng cân: Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, nếu sụt cân cần tăng bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn.
  • Viêm phổi hít: Nguyên nhân có thể do cơ thể bệnh nhân không dung nạp ống nuôi ăn hoặc bơm thức ăn quá nhiều trong mỗi lần. Xử trí bằng cách giảm lượng dịch bơm nuôi ăn cho mỗi lần bơm, nằm đầu cao khi bơm qua ống cho đến 1 giờ sau bơm thức ăn.
Khi cho ăn qua sonde dạ dày, bệnh nhân có thể gặp phải một số tai biến như trào ngược thức ăn, nôn, viêm phổi hít, tiêu chảy…

V. Cách chăm sóc bệnh nhân cho ăn qua sonde dạ dày

Sau khi đặt sonde dạ dày, người bệnh cần được chăm sóc cẩn thận, đặc biệt thức ăn đưa vào cơ thể cần lựa chọn và chế biến cẩn thận. Dưới đây là một số kỹ thuật cho bệnh nhân ăn qua sonde dạ dày bạn cần lưu tâm:

1. Chế độ ăn qua sonde dạ dày

Về ăn uống, người chăm sóc bệnh nhân đặt sonde dạ dày cần nắm được nguyên tắc xây dựng thực đơn, cách lựa chọn và chế biến thực phẩm.

1.1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn

Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn uống cho bệnh nhân đặt sonde dạ dày là:

  • Dinh dưỡng cho bệnh nhân ăn qua sonde cần cân đối đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất….
  • Riêng đối với các bệnh nhân mắc bệnh lý kèm theo: suy thận, tiểu đường, suy tim, gan mật, goute ……cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sỹ. Ví dụ, bệnh nhân có bệnh lý đái tháo đường cần hạn chế Glucid 50-60% và chất béo không quá 30%; bệnh nhân suy thận chưa lọc máu cần áp dụng giảm muối, giảm đạm từ 0,6-0,8g đạm/kg cân nặng/ngày.
  • Cần chia nhỏ bữa ăn thành khoảng 5-6 cữ/ngày, mỗi bữa ăn từ 200-300ml và bổ sung thêm 1-2 bữa phụ. Bữa phụ có thể ăn sữa công thức, nước quả chín hoặc sữa chua.

1.2. Cách lựa chọn thực phẩm

Thực phẩm dùng để chế biến thức ăn cho bệnh nhân sonde dạ dày cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu mua cho đến khâu sơ chế, chế biến, cho đến thành phẩm cuối cùng.

Một số lưu ý khác trong lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bệnh nhân ăn qua sonde đó là:

  • Đạm: Nên chọn các loại thịt ít mỡ, có màu trắng, gân xơ như thịt thăn, ức gà, các loại tôm, cá để đa dạng nguồn đạm. Môi tuần có thể dùng từ 2-3 quả trứng.
  • Dầu ăn: Nên chọn dầu ăn có nguồn gốc từ thực vật: lạc, vừng…
  • Rau củ: Chọn loại ít chất xơ cứng, còn tươi; nên ưu tiên rau củ màu xanh như: mồng tơi, su su, cải ngọt, bí xanh…

1.3. Cách chế biến dung dịch nuôi ăn qua sonde dạ dày

Cách chế biến dung dịch nuôi ăn qua sonde dạ dày cần đảm bảo nhuyễn mịn và lỏng để dễ tiêu hóa, tránh bị vón cục gây tắc ống sonde.

Bước 1: Sơ chế, định lượng thực phẩm

  • Cân đủ số lượng thực phẩm, sau đó đem rửa sạch thực phẩm.
  • Lưu ý bạn không nên ngâm rau xanh sau khi cắt nhỏ để hạn chế mất vitamin.

Bước 2: Chế biến nguyên liệu tạo dung dịch lỏng

  • Gạo tẻ, thịt nạc, rau củ cho vào cùng trong một nồi rồi đổ xâm xấp nước. Đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 30 phút để cho thực phẩm chín nhừ. Chờ thực phẩm nguội còn khoảng 40 độ thì đem xay nhuyễn.
  • Rau xanh cũng đem luộc chín rồi cho vào xay nhuyễn cùng nước luộc.

Bước 3: Tạo dung dịch lỏng.

  • Trộn dung dịch cháo xay và rau xay thành súp đặc thành dung dịch súp nhuyễn đồng nhất.
  • Có thể lọc qua rây để lọc dung dịch mịn, sánh hơn.

Bước 4: Kiểm tra độ sánh của dung dịch

  • Kiểm tra độ sánh của dung dịch bằng cách múc súp vào muôi rồi cho nhỏ giọt khoảng 50 giọt/phút là đảm bảo độ lỏng.

Lưu ý:

  • Có thể thay thế thịt 1 quả trứng 50g. Khi chế biến, bạn cho 100ml nước ấm và dầu ăn cùng  trứng xay nhuyễn thành dung dịch trong khoảng thời gian 10 phút
  • Đổ dung dịch trứng vào dung dịch rau, củ và gạo đã xay nhuyễn, vừa đổ vừa khuấy đều tay.
  • Cho dung dịch vào nồi đun sôi trở lại là được.

1.4. Gợi ý một số công thức nuôi dưỡng qua sonde dạ dày 

Dưới đây là một số công thức nuôi dưỡng qua sonde dạ dày áp dụng cho người có cân nặng 50kg tương ứng với nhu cầu năng lượng 1500 Kcal

Bệnh nhân đặt sonde Bữa chính Bữa phụ
Đột quỵ não
  • Gạo tẻ: 30g
  • Thịt lợn nạc: 40g
  • Khoai tây: 50g
  • Bí đỏ: 40g
  • Rau xanh: 10g
  • Dầu ăn: 2ml
Sữa công thức 200ml/lần, ngày 3 bữa.
Suy thận chưa chạy thận
  • Bột dong:  40g
  • Thịt lợn nạc: 30g
  • Su su: 100g
  • Dầu ăn: 6ml
Sữa dành cho bệnh nhân suy thận.
Đái tháo đường
  • Gạo tẻ: 20g
  • Đậu xanh: 20g
  • Thịt lợn nạc: 40g
  • Rau cải ngọt: 100g
  • Giá đỗ: 50g
  • Dầu ăn: 2ml
Bổ sung sữa cho bệnh nhân đái tháo đường.

 

Dung dịch nuôi ăn qua sonde dạ dày cần đảm bảo nhuyễn mịn và lỏng để dễ tiêu hóa

2. Chăm sóc bệnh nhân đặt sonde dạ dày

Bệnh nhân đặt sonde dạ dày cần được chăm sóc thật cẩn thận, đặc biệt cần chú ý những vấn đề sau:

  • Tư thế bệnh nhân khi ăn: Cho người bệnh nằm cao đầu 30-45 độ, vỗ nhẹ lưng trước khi ăn. Sau khi bơm thức ăn qua sonde, cần giữ bệnh nhân nằm ở yên tư thế đó khoảng 30 phút đến 1 tiếng hạn chế sặc và trào ngược dạ dày.
  • Thời gian cho ăn: Mỗi cữ ăn nên kéo dài từ 15 – 20 phút.
  • Tốc độ cho ăn: Bơm thức ăn châm từ từ, chú ý quan sát vẻ mặt của người bệnh khi cho ăn. Không cho bệnh nhân ăn quá nhanh, tránh bị nôn ói và trào ngược.
  • Vệ sinh ống sonde: Sau khi cho bệnh nhân ăn xong, cần phải vệ sinh ống sonde sạch sẽ bằng cách tráng ống với nước sôi để nguội. Nên thay ống sonde theo định kỳ 1 tuần/ lần hoặc ngay khi thấy bẩn, bị nghẹt.
  • Vệ sinh khoang miệng cho bệnh nhân hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Kiểm tra dịch tồn dư qua ống thông trước khi cho ăn: Nếu bệnh nhân đầy bụng khó tiêu hoặc dịch tồn dư dạ dày trên 250ml trước khi cho ăn, cần giảm số lượng thức ăn của bữa tiếp theo.
  • Theo dõi người bệnh: Khi bệnh nhân bị tắc, tuột ống sonde dạ dày, bị tiêu chảy hay bất kỳ bất thường nào khác cần thông báo ngay cho bác sĩ.
  • Không tự ý thay đổi phác đồ điều trị: Người nhà tuyệt đối không được tự ý điều trị hoặc dừng không nuôi dưỡng bệnh nhân.
Cần theo dõi bệnh nhân đặt sonde dạ dày sát sao để phát hiện và xử lý các tai biến kịp thời.

VI. Đặt sonde dạ dày ở đâu uy tín – an toàn?

Đặt sonde dạ dày là kỹ thuật không quá phức tạp nhưng đòi hỏi độ chính xác và an toàn cao. Do đó, người bệnh nên lựa chọn bệnh viện/cơ sở y tế uy tín đã được cấp phép để thực hiện thủ thuật đặt sonde dạ dày, hạn chế tối đa các tai biến có thể xảy ra.

Trong quá trình chăm sóc và cho bệnh nhân ăn qua sonde dạ dày, bạn nên chú ý theo dõi thật cẩn thận. Trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy, tắc hoặc tuột ống sonde dạ cần thông báo ngay cho cho bác sĩ để xử lý kịp thời. Tuyệt đối không không tự ý đặt lại hoặc thay ống sonde cho người bệnh vì có thể gây nguy hiểm.

Xem thêm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.