Skip to main content

Đầy hơi khó thở là bị gì? Nguyên nhân và mẹo chữa đầy hơi khó thở

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Đầy hơi khó thở là triệu chứng bệnh tiêu hóa khiến bụng phình to, căng cứng gây cảm giác khó thở. Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng bệnh đầy hơi khó thở lại ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin về chứng đầy hơi chướng bụng khó thở, cùng theo dõi nhé!

I – Đầy hơi khó thở là bệnh gì? 

Đầy hơi khó thở là tình trạng ống tiêu hóa sản sinh quá nhiều khí hoặc hoặc khí bị ứ đọng lâu trong dạ dày và ruột gây tình trạng đầy hơi. Hơi sinh ra không thể thoát ra ngoài nên khiến bụng bị đầy, chướng tạo áp lực chèn ép lên cơ hoành khiến người bệnh có cảm giác khó thở.

triệu chứng chướng bụng đầy hơi khó thởHình ảnh bệnh nhân bị đầy bụng khó thở ợ hơi.

Đầy bụng khó thở là bệnh gì? Triệu chứng đầy hơi khó thở có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như: 

  • Các bệnh liên quan đến dạ dày: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày…
  • Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa: nhiễm trùng đường ruột, đau ruột thừa, táo bón…
  • Bệnh đại tràng co thắt.

II – Nguyên nhân bị đầy hơi khó thở

ăn không tiêu đầy bụng khó thởHiện tượng đầy bụng khó thở đau đầu do bệnh lý, do tác dụng phụ của thuốc hoặc chế độ ăn uống sinh hoạt chưa khoa học. 

Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa: Các rối loạn như hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh viêm ruột, viêm đại tràng hoặc tắc nghẽn ruột có thể gây sự tăng sản sinh khí trong hệ tiêu hóa và gây ra triệu chứng đầy hơi và khó thở.
  • Lượng khí bị ứ đọng: Nếu có sự ứ đọng khí trong dạ dày hoặc ruột do khả năng tiêu hóa kém, quá trình chuyển động ruột chậm, hoặc do thói quen ăn uống không tốt, có thể gây ra cảm giác đầy hơi và khó thở.
  • Tăng sản sinh khí: Một số thức ăn hoặc đồ uống như bia, nước giải khát có gas, các loại thực phẩm gây tạo khí như cà chua, cà rốt, hành, tỏi, đậu và các loại thức ăn giàu chất xơ có thể làm tăng sản sinh khí trong ruột.
  • Các vấn đề khác: Ngoài ra, cảm giác đầy hơi và khó thở cũng có thể liên quan đến các vấn đề khác như dạ dày chảy máu, viêm loét dạ dày tá tràng, vi khuẩn Helicobacter pylori, dị ứng thực phẩm hoặc cảm giác căng thẳng và lo lắng.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn nhai không kỹ, ăn uống không đúng giờ, đúng bữa; ăn quá nhanh; ăn không tiêu đầy bụng khó thở do tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều tinh bột, dầu mỡ khiến cơ thể không đủ men tiêu hóa để phân giải khiến hơi sản sinh nhiều trong ống tiêu hóa.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Một nguyên nhân đầy hơi khó thở tiếp theo đó là do sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, an thần, kháng viêm. Các loại thuốc này khi dung nạp vào cơ thể sẽ tiêu diệt lợi khuẩn khiến hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng dẫn đến tiêu hóa kém, gây đầy hơi khó thở buồn nôn.
  • Đầy hơi khó thở khi mang thai: Bà bầu bị đầy hơi khó thở  là do tình trạng tăng progesterone khiến hệ tiêu hóa phải chứa nhiều hơi nước so với bình thường khiến hoạt động tiêu hóa bị chậm lại. Tình trạng đầy bụng khó thở khi mang thai không gây nguy hiểm nhưng khiến mẹ bầu có cảm giác khó chịu. 

( >> Xem thêm: Chướng bụng đầy hơi kéo dài là bệnh gì? )

III – Triệu chứng chướng bụng đầy hơi khó thở

bị đầy hơi khó thở phải làm saoBệnh nhân đầy hơi khó thở còn kèm theo triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua.

Chướng bụng đầy hơi và khó thở là hai triệu chứng phổ biến và có thể xuất hiện đồng thời. Chướng bụng đầy hơi có thể là kết quả của việc ăn quá nhiều hoặc tiêu hóa không tốt. Trong khi đó, khó thở có thể do rối loạn phổi hoặc các vấn đề về tim mạch. Tuy nhiên, nếu hai triệu chứng này xuất hiện đồng thời, có thể đây là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Triệu chứng của đầy hơi và khó thở có thể bao gồm:

  • Đầy hơi: Bạn có thể cảm thấy bụng căng đầy, khó chịu và có cảm giác như có áp lực trong bụng. Đầy hơi thường xảy ra khi có quá nhiều khí được tạo ra trong hệ tiêu hóa hoặc khi khí bị ứ đọng trong dạ dày và ruột.
  • Khó thở: Triệu chứng này có thể biểu hiện như một cảm giác khó khăn trong việc hít thở hoặc không thể lấy đủ không khí vào phổi. Khó thở có thể do áp lực của khí bị ứ đọng trong hệ tiêu hóa chèn ép lên cơ hoành hoặc do cảm giác khó chịu và căng thẳng trong vùng ngực.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn, chướng bụng, tiền đình, hay tiêu chảy.

IV – Đầy hơi khó thở có nguy hiểm không? 

đầy hơi khó thở là bệnh gìChứng đầy bụng khó thở kéo dài và xuất hiện thường xuyên gây ảnh hưởng tới chất lượng sống của bệnh nhân. 

Đa số trường hợp đầy hơi khó thở sau khi ăn không gây nguy hiểm nhưng vẫn khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vì hơi sinh ra nhiều nhưng không thể thoát ra ngoài và tích tụ ở bên trong nên bụng luôn có cảm giác chướng, ậm ạch, khi vỗ vào có thể nghe thấy tiếng bồm bộp.

Ngoài ra, triệu chứng đầy bụng khó thở còn khiến người bệnh thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua, thậm chí là có cảm buồn nôn.

Một số người bị đầy hơi khó thở còn có thể đối mặt với một số triệu chứng khác như: táo bón, đau tức ngực, đi ngoài phân lỏng…

V – Bị đầy hơi khó thở phải làm sao? Cách xử lý đầy bụng khó thở 

Thông thường, tình trạng đầy bụng khó thở buồn nôn sẽ thuyên giảm sau một vài ngày khi người bệnh có thể đánh hơi hoặc đi ngoài được.

Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị đầy hơi khó thở, đặc biệt là bà bầu bị đầy bụng khó thở thì nên đến bệnh viện thăm khám vì rất có thể là bị bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Dưới đây là một số mẹo chữa đầy hơi khó thở bạn có thể tham khảo khi cần:

1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Nên làm gì khi bị đầy bụng khó thở? Cách chữa đầy bụng khó thở đầu tiên bạn có thể áp dụng là xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.

Với cách trị đầy hơi khó thở này, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau: Ăn chậm nhai kỹ; ăn đúng giờ, đúng bữa; đảm bảo cung cấp cân đối các thành phần dinh dưỡng chính là đường, mỡ, đạm; không nên hoạt động hoặc đi nằm ngay sau khi ăn để tránh bị ăn xong đầy bụng khó thở. 

Đầy hơi khó thở ăn gì và kiêng gì? Người bệnh nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Hạn chế dung nạp các thực phẩm  nhiều tinh bột, dầu mỡ, chất xơ,  gia vị nóng, các chất kích thích, đồ uống có gas, đồ chiên, xào, rán… 

mẹo chữa đầy hơi khó thởXây dựng chế độ ăn uống hợp lý cân bằng giúp cải thiện tình trạng đầy hơi khó thở hiệu quả. 

2. Hình thành lối sống lành mạnh

Đầy hơi khó thở nên làm gì? Tình trạng ợ chua đầy bụng khó thở cũng sẽ được cải thiện khi bạn có lối sống lành mạnh bằng cách: tập thể thao đều đặn hàng ngày; ngủ đủ giấc và đúng giờ; thư giãn đầu óc; giữ tinh thần luôn thoải mái để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Tránh tình trạng thường xuyên thức khuya, ngủ muộn; làm việc căng thẳng gây mệt mỏi và stress; ngủ quá muộn và không đủ giấc gây ảnh hưởng tới sức khỏe và hoạt động của hệ tiêu hóa. 

3. Điều trị các bệnh gây đầy hơi khó thở

Cách chữa đầy hơi khó thở tiếp theo đó là điều trị các bệnh lý khiến bụng bị đầy hơi khó thở như: hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, táo bón…

Khi các bệnh lý này được điều trị kịp thời thì hiện tượng đầy hơi khó thở cũng được loại bỏ. 

Đầy hơi khó thở uống thuốc gì? Bệnh nhân gặp phải tình trạng đầy hơi khó thở không tùy ý mua và uống thuốc vì có thể gây hại cho sức khỏe. Thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

VI – Cách phòng tránh chướng bụng đầy hơi khó thở

Dưới đây là một số cách phòng tránh chướng bụng đầy hơi khó thở:

  • Ăn uống hợp lý: Các thực phẩm như cà rốt, bí đỏ, khoai lang, chuối, sữa chua hay các loại rau xanh sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, tránh tình trạng táo bón hay đầy hơi. Hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ chiên rán, thực phẩm chứa nhiều đường, cồn, bia rượu và các loại thực phẩm bị gây kích ứng.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các bài tập về cơ bụng, sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa được cải thiện, tăng cường sức khỏe và giảm đau đớn trong quá trình tiêu hóa.
  • Tránh stress: Stress, lo âu và áp lực có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đầy hơi và khó thở. Hạn chế stress và tìm hiểu cách để giảm bớt áp lực sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa được cải thiện.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa được diễn ra dễ dàng hơn, tránh tình trạng táo bón hay đầy hơi.
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Thay đổi thói quen ăn uống bằng cách ăn nhỏ nhiều lần trong ngày thay vì ăn nhiều 3 bữa sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa được diễn ra dễ dàng hơn.

Để phòng tránh bị chướng bụng đầy hơi khó thở, ngoài việc áp dụng chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt lành mạnh ở trên, bạn cần chú ý thêm một số vấn đề sau:

  • Khi uống thuốc kháng sinh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian uống. Không nên lạm dụng tăng liều kháng sinh. Khi uống nên sử dụng kèm với men tiêu hóa.
  • Cần uống thuốc chống viêm giảm đau đúng cách, nên uống cùng bữa ăn và uống cùng nhiều nước để hạn chế thấp nhất nguy cơ thuốc gây kích ứng dạ dày.
  • Với các bệnh nhân mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa thì cần điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân đầy bụng khó thở có thể do thói quen ăn uống và sinh hoạt chưa khoa học nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Để tránh gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, người bệnh nên tìm cách chữa đầy hơi khó thở phù hợp để thoát khỏi tình trạng này.

5/5 - (1 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.