Skip to main content

Đau hậu môn khi đến tháng do đâu? Nguyên nhân và cách xử lý

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Thay vì đau lưng, đau bụng nhiều chị em phụ nữ lại gặp phải tình trạng bị đau hậu môn khi đến tháng. Ngoài việc gây khó chịu và mệt mỏi thì đau hậu môn khi đèn đỏ có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh thế nào? 

I. Đau hậu môn khi đến tháng là gì? Biểu hiện 

Phụ nữ bị đau hậu môn khi đến tháng sẽ cảm thấy đau buốt ở khu vực hậu môn khi bị hành kinh. Tình trạng xuất hiện cả khi đi đại tiện hoặc đi đứng thông thường. Tùy từng trường hợp mà cơn đau chỉ xuất hiện khi có hành kinh hoặc đau âm ỉ sau đó.

Một số chị em chỉ bị đau hầu môn đơn thuần khi đến tháng. Tuy nhiên cũng có chị em ngoài đau hậu môn còn kèm theo nhiều triệu chứng khác như: ngứa ngáy, đau rát, sưng tấy, chảy máu hậu môn…

Phụ nữ bị đau hậu môn khi đến tháng sẽ cảm thấy đau buốt ở khu vực hậu môn khi bị hành kinh.

II. Nguyên nhân bị đau hậu môn khi đến tháng

Rất nhiều chị em thắc mắc tại sao lại gặp phải có hiện tượng đau hậu môn khi đến tháng. Về vấn đề này, chúng tôi xin giải đáp như sau:

  • Với trường hợp đau hậu môn khi đến tháng không có triệu chứng: Trường hợp đau hậu môn khi đến tháng nhưng không có triệu chứng kèm theo như sưng tấy, chảy máu hậu môn thì nguyên nhân có thể là do nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ bị thay đổi trong kỳ kinh, khiến cho các cơ quan vùng chậu, vùng hậu môn – trực tràng bị ảnh hưởng. Hậu quả là dẫn đến hiện tượng đau hậu môn khi đi vệ sinh.
  • Với trường hợp đau hậu môn khi đến tháng có triệu chứng kèm theo: Nếu chị em bị đau hậu môn kèm theo các triệu chứng khác như  sưng tấy, ngứa ngáy, đau rát hay chảy máu hậu môn thì nguyên nhân có thể là do mắc bệnh lý liên quan đến khu vực hậu môn.
Đau hậu môn khi đến tháng kèm theo ngứa ngáy, chảy máu nguyên nhân có thể là do mắc bệnh lý liên quan đến khu vực hậu môn.

III. Đau hậu môn khi đến tháng có nguy hiểm không?

Đối với các trường hợp phụ nữ bị đau hậu môn khi đến tháng mà không có triệu chứng khác kèm theo thì không cần quá lo lắng.

Ngược lại, nếu đến tháng bị đau hậu môn có kèm theo các triệu chứng khác như sưng đau và chảy máu hậu môn thì có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh lý liên quan tới hậu môn – trực tràng nguy hiểm như áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn và trĩ, cần thăm khám và điều trị sớm. Trong đó:

  • Bệnh trĩ: Nếu các búi trĩ bị sa ra ngoài sẽ gây ngứa ngáy, viêm nhiễm, chảy máu; nếu không điều trị kịp thời và để kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu. Phụ nữ mắc bệnh trĩ bị đau hậu môn khi đến tháng rất dễ mắc phải các bệnh phụ khoa, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Nứt kẽ hậu môn: Người bệnh có các triệu chứng đau hậu môn, đại tiện ra máu và ngứa hậu môn.
  • Áp xe hậu môn: Nếu không điều trị sẽ dẫn đến chảy mủ, viêm nang lông, nhiễm trùng hậu môn…
Đau hậu môn khi đến tháng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh lý liên quan tới hậu môn – trực tràng nguy hiểm như áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, trĩ…

IV. Cách khắc phục đau hậu môn khi đèn đỏ

Tùy theo từng mức độ và triệu chứng bệnh mà có cách khắc phục khác nhau. Với các trường hợp bị đau hậu môn khi đến ngày đèn đỏ không có triệu chứng kèm theo, chị em phụ nữ chỉ cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ; uống nhiều nước, tăng cường chất xơ để cải thiện triệu chứng bệnh.

Tuy nhiên, với các chị em phụ nữ bị đau hậu môn khi đến tháng có kèm theo triệu chứng đau rát, sưng tấy, ngứa ngáy và chảy máu hậu môn thì cần cẩn trọng vì rất có thể cơ thể đang mắc bệnh lý hậu môn nguy hiểm nào đó.

Điều bạn cần làm lúc này là đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định nguyên nhân chính xác để có phương án điều trị thích hợp.

Tùy theo từng mức độ và triệu chứng đau hậu môn khi đến tháng mà có cách khắc phục khác nhau.

V. Biện pháp phòng tránh đau hậu môn khi đến tháng 

Để phòng tránh hiện tượng đau hậu môn khi đến ngày đèn đỏ do nguyên nhân bệnh lý, các chị em có thể áp dụng một số cách sau:

  • Vệ sinh hậu môn và vùng kín sạch sẽ hàng ngày:  Ngay cả khi không vào ngày đèn đỏ, chị em phụ nữ cũng nên chú ý vệ sinh thật sạch sẽ hậu môn và vùng kín. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, cải thiện tình trạng đau hậu môn khi đến tháng.
  • Tăng cường bổ sung chất xơ: Chị em nên tăng cường bổ sung chất xơ cho cơ thể bằng cách thêm rau củ quả vào bữa ăn hàng ngày để phòng tránh táo bón.
  • Uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày: Để quá trình tiêu hoá diễn ra thuận lợi, phân đào thải ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Không nhịn đại tiện: Các chuyên gia cho biết, nếu nhịn đại tiện trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình bài tiết chất thải, người bệnh không thể tự chủ trong vấn đề đi ngoài.
  • Tăng cường vận động cơ thể: Chị em vận động thường xuyên, tập thể dục mỗi ngày giúp tăng sức khỏe và sức đề kháng giúp chống lại những tác nhân gây bệnh trong cơ thể, đặc biệt là vùng kín.
Uống đủ nước và bổ sung đủ chất xơ cho cơ thể là cách phòng ngừa đau hậu môn khi mang thai hiệu quả.

Như vậy, tình trạng đau hậu môn khi đến tháng nếu không kèm theo triệu chứng khác thì không đáng lo ngại. Nhưng các chị em cũng không  nên chủ quan nếu chứng đau hậu môn do bệnh lý gây ra với triệu chứng chảy máu hậu môn để tránh gây biến chứng nguy hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả:

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.