Skip to main content

Đau dạ dày có ăn được mướp đắng không? Cách ăn đúng

Bạn bị đau dạ dày do thói quen ăn uống không khoa học và bạn muốn biết đau dạ dày có ăn được mướp đắng không? Hãy đọc ngay bài viết này để có câu trả lời chuẩn xác nhé!

I. Đau dạ dày là bệnh gì?

Đau dạ dày xảy ra khi các tổn thương niêm mạc bị viêm hoặc loét sâu. Ngoài cơn đau ở vùng thượng vị, bệnh đau dạ dày còn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác như: buồn nôn, ợ chua, chán ăn… ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày gồm: 

  • Nhiễm vi khuẩn Hp/Helicobacter pylori.
  • Thói quen ăn uống không điều độ: Bỏ bữa, ăn đêm, ăn uống không đúng giờ…
  • Ăn nhiều đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ…
  • Lạm dụng rượu, bia, cà phê; hút thuốc lá.
  • Căng thẳng và áp lực kéo dài.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh.
  • Viêm dạ dày tự miễn.

Bệnh đau dạ dày có thể chữa khỏi khi được phát hiện và điều trị kịp thời bằng cách dùng thuốc kết hợp thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học hơn. Trường hợp để bệnh đau dạ dày chuyển sang giai đoạn mãn tính không điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày… 

Đau dạ dày xảy ra khi các tổn thương niêm mạc bị viêm hoặc loét sâu.

II. Đau dạ dày có ăn được mướp đắng không?

Đau dạ dày có ăn được mướp đắng không là câu hỏi được nhiều bệnh nhân đặt ra vì chế độ ăn uống không khoa học là 1 trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày. 

1. Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của mướp đắng với sức khỏe

Mướp đắng còn có tên gọi khác là khổ qua. Tên khoa học của mướp đắng là Momordica charantia, có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Thành phần dinh dưỡng tìm thấy trong 100g mướp đắng gồm: 

Dinh dưỡng Giá trị
Calo 34 kcal
Lipid 0,2 g
Natri 13mg
Kali 602 mg
Carbohydrate 7g
Chất xơ 1,9 g
Đường 1 g
Protein 3,6 g
Vitamin C 55,6 mg
Calci 42 mg
Sắt 1mg
Vitamin B6 0,8 mg
Magnesi 94 mg

Đúng như tên gọi, mướp đắng có vị đắng nên không phải cũng có thể ăn loại quả này. Tuy nhiên, với bảng thành phần dinh dưỡng dồi dào, nếu ăn được mướp đắng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường loại 2.
  • Giúp loại bỏ sỏi thận.
  • Giảm cholesterol.
  • Chống ung thư.
  • Tốt cho da.
  • Hỗ trợ giảm cân.
  • Bổ gan, cải thiện chức năng túi mật.
  • Hỗ trợ chuyển hóa đường. 
  • Tốt cho sức khỏe của xương.
  • Tăng khả năng miễn dịch.
  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
  • Bảo vệ thị lực.
Với bảng thành phần dinh dưỡng dồi dào, ăn mướp đắng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

2. Đau dạ dày có ăn được mướp đắng không?

Về thắc mắc đau dạ dày có ăn được mướp đắng không, các chuyên gia sức khỏe khẳng định là CÓ. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày cần ần sử dụng mướp đắng một cách điều độ và khoa học để tránh các tác dụng ngược có thể xảy ra. 

Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng đặc trưng, tác dụng thanh nhiệt, làm dịu cơn khát, loại bỏ độc tố, săn chắc cơ thể. Theo y học hiện đại, mướp đắng sở hữu nguồn dinh dưỡng dồi dào với nhiều dưỡng chất thiết yếu và các hợp chất chữa bệnh. Dưới đây là những lý do lý giải tại sao người bị đau dạ dày nên ăn mướp đắng:

  • Momordicin: Mướp chứa một glycoside đắng gọi là momordicin, có khả kháng khuẩn và chống viêm. Hợp chất momordicin giúp chống lại và tiêu diệt vi khuẩn HP –  một trong các nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đau dạ dày.
  • Charantin và Polypeptide: Tác dụng của Charantin và Polypeptide là điều chỉnh hiệu quả lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định. Điều này không chỉ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường mà còn có thể tránh được các biến chứng như đau dạ dày và liệt dạ dày.
  • Alkaloid, Saponin, Glucoside và Tannin: Các chất này khi đi vào cơ thể có tác dụng trung hòa axit dạ dày, thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét dạ dày và ức chế hoạt động của vi khuẩn HP. Nhờ vậy, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và cơn đau dạ dày.
  • Vitamin A và C: Đây đều là các chất chống oxy hóa vô hiệu hóa các gốc tự do có hại trong cơ thể và tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Từ đó hỗ trợ chữa lành các vết viêm và loét nhanh chóng đồng thời giảm đau và khó chịu.
  • Hàm lượng chất xơ cao: Hàm lượng chất xơ cao trong mướp đắng khi đi vào cơ thể giúp hỗ trợ dạ dày phân hủy thức ăn nhanh chóng và hiệu quả hơn. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng lên dạ dày và hệ tiêu hóa, cơ thể dễ dàng hấp thu dinh dưỡng hơn.
  • Khoáng chất thiết yếu: Folate, kẽm, kali và sắt trong mướp đắng giúp bổ sung những thiếu hụt do quá trình tiêu hóa và hấp thu kém ở các bệnh nhân đau dạ dày.
Bệnh nhân đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn mướp đắng

III. Cách ăn mướp đắng đúng cho người bệnh đau dạ dày

Khổ qua chỉ tốt cho sức khỏe bệnh nhân đau dạ dày khi người bệnh ăn đúng cách với lượng hợp lý. Cụ thể:

1. Lượng mướp đắng nên ăn

Bệnh nhân đau dạ dày cần chú ý tiêu thụ mướp đắng vừa phải. Cụ thể, bạn chỉ nên ăn tối đa 2 quả/lần  và với tần suất 4 lần/tuần. Lạm dụng ăn quá nhiều mướp đắng có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày.  

2. Cẩn thận với hạt mướp đắng

Hạt mướp đắng có dược tính mạnh, nếu ăn phải có thể dẫn đến các phản ứng bất lợi như nhức đầu, đau bụng, sốt, nôn mửa, thậm chí là hôn mê. Vì vậy, khi chế biến mướp đắng bạn cần chú ý loại bỏ hết hạt.

3. Không nên ăn khi bụng quá đói

Người bệnh đau dạ dày không nên ăn mướp đắng khi bụng quá đói vì một số nghiên cứu cho thấy, ăn mướp đắng liều cao sẽ gây kích ứng đường tiêu hoá, tiêu chảy, tạo cảm giác cồn cào, bỏng rát, đau bụng…

4. Kiêng kỵ thực phẩm 

Dưới đây là một số kiêng kỵ kết hợp thực phẩm khi ăn mướp đắng:

  • Không ăn mướp đắng với tôm: Vì chất asen hóa trị V trong khi kết hợp với vitamin C trong mướp đắng dễ gây các phản ứng khó chịu cho cơ thể.
  • Kiêng kết hợp với sườn heo: Vì sẽ làm suy giảm thành phần canxi trong xương bị và mất chất dinh dưỡng. 
  • Không ăn cùng măng cụt: Khi ăn cùng lúc cả mướp đắng và măng cụt, một số người có thể bị rối loạn tiêu hóa và gặp cảm giác khó chịu.
  • Tránh uống trà xanh sau khi ăn mướp đắng: Vì có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Bạn nên uống trà xanh sau khi ăn mướp đắng vài tiếng.
Người bị đau dạ dày chỉ nên ăn tối đa 2 quả mướp đắng/lần và với tần suất 4 lần/tuần.

IV. Gợi ý một số cách chế biến mướp đắng tốt cho người đau dạ dày

Người bị đau dạ dày có thể chế biến mướp đắng thành các món ăn trong những bữa ăn hàng ngày hoặc sắc lấy nước uống. Dưới đây là 6 cách chế biến mướp đắng tốt cho người bị đau dạ dày:

1. Ăn trực tiếp mướp đắng sống

Cách đơn giản nhất là bạn ăn trực tiếp mướp đắng sống. Cách làm cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị: 1 quả mướp đắng.
  • Cách ăn: Mướp đắng bỏ ruột và hạt rồi cho vào ngâm trong nước muối loãng 30 phút. Vớt ra cho ráo nước rồi cắt mướp đắng thành từng lát mỏng. Khi ăn bạn có thể ăn cùng ruốc thịt.
  • Lưu ý: Để giảm vị đắng của mướp đắng, bạn có thể ngâm trong đá lạnh. 
Ăn trực tiếp mướp đắng sống

2. Mướp đắng xào trứng

Mướp đắng xào trứng là món ăn khá quen thuộc trong các bữa cơm của các gia đình Việt. Cách chế biến món ăn này cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị: 1 – 2 quả mướp đắng, 2 quả trứng, hành lá.
  • Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch mướp đắng rồi bổ làm đôi theo chiều dọ để loại bỏ hoàn toàn ruột và hạt bên trong. Thái mướp đắng thành từng lát mỏng sau đó ngâm trong nước đá hoặc nước muối loãng để giảm độ đắng. Trứng đập ra bát rồi khuấy đều lên. 
  • Cách nấu: Cho dầu ăn vào đun nóng thì cho mướp đắng vào xào cho đến khi chín. Tiếp tục đổ trứng vào xào cùng mướp, nêm nếm gia vị theo khẩu vị,. Trước khi tắt bếp bạn cho hành lá vào đảo đều với mướp và trứng để tăng hương vị cho món ăn.
Mướp đắng xào trứng

3. Canh mướp đắng nhồi thịt

Canh mướp đắng nhồi có lợi cho tiêu hóa và bệnh dạ dày. Bạn có thể nấu món ăn này theo công thức dưới đây: 

  • Chuẩn bị: 3 quả mướp đắng, thịt lợn và cá măng băm nhuyễn.
  • Sơ chế nguyên liệu: Tẩm ướp cá măng và thịt lợn dã băm nhuyễn với gia vị mắm, muối, tiêu. Cắt mướp đắng làm 2 hoặc 3 khúc rồi bỏ hết phần hạt và ruột bên trong. Cho phần thịt đã ướp vào bên trong mướp đắng.
  • Cách nấu: Xếp mướp đắng đã nhồi thịt vào nồi rồi đổ nước vào hầm. Nếm gia vị cho vừa miệng, đun trong khoảng 10-15 phút hoặc khi thấy thịt và mướp chín là được.
Canh mướp đắng nhồi thịt

4. Mướp đắng nấu nấm rơm

Bệnh nhân đau dạ dày cũng có thể kết hợp mướp đắng với nấm để tăng hiệu quả chữa bệnh và tăng sức đề kháng. Cách nấu rất đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị: 2 quả mướp đắng, nấm rơm, đậu hũ, tỏi. 
  • Sơ chế nguyên liệu: Mướp đắng cắt đôi theo chiều dọc để bỏ hết ruột và hạt. Thái mướp thành từng miếng mỏng rồi cho vào ngâm với nước muối loãng. Nấm rơm đem bổ làm  đôi hoặc 4, đậu hũ cắt miếng vừa ăn. 
  • Cách nấu: Phi thơm tỏi rồi cho cả mướp đắng vào nấm rơm vào xào. Đổ nước vào đun sôi cho tới khi mướp và nấm chín thì cho đậu hũ vào. Nêm nếm gia vị, thêm hành lá rồi tắt bếp.
Mướp đắng nấu nấm rơm

5. Uống trà mướp đắng

Bên cạnh cách chế biến mướp đắng thành các món ăn, bạn cũng có thể uống trà mướp đắng để giảm đau dạ dày. Hơi ấm khi uống trà mướp đắng còn giúp vùng bụng ấm hơn, hạn chế hiện tượng rối loạn tiêu hóa.

  • Chuẩn bị: 1 quả mướp đắng tươi.
  • Sơ chế nguyên liệu: Loại bỏ hết hạt và ruột của mướp đắng rồi mang đi rửa sạch. Cắt khổ qua thành các lát mỏng rồi cho vào ấm. 
  • Cách uống: Đổ nước sôi vào và hãm trong 15 phút. Nên uống nước trà khi còn ấm. Nên  hạn chế uống vào buổi tối vì trà mướp đắng có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ.
  • Lưu ý: Ngoài mướp đắng tươi, bạn cũng có thể dùng mướp đắng sấy khô để pha trà.
Trà mướp đắng

6. Dùng mướp đắng khô 

Bệnh nhân đau dạ dày có thể sử dụng mướp đắng khô theo 1 trong 2 cách dưới đây:

  • Cách 1: Cho mướp đắng khô vào đun với nước rồi uống khi còn ấm.
  • Cách 2: Xay mướp đắng khô thành bột mịn. Mỗi ngày pha 1 thìa với nước ấm rồi uống.
Bột mướp đắng khô

V. Lưu ý cho bệnh nhân đau dạ dày khi ăn mướp đắng 

Dưới đây là một số lưu ý khác giúp bệnh nhân đau dạ dày ăn mướp đắng an toàn cho sức khỏe:

1. Tác dụng phụ có thể xảy ra

Mướp đắng là thực phẩm an toàn với hầu hết mọi người khi ăn liên tục tối đa trong 3 tháng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng ăn nhiều mướp đắng nó có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Khó chịu ở dạ dày.
  • Chóng mặt.
  • Đau đầu.
  • Đau bụng.
  • Đầy hơi.
  • Khó tiêu. 

2. Trường hợp không nên ăn mướp đắng

Những trường hợp không nên ăn mướp đắng gồm:

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú: Nghiên cứu cho thấy, mẹ bầu ăn nhiều mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết dẫn đến sảy thai, sinh non.
  • Người huyết áp thấp hoặc có tiền sử huyết áp thấp: Vì mướp đắng có tác dụng làm hạ huyết áp. 
  • Người bệnh tiểu đường: Mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu, bệnh nhân tiểu đường dùng kết hợp với thuốc làm giảm đường trong máu có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống mức thấp nguy hiểm. 
  • Người mắc bệnh về đường tiêu hoá: Ăn mướp đắng với số lượng lớn có thể gây tiêu chảy hoặc những vấn đề về đường tiêu hoá khác. 
  • Người bị bệnh gan, thận: Chất xơ trong mướp đắng có thể còn gây đầy hơi c cho người bệnh.
  • Người đang dùng thuốc: Người đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn mướp đắng vì loại quả này có thể gây tương tác với một số thuốc.

3. Chọn mua mướp đắng

Để mua được mướp đắng chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bạn nên tìm đến các cửa hàng uy tín, bán mướp đắng có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.

Nên chọn mua những quả mướp đắng dài, có kích thước nhỏ, trên thân nhiều sớ gân nhỏ li ti. Không nên mua mướp đắng to, thân phình, có màu xanh đậm, mướt và sớ gân bóng loáng vì có thể chứa nhiều hóa chất giúp làm tươi lâu.

Nên chọn mua những quả mướp đắng dài, có kích thước nhỏ, trên thân nhiều sớ gân nhỏ li ti.

Thắc mắc đau dạ dày có ăn được mướp đắng không đã được chúng tôi giải đáp chi tiết ở trên. Nếu cơn đau dạ dày không thuyên giảm hoặc tiến triển nặng hơn, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.