Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản nên làm gì cho đúng?

Trào ngược thực quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ hơi, tức ngực, nóng rát ngực, buồn nôn, nôn… Ngoài ra, tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm họng cũng không hiếm gặp. Vậy làm thế nào để nhận biết viêm họng do bị trào ngược dạ dày – thực quản và viêm họng thông thường? Cùng thuốc dạ dày chữ Y Yumangel tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

I. Tổng quan về tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm họng

Trào ngược dạ dày gây viêm họng xảy ra khi axit, enzyme tiêu hóa và đôi khi cả thức ăn từ dạ dày không chỉ trào lên thực quản mà còn tiếp cận đến vùng họng và thanh quản (còn gọi là trào ngược thanh quản – họng hay LPR). Khác với niêm mạc thực quản có cơ chế bảo vệ nhất định, niêm mạc họng và thanh quản rất nhạy cảm với axit.

Khi axit tiếp xúc với vùng này, nó gây kích ứng, dẫn đến tình trạng viêm, đỏ, đau rát, và có thể gây khàn giọng. Các triệu chứng này thường có xu hướng âm ỉ, kéo dài, dễ tái phát và thường bị nhầm lẫn với viêm họng do nhiễm khuẩn hoặc cảm lạnh thông thường. Người bệnh có thể cảm thấy nghẹn vướng ở cổ, ho khan, khàn tiếng, đặc biệt là viêm họng buổi sáng do trào ngược ban đêm hoặc sau khi ăn no, khi nằm (1).

Trào ngược dạ dày gây viêm họng xảy ra khi axit tiếp cận vùng thanh quản

Trào ngược dạ dày gây viêm họng xảy ra khi axit tiếp cận vùng thanh quản

II. Nguyên nhân gây viêm họng do axit trào ngược

Trào ngược dạ dày gây viêm họng là tình trạng axit và dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản và họng, làm tổn thương niêm mạc họng, gây viêm, đau rát, khàn tiếng. Nguyên nhân chủ yếu gồm:

1. Yếu cơ vòng thực quản dưới (LES)

Đây là van cơ ở cuối thực quản, ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên. Các yếu tố có thể làm yếu LES bao gồm:

  • Thực phẩm và đồ uống: Cà phê, rượu bia, socola, bạc hà, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Thuốc: Một số loại thuốc (ví dụ: thuốc an thần, một số thuốc huyết áp, thuốc chống viêm không steroid – NSAIDs).
  • Thói quen sinh hoạt: Ăn quá no, nằm ngay sau khi ăn, mặc quần áo quá chật vùng bụng.
  • Tình trạng thể chất: Béo phì, mang thai, thoát vị hoành.

2. Yếu cơ vòng thực quản trên (UES)

Đây là van cơ ở đầu thực quản, ngăn không cho dịch trào ngược vào đường thở và họng. Các yếu tố ảnh hưởng có thể bao gồm:

  • Tư thế ngủ không phù hợp.
  • Ợ hơi thường xuyên.
  • Hoạt động gắng sức, cúi gập người.
  • Hút thuốc lá, uống rượu.

III. Sự khác biệt giữa viêm họng thường và viêm họng do trào ngược dạ dày

Có rất nhiều triệu chứng để nhận biết trào ngược dạ dày, trong đó có đau họng. Trào ngược dạ dày gây viêm họng khó thở là do cơ thắt thực quản trên bị suy yếu, đóng mở bất thường, dẫn đến axit dịch vị tràn vào đường thở hoặc cổ họng, khiến niêm mạc hầu họng, thanh quản bị tổn thương gây ra tình trạng viêm đau họng.

Tiêu chí Viêm họng thông thường Viêm họng do trào ngược dạ dày (LPR)
Khởi phát Thường đột ngột Âm ỉ, kéo dài, hay tái phát
Triệu chứng điển hình Đau họng rõ rệt, rát họng, khó nuốt Cảm giác vướng, nghẹn ở cổ họng, ho khan dai dẳng
Sốt, sổ mũi, ho có đờm Có thể có sốt, sổ mũi, ho có đờm Hiếm khi có sốt, không có sổ mũi hay ho có đờm
Ho Ho có đờm, ho kèm theo triệu chứng cảm lạnh Ho khan dai dẳng, đặc biệt sau ăn hoặc khi nằm. Ho khi ngủ gây nên tình trạng ho do trào ngược dạ dày
Khàn giọng Hiếm khi bị khàn giọng Khàn giọng, giọng nói yếu hoặc thay đổi, đặc biệt vào buổi sáng
Đau họng Đau họng rõ rệt, có thể kèm theo sưng amidan Đau rát họng nhẹ đến trung bình, cảm giác khô hoặc có chất nhầy đặc
Thời gian khỏi bệnh Thường tự khỏi hoặc đáp ứng tốt với điều trị trong 1-2 tuần Kéo dài, có thể tái phát nhiều lần
Triệu chứng liên quan khác Sốt, sưng hạch cổ, amidan sưng đỏ Thường đi kèm với các triệu chứng GERD như ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, đau ngực
Tác nhân gây bệnh Do virus hoặc vi khuẩn Do axit dạ dày trào ngược lên thực quản và họng

IV. Biến chứng của tình trạng trào ngược gây viêm họng

Nếu không được điều trị kịp thời, trào ngược dạ dày gây viêm họng có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường:

  • Viêm họng buổi sáng do trào ngược ban đêm: Vào ban đêm, axit dạ dày dễ dàng trào ngược lên họng khi cơ thể nằm ngang, gây đau rát, viêm họng vào sáng sớm. Đây là biểu hiện đặc trưng mà nhiều người chủ quan bỏ qua.
  • Tăng tiết chất nhầy và nhiễm trùng thường xuyên: Axit trào ngược làm rối loạn cơ chế tự làm sạch của cổ họng và xoang. Chất nhầy bị giữ lại lâu, dễ tích tụ vi khuẩn, khiến người bệnh hay bị viêm họng, cảm giác vướng cổ kéo dài.
  • Kích ứng giọng nói và họng kéo dài: Tình trạng khàn tiếng, mất giọng, đau họng mạn tính có thể ảnh hưởng đến khả năng nói, giao tiếp. Nếu để lâu, dễ hình thành các tổn thương ở dây thanh quản, tăng nguy cơ viêm thanh quản do axit trào ngược, thậm chí là ung thư thanh quản.
  • Biến chứng đường hô hấp: Axit trào lên không chỉ làm viêm họng mà còn có thể đi vào đường thở, gây viêm phế quản, viêm phổi. Đặc biệt, tình trạng này dễ xảy ra khi ngủ, khiến người bệnh vô tình hít phải axit mà không hay biết.
  • Ảnh hưởng đến giọng nói, khàn giọng lâu ngày: Axit làm tổn thương niêm mạc họng và dây thanh, dẫn đến tình trạng khàn tiếng kéo dài, thay đổi chất giọng, nói hụt hơi.
  • Khả năng tái phát viêm họng dù đã điều trị trào ngược: Dù đã điều trị trào ngược, nếu không kiểm soát tốt chế độ sinh hoạt, bệnh viêm họng rất dễ tái phát do lớp niêm mạc họng bị tổn thương lâu dài, trở nên nhạy cảm hơn với môi trường.
Tình trạng khàn tiếng, mất giọng, đau họng mạn tính có thể ảnh hưởng đến khả năng nói, giao tiếp

Tình trạng khàn tiếng, mất giọng, đau họng mạn tính có thể ảnh hưởng đến khả năng nói, giao tiếp

V. Cách điều trị và biện pháp phòng ngừa trào ngược gây viêm họng

Để chữa bị trào ngược dạ dày gây đau họng, bệnh nhân cần dùng thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh (trào ngược dạ dày), thuốc điều trị triệu chứng (viêm họng) và thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh tái phát.

Việc điều trị viêm họng do trào ngược cần tập trung vào giải quyết nguyên nhân gốc rễ là tình trạng trào ngược dạ dày, đồng thời làm giảm triệu chứng viêm họng. Điều quan trọng là cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp.

1. Điều trị bằng thuốc chống trào ngược

Khi bị trào ngược dạ dày, thực quản, bạn nên tới các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị sớm. Vì trào ngược dạ dày thực quản có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu tiến triển trong thời gian dài như hẹp thực quản, ung thư biểu mô thực quản…

Một số loại thuốc có thể được bác sĩ hướng dẫn sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày thực quảnlà:

  • Thuốc giúp trung hòa axit dịch vị: Với các thành phần trong thuốc bao gồm: magie hidroxit, sodium bicarbonate, canxi carbonate, nhôm hydroxit… Các hoạt chất này có khả năng trung hòa acid dạ dày, làm giảm triệu chứng của bệnh, bao gồm cả cảm giác đau họng. Dù là loại thuốc không yêu cầu đơn thuốc, tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn tốt nhất, bệnh nhân vẫn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng.
  • Thuốc kháng thực thể H2, giúp giảm tiết axit dịch vị: Thuốc ức chế thụ thể H2 hoạt động bằng cách ngăn chặn sự kết nối giữa tế bào dạ dày và thụ thể trên tế bào sản xuất acid. Nhằm mục đích điều trị trào ngược dạ dày, các loại thuốc này nhanh chóng giảm bớt các triệu chứng bệnh. Các tên gọi như famotidine, cimetidine, ranitidine, nizatidine thường được đề cập khi thảo luận về những thuốc này.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Nhờ khả năng làm giảm sản xuất acid dạ dày, thuốc này giúp hạn chế tiềm năng tổn thương do acid gây ra đối với niêm mạc thực quản. Tác động này đóng góp vào việc cải thiện triệu chứng đau họng.

2. Điều trị triệu chứng viêm họng

Một số loại thuốc có thể làm dịu triệu chứng viêm học mà bệnh nhân có thể tham khảo là:

  • Thuốc kháng viêm Alphachymotrypsin, lysozyme…
  • Thuốc làm lỏng chất nhầy, long đờm: Bromhexin, acetylcystein…
  • Thuốc chống dị ứng có thành phần kháng histamin như: cetirizine, chlorpheniramine,…
  • Thuốc giúp làm giảm ho: Bổ phế, các loại thuốc thảo dược

Bạn cũng không nên tùy ý sử dụng thuốc mà cần sử dụng theo sự tư vấn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

3. Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống

Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống là cách tốt để phòng ngừa trào ngược dạ dày, thực quản. Bạn nên lưu ý:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ăn một bữa quá no, đồng thời nhai nhỏ thức ăn để giảm áp lực lên cơ thắt thực quản.
  • Tránh nằm ngay sau khi ăn no, hãy chờ thực phẩm được tiêu hóa bớt 1 phần rồi mới nằm.
  • Ăn trước khi đi ngủ tối thiểu 2h đồng hồ để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi. Từ đó, giảm tần suất hoạt động về đêm – nguyên nhân chính gây trào ngược.
  • Không sử dụng các thực phẩm kích thích dạ dày như thức ăn cay nóng, chua, thực phẩm chiên dầu, thực phẩm chứa nhiều đường, rượu bia, đồ uống có gas,…
  • Không mặc quần áo bó sát vùng eo dễ gây chèn ép khu vực dạ dày làm ảnh hưởng đến quá trình co bóp có thể đẩy ngược acid lên thực quản.
  • Không hút thuốc lá vì khói thuốc chứa Nicotin là chất làm giãn thành thực quản, kích thích tiết axit dạ dày. Từ đó, có thể làm cho nỗ lực điều trị trào ngược thực quản trở nên khó khăn hơn.
  • Không thức khuya, hạn chế căng thẳng, stress…
  • Không vận động, làm việc, tắm gội ngay sau khi ăn.
Ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ăn một bữa quá no tránh trào ngược gây viêm họng

Ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ăn một bữa quá no tránh trào ngược gây viêm họng

Trào ngược dạ dày gây viêm họng là tình trạng cần được nhận biết đúng để có hướng xử lý phù hợp. Nếu bạn có các triệu chứng viêm họng kéo dài, tái phát, đặc biệt là kèm theo các dấu hiệu khác của trào ngược hoặc triệu chứng nặng hơn vào buổi sáng/sau khi nằm, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa hoặc Tai Mũi Họng. Việc tuân thủ điều trị theo chỉ định và thực hiện thay đổi lối sống là chìa khóa để kiểm soát hiệu quả tình trạng này và ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào hãy gọi đến hotline 1800.1125 (miễn cước). Hoặc bạn có thể bình luận bên dưới để dược sĩ của chúng tôi tư vấn thêm.

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ.

Xem thêm:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

0/5 (0 lượt bình chọn)

8 bình luận

  1. Avatar

    Nguyen hoang long

    E bi trào ngược dạ dày gây viêm họng xong gây ù tai, có phải triệu chứng của ung thư hay không?

    1. Thuốc dạ dày chữ Y - Yumangel

      Thuốc dạ dày chữ Y - Yumangel

      Chào bạn! Triệu chứng của bạn là các triệu chứng có thể gặp của trào ngược dạ dày thực quản ạ. Còn để xác định chính xác hơn bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán ạ

  2. Avatar

    Ng.Việt.Dũng

    Trào ngược dạ dày ợ hơi,khó tiêu.buồn nôn đã 2 năm đi khám dùng đủ thứ thuốc nhưng không hết giờ ngứa rát họng ho vướng họng rất khó chịu không biết nên dùng thuốc nào cho ổn

    1. Thuốc dạ dày chữ Y - Yumangel

      Thuốc dạ dày chữ Y - Yumangel

      Chào bạn, tình trạng bạn mô tả là dấu hiệu trào ngược kéo dài gây viêm họng thanh quản. Bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hoá hoặc tai mũi họng để được đánh giá lại và điều chỉnh thuốc phù hợp. Trong thời gian chờ khám, nên ăn uống nhẹ, tránh nằm ngay sau ăn và kê cao đầu khi ngủ để giảm triệu chứng nhé.

  3. Avatar

    Hà lê

    Em bị rát họng.nhìn vào có hạt trắng góc phía trong của amidan có vết trắng.có phải bị trào ngược dạ dày.hay bị nấm cổ họng k ạ

    1. Thuốc dạ dày chữ Y - Yumangel

      Thuốc dạ dày chữ Y - Yumangel

      Chào bạn! Hạt trắng bạn nhìn thấy có thể là sỏi amidan. Bạn có thêm triệu chứng nào khác không ạ?

  4. Avatar

    Giáp Huyên

    Mình bị viêm họng đã hơn 3 tháng nay. Ban đầu không biết nên lầm tưởng là bị viêm họng thông thường, cứ uống thuốc chữa viêm họng mãi ko khỏi, sau đó mới biết là viêm họng mãn do trào ngược dạ dày. Mình đã đc bác sỹ kê thuốc Yulmagel 1 ngày 3 gói uống trc ăn 30p và nixeum 40mg 1 viên 1 ngày vào buổi sáng sau ăn. Bác sỹ kê cho mình sử dụng thuốc trên trong 40 ngày.

    Mình đã duy trì uống thuốc đc 15 ngày. Trong quá trình đó mình có uống thêm thuốc nam trị viêm họng. Mình thắc mắc không biết có nên uống thêm thuốc nam ko thì sợ nó đánh nhau với thuốc tây là Yumagel và Nixeum.
    Hiện tại họng mình vẫn xung huyết và phù nề, đau rát và khó nói chuyện, nếu nói chuyện mình sẽ bị sưng họng lên. Mình ko ho, ko sốt gì cả, chỉ viêm họng thôi ạ!!! Về dạ dày thi thoảng mình có cảm thấy đau bụng nhẹ sau ăn, tùe khi đung yumagel thì mình thấy có vẻ ợ hơi nhiều hơn sau ăn, vậy là dấu hiệu tốt hay ko tốt ạ?

    1. Thuốc dạ dày chữ Y - Yumangel

      Thuốc dạ dày chữ Y - Yumangel

      Bạn có thể kết hợp thuốc điều trị trào ngược với thuốc nam, nhưng để tránh tương tác, nên uống cách nhau khoảng 2 tiếng. Ợ hơi nhiều có thể liên quan đến tình trạng dư acid hoặc chướng bụng. Bạn nên chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt: tránh thực phẩm cay, chua, nhiều dầu mỡ, hạn chế căng thẳng và thức khuya. Ưu tiên thực phẩm dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày. Vì dạ dày cần thời gian để cải thiện, bạn nên tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ và tái khám nếu cần để được điều chỉnh thuốc phù hợp

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *