Skip to main content

Đau dạ dày có ăn được rau lang không? Dược sĩ giải đáp chi tiết

Đau dạ dày có ăn được rau lang không? Người bị đau dạ dày có thể ăn rau lang bình thường với tần suất 2-3 lần/tuần, lượng ăn tối đa 300g/ngày. Đồng thời cần chú ý chỉ nên ăn rau lang đã nấu chín để tránh bị táo bón, không nên ăn khi bụng đói vì có thể dẫn đến giảm đường huyết, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Đau dạ dày là tình trạng khi dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét. Bệnh có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm căng thẳng, nhiễm trùng và thói quen ăn uống không lành mạnh.

Theo Hiệp hội Tiêu hóa Việt Nam, số người có nguy cơ mắc bệnh dạ dày ở Việt Nam lên tới 70%  – đây là một con số rất đáng lo ngại. Thực đơn cho người bị đau dạ dày cũng phải hết sức cẩn thận vì việc lựa chọn những thực phẩm không tốt sẽ gây khó chịu cho người bệnh, đồng thời khiến bệnh nặng hơn. Trong bài viết này, hãy cùng Thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu đau dạ dày được ăn rau lang hay không. 

I. Tìm hiểu về rau lang và lợi ích cho sức khỏe

Rau lang (cam thử, phiên chử) là phần thân và lá của cây khoai lang – loại cây thân thảo chủ yếu được trồng để lấy củ. Loại rau này có thể chế biến thành các món luộc, xào, hấp hoặc nấu canh vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe.

Nghiên cứu cho thấy, trong 100g rau khoai lang có các chất dinh dưỡng như:

  • Năng lượng: 22 kcal
  • Nước: 91,8g
  • Protein: 2,6g
  • Tinh bột: 2,8g.
  • Chất xơ: 3g. 
  • Vitamin C: 11mg.
  • Vitamin BB: 900mg.
  • Canxi: 48mg.
  • Sắt: 2,7mg.
  • Phốt pho: 54mg. 

Ngoài ra, rau lang còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng như các loại vitamin B, C, E, beta carotene, bioti; các khoáng chất như magie, phospho, canxi, kali, mangan, kẽm, đồng…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn rau lang đúng cách giúp thân nhiệt, giải độc; hỗ trợ phòng ngừa ung thư; điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch; cải thiện đường huyết ở người bệnh đái tháo đường; giảm đau bụng kinh; đông máu; giảm nguy cơ loãng xương; cải thiện và phòng bệnh táo bón; tốt cho thị lực… 

Ăn rau lang giúp giảm táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa và thị lực, giảm nguy cơ loãng xương. 
Ăn rau lang giúp giảm táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa và thị lực, giảm nguy cơ loãng xương.

II. Đau dạ dày có ăn được rau lang không?

Về thắc mắc người bị đau dạ dày có ăn được rau lang không, dược sĩ Nguyễn Thị Thu –  tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau cho biết, khoai lang là một loại rau củ tốt cho sức khỏe chứa đầy chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại. 

Ngoài ra, các chất dinh dưỡng trong khoai lang rất tốt cho đường ruột, mắt, hệ miễn dịch và hơn thế nữa. Vì vậy, người mắc bệnh đau dạ dày có thể bổ sung rau lang vào chế độ ăn hàng ngày.

Ăn rau lang mang lại nhiều lợi ích cho dạ dày cũng như sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch:

1. Tốt cho đường ruột

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, chất xơ trong khoai lang rất tốt cho sức khỏe đường ruột. Một nghiên cứu cho thấy chất xơ trong khoai lang hoạt động như một prebiotic . 

Prebiotic kích thích sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và giúp cải thiện tiêu hóa cũng như sức khỏe tổng thể.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, rau khoai lang có lợi cho hàng rào ruột cho phép cơ thể bạn hấp thụ chất dinh dưỡng và ngăn chặn các chất có hại. Từ lâu, rau khoai lang đã được dùng để hỗ trợ các vấn đề về dạ dày, trong đó có đau dạ dày.

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu cho biết, người bị đau dạ dày có thể ăn rau lang vì loại rau này giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu cho biết, người bị đau dạ dày có thể ăn rau lang vì loại rau này giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.

2. Ngăn ngừa và kiểm soát loét tá tràng – dạ dày

Theo pharmeasy.in, rau khoai lang rất giàu chất xơ và còn được biết đến với công dụng cải thiện sức khỏe đường ruột và tiêu hóa.Hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang còn có thể giúp ngăn ngừa táo bón ở cả trẻ em và người lớn. 

Rau khoai lang cũng chứa một lượng lớn phytosterol có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa. Điều này có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát loét tá tràng và dạ dày.

3. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Rau lang giàu vitamin và chất khoáng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Các dưỡng chất này cũng giữ cho hệ thống đường ruột khỏe mạnh và giữ cho hệ vi sinh vật ruột được cân bằng. Từ đó hỗ trợ loại bỏ và phòng ngừa đau dạ dày cũng như các bệnh lý khác.

4. Chống viêm, chống oxy hóa

Rau lang có đặc tính chống oxy hóa vì chứa các dẫn xuất của axit caffeoylquinic, quercetin, anthocyanin. Nghiên cứu trên sử dụng 200g rau khoai lang tím cho vận động viên trong 1-2 tuần, kết quả cho thấy  giúp giảm quá trình oxy hóa lipid và DNA, tăng glutathione trong máu, cải thiện khả năng chống oxy hóa trong huyết tương.

Mặt khác, các chất chống oxy hóa trong rau lang còn có khả năng giảm viêm và kiểm soát tình trạng viêm, loét một cách tự nhiên. Điều này giúp hỗ trợ cải thiện đau dạ dày do viêm loét, tạo điều kiện giúp phục hồi nhanh các ổ viêm loét.

Tóm lại, người bị đau dạ dày có thể bổ sung rau lang vào chế độ ăn hành ngày để hỗ trợ phục hồi nhanh tổn thương những vết viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Để thay đổi khẩu vị, bạn có thể chế biến rau lang dưới dạng xào, hấp, luộc hoặc nấu canh. Khi ăn cần chú ý ăn với lượng vừa phải và đúng thời điểm.

III. Người bị đau dạ dày nên ăn rau lang thế nào?

Người bị đau dạ dày khi ăn rau lang cần chú ý ăn với lượng vừa phải, nấu chín trước khi ăn, không ăn khi bụng đói… để đảm bảo an toàn, tránh gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. 

1. Ăn rau lang với lượng và tần suất vừa phải 

Nên ăn rau lang với lượng và tần suất vừa phải, khoảng 300g/ngày và 2-3 lần/tuần. Không nên ăn quá nhiều rau lang vì loại rau này chứa lượng canxi khá lớn. 

Không nên ăn rau lang với lượng lớn và thường xuyên vì có thể gây dư thừa canxi, dễ dẫn đến sỏi thận.

Nên ăn rau lang với lượng và tần suất vừa phải, khoảng 300g/ngày và 2-3 lần/tuần.
Nên ăn rau lang với lượng và tần suất vừa phải, khoảng 300g/ngày và 2-3 lần/tuần.

2. Không ăn khi bụng đói 

Người bị đau dạ dày tuyệt đối không nên ăn rau lang khi đói. Vì một số thành phần trong rau lang có thể dẫn đến giảm đường huyết, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

3. Chỉ ăn rau lang chín

Ăn rau lang sống dễ gây táo bón, vì vậy bạn nên nấu chín rau trước khi ăn để giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng và nhanh chóng hơn, tránh gây áp lực khiến cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn.

4. Chế biến rau lang 

Kết hợp với các loại thực phẩm khác như thịt heo, tỏi… để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn.

5. Nên ăn đa dạng các loại rau

Ngoài rau lang, người bị đau dạ dày nên ăn đa dạng các loại rau để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. 

Một số loại rau khác tốt cho bệnh nhân đau dạ dày có thể kể đến như: lá ngải cứu, lá mơ, rau bắp cải, súp lơ xanh, cải bẹ xanh, rau chân vịt, mồng tơi, rau thì là, cà rốt…Các loại rau này giàu chất xơ hòa tan sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. 

6. Chọn mua rau lang 

Chọn mua rau lang có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Khi mua rau nên chọn những lá và cọng già còn tươi xanh, không bị vàng úa hay dập nát. Sau đó nhặt lấy phần ngọn ngon và xanh, non rửa sạch đem sơ chế và làm thành các món.

Chỉ nên ăn ra lang đã nấu chín, không nên ăn rau lang sống. 
Chỉ nên ăn ra lang đã nấu chín, không nên ăn rau lang sống.

IV. Gợi ý 4+ món ăn từ rau lang tốt cho người đau dạ dày

Các món ngon từ rau lang tốt cho hệ tiêu hóa của người bị đau dạ dày có thể kể đến là rau lang luộc, rau lang xào tỏi, canh rau lang nấu tôm.

1. Rau lang xào tỏi

Rau lang xào tỏi với vị giòn thơm của rau lang cùng vị bùi bùi của tỏi được nhiều người yêu thích. Cách nấu món ăn này khá đơn giản, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị: 1 bó rau lang, 1-2 củ tỏi, gia vị.
  • Sơ chế: Rau lang nhặt sạch lấy phần ngọn và lá non. Sau đó đem rửa sạch rồi vớt ra cho ráo nước. Tỏi bóc bỏ vỏ rồi đập dập băm nhỏ. 
  • Trần rau khoai lang: Đun sôi nước với chút muối, khi nước sôi thì cho rau lang vào trần cho bớt vị chát. 
  • Cách xào: Phi thơm tỏi với dầu ăn trên chảo. Cho rau lang đã trần sơ vào xào cùng. Nêm nếm gia vị, xào cho tới khi rau lang chín thì tắt bếp.

Để tăng dinh dưỡng cho món ăn, thay vì chỉ xào với tỏi, bạn có thể xào rau lang cùng với thịt bò, thịt lợn. Cách nấu tương tự như trên, bạn chỉ cần thêm bước xào thịt trước khi xào rau lang.

Rau lang xào tỏi
Rau lang xào tỏi

2. Rau lang luộc

Rau lang luộc thành mát và ít chất béo sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bữa cơm của người đang bị đau dạ dày – hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả.

  • Chuẩn bị: 1 bó rau lang.
  • Sơ chế: Rau lang nhặt sạch lấy phần ngọn và lá non. Sau đó đem rửa sạch rồi vớt ra cho ráo nước.
  • Cách luộc: Đun sôi nước rồi cho rau lang vào. Thêm chút muối và gia vị theo khẩu vị đun trong khoảng 5 phút cho tới khi rau chín thì tắt bếp. Vớt rau ra cho ráo nước, khi ăn chấm với nước mắm, chao hoặc muối vừng.
Rau lang luộc
Rau lang luộc

3. Canh rau lang nấu tôm

Để tăng dinh dưỡng cho món ăn chế biến từ rau lang, bạn có thể kết hợp với tôm để nấu canh. Món canh này không chỉ thanh mát mà còn rất giàu dinh dưỡng.

  • Chuẩn bị: 1 bó rau lang, 300g tôm tươi. 
  • Sơ chế: Rau lang nhặt sạch lấy phần ngọn và lá non. Sau đó đem rửa sạch rồi vớt ra cho ráo nước. Tôm làm sạch, lột bỏ vỏ rồi đem ướp với chút gia vị. 
  • Cách nấu: Cho tôm vào xào sơ cho tới khi thấy săn lại. Đổ nước vào đun sôi, tiếp tục cho rau lang vào. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn là hoàn thành món ăn.

Nếu không muốn nấu rau lang với tôm tươi, bạn có thể sử dụng tôm khô thay thế. Trước khi nấu, nên ngâm tôm khô với nước cho nở hết ra. Hoặc cũng có thể sử dụng thịt bò, thịt lợn để nấu canh giúp thay đổi khẩu vị.

Canh rau lang nấu tôm
Canh rau lang nấu tôm

4. Món ăn khác từ rau lang

Một số món ăn khác từ rau lang người bị đau dạ dày có thể tham khảo để bữa ăn thêm đa dạng và phong phú như:

  • Canh rau lang thịt bò.
  • Rau lang xào thịt bò.
  • Rau lang xào thịt heo.
  • Rau lang nấu thịt băm.
  • Canh chua rau lang.
  • Canh rau lang nấu ngao (nghêu).
  • Rau lang xào mẻ.

V. Ngoài rau lang, người bị đau dạ dày nên ăn rau gì?

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, người bị đau dạ dày không chỉ nên ăn riêng rau lang. Thay vào đó, nên ăn đa dạng các loại rau để đảm bảo cân bằng và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, tránh thiếu hụt dưỡng chất.

Các loại rau giàu chất xơ hòa tan, vitamin và chất khoáng như bắp cải, mồng tơi, súp lơ xanh, rau chân vịt, cà rốt, cần tây… là sự lựa chọn tốt cho hệ tiêu hóa của người bị đau dạ dày.

1. Cà rốt

Cà rốt giàu vitamin A,C,E, B6, kali, canxi cùng nhiều dưỡng chất t tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Ăn cà rốt hoặc uống nước ép cà có thể làm dịu nhanh những triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày và rối loạn dạ dày.

Cà rốt chứa chất xơ, có thể cải thiện tình trạng dạ dày và ruột như tiêu chảy hoặc táo bón. Chất xơ trong cà còn giúp giữ cho tế bào ruột khỏe mạnh, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra, loại củ này còn hứa một chất hóa học gọi là betacarotene – chất này có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa và giúp ngăn ngừa ung thư.

2. Bắp cải

Rau bắp cải dồi dào vitamin K1 và vitamin U có khả năng tăng cường phục hồi và phòng ngừa viêm loét, bảo vệ lớp màng nhầy của dạ dày. Từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, trong đó có đau dạ dày.

Mặt khác, hàm lượng chất xơ cao trong rau bắp cải còn giúp thúc đẩy lợi khuẩn bifidobacteria, lactobacilli nên tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, tránh táo bón.

3. Súp lơ xanh

Súp lơ xanh hay bông cải xanh giàu thiamin, protein, riboflavin, vitamin A, C, K, vitamin B6, folate… đây đều là những chất có lợi cho sức khỏe người đau dạ dày.

Đặc biệt, sulforaphane trong súp lơ xanh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) – thủ phạm chính gây viêm loét và trào ngược dạ dày.

4. Lá mơ

Các nghiên cứu cho thấy, vitamin C, carotene, protein và tinh dầu trong lá mơ có thể hỗ trợ làm giảm sưng viêm và các tổn thương tại niêm mạc dạ dày. 

Theo các tài liệu y học cổ truyền, lá mơ có tác dụng sát trùng, thanh nhiệt nên còn có làm lành vết thương. Điều này giúp ích cho những người bị tổn thương dạ dày.

Một số loại rau khác tốt cho người bị đau dạ dày như cà rốt, rau chân vịt, mồng tơi, cần tây… 
Một số loại rau khác tốt cho người bị đau dạ dày như cà rốt, rau chân vịt, mồng tơi, cần tây…

5. Rau mồng tơi

Các thành phần dưỡng chất trong rau mồng tơi như chất chống oxy hóa, vitamin A và C hỗ trợ làm dịu cơn đau dạ dày. Chất nhầy của rau mồng tơi giúp kích thích nhu động ruột, nhuận tràng nên hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.

9. Rau cần tây

Rau cần tây là nguồn cung cấp cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, rất quan trọng đối với chức năng tiêu hóa.

Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy, ăn rau cần tây hoặc dùng chiết xuất cần tây có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc tiêu hóa và do đó có thể bảo vệ chống loét dạ dày.

10. Rau chân vịt

Rau chân vịt là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời và các chất dinh dưỡng như folate, vitamin C, vitamin K và vitamin A. 

Nghiên cứu cho thấy, rau chân vịt cũng chứa một loại đường cụ thể giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Chất diệp lục trong rau chân vịt giúp thúc đẩy sản xuất các enzyme hỗ trợ phân hủy thức ăn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh.

Để giảm cơn đau dạ dày, ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống, bạn có thể tham khảo và sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel, sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc bởi Tập đoàn Dược Phẩm Đại Bắc. 

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày. 
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày.

Trong Yumangel có chứa thành phần Almagate 1g có tác dụng trung hòa axit mạnh và hiệu quả kéo dài hơn các thuốc thế hệ trước. 

Khi đi vào dạ dày, Yumangel cũng tạo ra một lớp màng nhầy bao phủ lên bề mặt niêm mạc dạ dày, bảo vệ dạ dày khỏi sự tổn thưởng của axit dạ dày hay các tác nhân khác. 

Yumangel có hàm lượng Na thấp nên có thể sử dụng cho cả bệnh nhân có vấn đề về tim mạch, cao huyết áp hay người có chế độ ăn nhạt. Thuốc có mùi thơm nhẹ, dễ uống và không cần pha. Khi cơn đau dạ dày xuất hiện, bạn chỉ cần xé và uống liền, rất tiện lợi.

Tóm lại, đau dạ dày ăn khoai lang được không, câu trả lời là có. Nhưng loại rau này chỉ tốt khi bạn ăn chúng vừa phải và ăn đa dạng với các loại rau khác để tránh cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng hoặc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng, hãy chủ động thăm khám với bác sĩ ngay để được hỗ trợ y tế kịp thời. 

Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để gặp trực tiếp dược sĩ của Yumangel nhé.

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.