Trào ngược dạ dày có ăn khoai lang được không? Người bị trào ngược dạ dày nên ăn khoai lang vì thực phẩm này giúp phục hồi và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Ở bài viết này, Thuốc dạ dày chữ Y sẽ cung cấp lợi ích của khoai lang đối với người bị trào ngược cũng như cách sử dụng đúng để hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả.
Mục lục
I. Trào ngược dạ dày có ăn khoai lang được không?
Theo dược sĩ Nguyễn Thị Thu cho biết, người bị trào ngược dạ dày có thể ăn khoai lang bình thường. Các chất dinh dưỡng trong khoai lang mang lại nhiều lợi ích cho dạ dày, đặc biệt là với những người bị trào ngược.
Cụ thể, người bị trào ngược dạ dày có thể ăn khoai lang vì những lý do dưới đây:
1. Chất xơ và tinh bột
Khoai lang có hàm lượng tinh bột và chất xơ dồi dào với giá trị lần lượt là 80g và 3.6g/100g khoai lang. Nhờ vậy, ăn khoai lang giúp trung hòa axit dịch vị, duy trì nồng độ pH, tạo lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời, kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng khó tiêu, táo bón ở người bị trào ngược dạ dày.
Bên cạnh đó, nhờ hàm lượng chất xơ cao nên ăn khoai lang còn hỗ trợ tăng cường và cải thiện sức khỏe đường ruột, chống táo bón.
2. Protein/chất đạm
100 gam khoai lang có tới khoảng 1,6g protein. Khi đi vào cơ thể, protein của khoai lang sẽ chuyển hóa thành năng lượng, hỗ trợ chữa lành tổn thương, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
3. Mangan và Magie
Chất khoáng mangan có trong củ khoai lang hỗ trợ quá trình trao đổi chất dinh dưỡng trong cơ thể diễn ra hiệu quả và thuận lợi.
Lượng magie trong khoai lang là 201mg/100g có khả năng ngăn ngừa cơn đau thượng vị và chống căng thẳng thần kinh. Nhờ đó, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm và giảm nguy cơ stress kéo dài gây trào ngược dạ dày.
4. Vitamin A, C, E, B6
Các loại vitamin A, C, E, B6 trong khoai lang có tác dụng như sau:
- Vitamin A: Kháng viêm và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương trên niêm mạc dạ dày và thực quản do trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, vitamin A trong khoai lang còn giúp ngăn ngừa ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể người bệnh.
- Vitamin C: Bảo vệ dạ dày khỏi gốc tự do, axit dịch vị và vi khuẩn HP. Vitamin C còn tham gia vào quá trình chữa lành tổn thương tại niêm mạc dạ dày nhanh chóng và tăng sức đề kháng cho cơ thể người bị trào ngược dạ dày.
- Vitamin B6: Giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành nguồn năng lượng cần thiết cho các hoạt động của bệnh nhân trào ngược axit. Vitamin B6 còn giúp tăng cường tuần hoàn máu và tốt cho tim mạch.
- Vitamin E: Vitamin E trong củ khoai lang khi đi vào cơ thể có khả năng xoa dịu và chữa lành tổn thương tại niêm mạc dạ dày.
5. Beta carotene
Hàm lượng β-caroten trong 100g khoai lang là 150μg. β-caroten trong khoai lang có tác dụng làm giảm đau, đẩy lùi phải ứng sưng, viêm và bảo vệ dạ dày khỏi tác động của các gốc tự do.
Tuy mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng người bị trào ngược dạ dày cũng không nên ăn khoai lang một cách tùy ý. Dược sĩ Nguyễn Thị Thu khuyên rằng, khi mắc chứng bệnh này bạn chỉ nên ăn khoai với lượng vừa phải và không nên ăn khoai lang sống.
Để biết cách ăn khoai lang đúng và tốt cho sức khỏe, người mắc bệnh trào ngược dạ dày có thể tham khảo thông tin ở phần II nhé!
II. Hướng dẫn cách ăn khoai lang đúng cho người bị trào ngược
Trào ngược dạ dày – thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease/GERD) là bệnh lý xảy ra do dịch tiêu hóa của dạ dày (thức ăn, dịch vị) trào ngược lên thực quản. Thêm vào đó, tính axit của dịch tiêu hóa có thể gây kích ứng và dẫn đến tình trạng viêm niêm mạc thực quản.
Bên cạnh điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần chú ý kết hợp ăn uống khoa học để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh. Khoai lang là một trong số các thực phẩm người bị trào ngược dạ dày nên ăn.
Tuy nhiên, khi ăn khoai lang, người bệnh trào ngược dạ dày cần có phương pháp chế biến phù hợp, ăn với lượng vừa phải và tuân thủ một số lưu ý khác dưới đây để hỗ trợ cải thiện và tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
1. Lượng khoai lang nên ăn
Theo dược sĩ Nguyễn Thị Thu, mỗi ngày người bị trào ngược dạ dày chỉ nên ăn tối đa 100g khoai lang. Ăn quá nhiều khoai lang sẽ sinh ra khí Carbon dioxide và gây áp lực lên dạ dày.
Bên cạnh đó, trong lúc ăn khoai lang, nên giảm thiểu tối đa lượng tinh bột để tránh việc dạ dày bị tiết axit dịch vị quá lớn.
2. Tần suất
Bệnh nhân trào ngược dạ dày nên ăn khoang lang khoảng 3-4 lần/tuần. Không nên ăn thường xuyên hàng ngày vì có thể gây chướng bụng, đầy hơi, lượng acid được tiết ra nhiều hơn gây ợ chua, trào ngược hoặc đau dạ dày.
3. Các loại khoai lang nên ăn
Các loại khoai lang như: khoai lang tím, khoai lang mật, khoai lang ruột vàng đều phù hợp cho người bị trào ngược axit. Tuy nhiên, khi ăn người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi chọn mua khoai:
- Chọn khoai lang có màu sắc đậm: Ví dụ như khoai lang có màu đệm như màu cam, tím hoặc đỏ. Màu sắc càng đậm thì chứng tỏ khoai có lượng chất chống oxy hóa cao như β-carotene, lycopene,… giúp hạn chế sưng và viêm dạ dày.
- Không mua khoai lang bị hà, có đốm đen hay mọc mầm: Đây là các dấu hiệu chứng tỏ khoai lang không được bảo quản tốt nên dễ nhiễm phải nấm mốc. Trường hợp vỏ khoai lang có những đốm nâu hoặc đen là biểu hiện của bệnh nấm đen, bệnh sinh ra độc tố ipomeamarone gây hại cho gan. Đặc biệt độc tố này không thể mất đi sau khi chế biến và nấu chín.
4. Không ăn khoai lang sống
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu khuyên người bị trào ngược dạ dày tuyệt đối không nên ăn khoai sống. Vì tinh bột trong khoai lang sống khó tiêu, gây áp lực tiêu hóa lên dạ dày.
Bên cạnh đó, khoai lang sống còn chứa nhiều enzyme, dễ gây nên tình trạng nôn, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua. Do đó, người bị trào ngược dạ dày thực quản tuyệt đối không ăn khoai lang sống.
5. Thời điểm nên ăn và không nên ăn
Thời điểm thích hợp để ăn khoai lang là sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Bởi vì các chất dinh dưỡng trong khoai lang khi đi vào cơ thể sẽ cần khoảng 4 – 5 tiếng mới có thể hấp thụ hết. Do đó, ăn khoai lang sau bữa ăn sẽ giúp người bệnh tránh tình trạng bị khó tiêu, đầy bụng và chán ăn.
Người bị trào ngược dạ dày không nên khoai lang vào các thời điểm sau:
- Buổi tối: Ăn khoai lang vào buổi tối, nhất là lúc sắp đi ngủ dễ gây ra triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và cảm giác khó đi vào giấc ngủ. Vì thế, người bị trào ngược không nên dùng khoai lang vào buổi tối.
- Lúc đói: Khi đói bụng, ăn khoai khoai lang dễ gây tăng đường huyết, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, cản trở quá trình làm lành vết thương tại niêm mạc dạ dày. Đồng thời, ăn khoai lang khi đói còn kích thích dạ dày tiết axit dịch vị, khiến triệu chứng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
- Lúc sắp đi ngủ: Vì thói quen ăn này có thể khiến người bệnh gặp phải triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, khó vào giấc ngủ. Thời điểm tốt nhất để ăn khoai lang là bữa sáng và bữa phụ. Người bị trào ngược dạ dày nên ăn khoai lang kèm rau xanh, sữa chua hoặc sữa tách béo.
6. Cách chế biến
Có hai lưu ý bệnh nhân trào ngược dạ dày cần chú ý khi chế biến khoai lang đó là:
- Bỏ hết vỏ khoai lang: Củ khoai lang nằm dưới đất nên có khả năng cao tiếp xúc với các chất độc trong lòng đất. Mặt khác, bản thân vỏ khoai lang cũng chứa rất nhiều xeton. Các chất này đều có thể gây độc dẫn tới ngộ độc thực phẩm gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,…
- Nấu chín kỹ khoai lang: Nên nấu khoai lang chín mềm trước khi ăn để dễ tiêu hóa và có khả năng bảo vệ, phục hồi các vết thương trên thành dạ dày. Không nên ăn khoai lang sống hoặc nấu còn cứng vì khó tiêu hóa, đặc biệt chứa nhiều enzym gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến buồn nôn, đầy hơi, ợ chua…
7. Không nên ăn khoai lang với quả hồng
Lượng đường trong khoai loang khi đi vào dạ dày sẽ kích thích tăng tiết axit dịch vị. Trong khi đó, pectin và tannin cả quả hồng sẽ phản ứng với lượng acid dịch vị tiết ra gây nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe.
Do đó, bệnh nhân trào ngược dạ dày khi ăn khoai lang cần chú ý không nên ăn cùng với quả hồng.
8. Đối tượng không nên ăn
Cũng theo dược sĩ Nguyễn Thị Thu, người mắc trào ngược axit không nên ăn khoai lang trong các trường hợp sau:
- Mắc bệnh lý về thận: Vì chất oxalate trong khoai loang chính là yếu tố hình thành canxi oxalat gây sỏi thận, khiến tình trạng bệnh thận trầm trọng hơn.
- Đang bị đầy bụng: Hàm lượng đường và tinh bột trong khoai lang cao nên không phù hợp với người đang bị chướng bụng, đầy hơi. Vì lúc này hoạt động của hệ tiêu hóa đang không ổn định nên có thể không tiêu hóa được các chất trong khoai la. Hậu quả là khiến tình trạng đầy bụng nặng thêm.
- Dị ứng: Rất ít người bị dị ứng với thành phần trong khoai lang. Tuy nhiên, nếu bạn nằm trong số ít đó thì không nên ăn khoai lang để tránh gặp các tác dụng không mong muốn.
Sở hữu nhiều công dụng với sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết được các cách chế biến khoai lang như thế nào phát huy được tối đa công dụng trong điều trị trào ngược. Vì vậy, hãy tham khảo phần III để nắm được cách chế biến khoai lang tốt cho sức khỏe người bị trào ngược nhé!
III. 7 món ăn từ khoai lang tốt cho sức khỏe người bị trào ngược dạ dày
Như vậy thắc mắc trào ngược dạ dày có ăn khoai lang được không đã có câu trả lời là có. Khoai lang là nguồn thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Một củ khoai lang cung cấp khoảng 180 calo, 41.4g carb, 4g chất đạm 5.5g chất xơ; 769% lượng vitamin A, 65% lượng vitamin, 15% Niacin,… nhu cầu tiêu thụ hàng ngày. Bên cạnh đó, khoai lang còn giàu chất chống oxy hóa.
Khoai lang có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, các món ăn truyền thống như khoai lang luộc, hấp, nấu canh, súp được đánh giá là thích hợp với người bị trào ngược dạ dày hơn cả. Cách chế biến này đơn giản, dễ tiêu hóa và đặc biệt là không sử dụng nhiều dầu mỡ, gia vị.
Dưới đây là 7 món ăn từ khoai lang giúp hỗ trợ chữa trị chứng trào ngược dạ dày hiệu quả nhất:
1. Khoai lang luộc
Để axit amin, protein, enzyme trong khoai lang được bảo toàn nguyên vẹn, bạn nên chế biến khoai lang theo cách luộc hoặc hấp. Tuy nhiên, bạn không nên luộc/ hấp khoai quá kỹ vì như vậy sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng trong khoai.
Chế biến khoai lang theo cách luộc rất đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: 2 củ khoai.
- Cách luộc: Cho khoai lang vào nồi cùng chút nước rồi luộc cho tới khi khoai chín.
- Hướng dẫn ăn: Người bệnh trào ngược axit nên ăn khoảng 100g/lần/ngày và 3-4 lần/tuần.
- Lưu ý: Đối với khoai lang luộc nên giữ nguyên vỏ để tránh khoai mất đi chất dinh dưỡng và vị ngọt. Khi ăn, bạn có thể bóc vỏ khoai lang đi và ăn phần ruột bên trong.
2. Khoai lang hấp
Cách làm món khoai lang hấp cũng rất đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: 2 củ khoai lang.
- Cách hấp: Rửa sạch, gọt vỏ khoai lang rồi cắt thành miếng vừa ăn. Tiếp đến, cho khoai vào nồi hấp cách thủy. Khi khoai vừa chín, bạn cho ra đĩa, thưởng thức khi khoai đỡ nóng.
- Hướng dẫn ăn: Người bệnh trào ngược axit nên ăn khoảng 100g/lần/ngày và 3-4 lần/tuần.
3. Súp khoai lang
Súp khoai lang sở hữu hương vị vô cùng thơm ngon, món ăn này không những tốt cho người bị trào ngược dạ dày mà cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả.
Cách chế biến súp khoai lang như sau:
- Chuẩn bị: 2 củ khoai lang, 500g xương gà, 1 củ hành tây, rau ngò, tỏi, bơ, gia vị…
- Sơ chế: Rửa sạch xương gà, cho vào nồi sạch; khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng vuông vừa ăn; hành tây rửa sạch, cắt nhỏ; tỏi bóc vỏ, đập dập rồi băm nhỏ.
- Cách hầm xương gà: Cho xương gà vào nồi rồi đổ khoảng 600ml nước vào, đun nhỏ lửa cho đến khi chín mềm. Sau đó, bắc nồi xuống, chắt lấy nước hầm gà và bỏ xương.
- Cách nấu: Bắc chảo lên bếp, cho thêm bơ vào. Đợi khi bơ sôi hẳn, bạn cho tỏi băm và hành tây vào đảo đều. Khi tỏi và hành đã dậy mùi, bạn đổ nước hầm gà và cho thêm khoai lang vào nấu trên lửa nhỏ. Đợi khoai lang chín mềm hãy cho thêm gia vị vừa ăn và ngò vào là được.
- Hướng dẫn ăn: Người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn súp khoai lang khoảng 1-2 lần/tuần.
4. Khoai lang hầm sườn non
Khoai lang hầm sườn non tốt cho người bị xương khớp và người bị các bệnh lý liên quan đến dạ dày, bao gồm trào ngược axit. Cách nấu khoai lang hầm sườn non cho người bị trào ngược dạ dày như sau:
- Chuẩn bị: 2 củ khoai lang, 300 – 500g sườn non, hành, gia vị vừa đủ.
- Sơ chế: Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành các khoanh vừa ăn. Sườn non rửa sạch, chặt nhỏ. Hành bỏ vỏ, đập dập rồi băm nhuyễn.
- Cách nấu: Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào, đợi dầu nóng thì cho hành vào phi thơm rồi cho thêm lượng nước vừa đủ vào đun sôi. Khi nước đã sôi, hãy cho sườn non vào đun thêm 10 – 15 phút, rồi cho khoai lang vào nồi, đun nhỏ lửa đến khi khoai chín mềm. Sau cùng, cho gia vị và hành lá vào cho vừa ăn rồi cho ra bát để thưởng thức.
- Hướng dẫn ăn: Nếu có thể, người bị trào ngược nên bổ sung 1 – 2 bữa khoai lang hầm sườn non mỗi tuần.
5. Chè đậu xanh và khoai lang
Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể ăn chè khoai lang vào bữa sáng hoặc chia nhỏ các bữa để tăng năng lượng cho cơ thể, giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày, thực quản.
Cách nấu chè khoai lang đậu xanh như sau:
- Chuẩn bị: 2 củ khoai lang, 50g đậu xanh , nước cốt dừa, đường, bột đao.
- Sơ chế: Khoai lang bạn gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các miếng và ngâm trong nước cốt chanh pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ nhựa. Đậu xanh đem ngâm nước khoảng 2 tiếng để nấu nhanh mềm, sau đó đãi vỏ và để ráo nước.
- Cách nấu: Cho đậu xanh vào nồi nước, đun nhỏ lửa cho đến khi chín. Tiếp đến, thêm khoai lang đã cắt miếng nhỏ vào nồi nước, đun cho đến khi khoai lang chín mềm. Khi khoai và đậu đã chín mềm, hãy thêm đường, nước cốt dừa cùng bột đao vào khuấy đều rồi tắt bếp. Cuối cùng, bạn cho chè ra bát rồi thưởng thức.
6. Khoai lang nghiền gừng
Khoai lang nghiền gừng là món ăn vô cùng thích hợp cho bệnh nhân trào ngược dạ dày. Theo dược lý hiện đại, nhiều nghiên cứu đã chứng minh gừng có chứa nhiều thành phần có lợi cho tiêu hóa như: hoạt chất Zingiberol tác dụng giảm cơn co thắt dạ dày, ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, chống lại buồn nôn, nôn.
Tecpen trong gừng có khả năng chống lại viêm khuẩn và kháng viêm; Oleoresin và methadone làm dịu các triệu chứng đau bụng và khó chịu ở bụng; Shogaol: giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hoá, từ đó cải thiện triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, giảm đau bụng, ợ nóng, ợ chua,…
- Nguyên liệu: 200g khoai lang, 50g gừng, tỏi băm, dầu dừa, gia vị.
- Sơ chế: Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt thành từng khoanh nhỏ; gừng tỏi bóc vỏ rồi băm nhỏ.
- Thực hiện: Khoai lang đem hấp chín sau đó nghiền nát mịn. Phi thơm tỏi và gừng rồi cho gia vị vào. Tiếp tục cho khoai vào đảo đều cho tới khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp.
- Hướng dẫn ăn: Người bệnh nên ăn khoai lang nghiền gừng khoảng 1-2 lần/tuần.
7. Cháo khoai lang nấu thịt lợn
Cháo khoai lang nấu thịt mềm nên dễ ăn và dễ tiêu hóa, giúp bảo vệ dạ dày rất tốt. Cách nấu rất đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: 2 củ khoai lang, gạo, 200g thịt lợn.
- Sơ chế: Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch rồi thái hạt lựu. Cho khoai lang vào nấu cùng gạo cho tới khi 2 nguyên liệu chín mềm. Thịt lợn băm nhỏ rồi xào với gia vị. Đổ thịt vào nồi cháo cho tới khi sôi trở lại, nêm nếm gia vị vừa miệng là được.
- Hướng dẫn ăn: Người bị trào ngược dạ dày nên ăn cháo khoai lang nấu thịt lớn vào buổi sáng là tốt nhất.
IV. Gợi ý một số thực phẩm khác cho người bị trào ngược dạ dày
Ăn uống thiếu khoa học và đúng cách giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày nhanh chóng – hiệu quả hơn. Do đó, ngoài khoai lang, bệnh nhân nên tăng cường bổ sung các thực phẩm dưới đây vào bữa ăn hàng ngày:
1. Các loại thực phẩm giàu chất xơ
Các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt khi ăn có thể làm tăng khối lượng thức ăn trong dạ dày và làm chậm quá trình tiêu hóa. Từ đó giảm áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, cơ vòng ngăn không cho axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
Một số loại thực phẩm giàu chất xơ tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày gồm:
- Hoa quả: táo, nho, lê, ổi, chuối, dâu tây, , mâm xôi, việt quất.
- Rau củ: cà rốt, bông cải xanh, khoai tây, súp lơ, bắp cải, rau bina, rau mầm.
- Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt, ngô, quinoa.
- Đậu và các loại hạt: đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu lăng, hạnh nhân, đậu phộng, hạt chia.
- Các loại hạt: hạt chia, hạt điều, hạt lanh, hạt hướng dương.
2. Các loại thực phẩm có tính kiềm
Các loại thực phẩm có tính kiềm chẳng hạn như sữa, chuối, sữa chua, cà tốt, khoai lang có tác dụng trung hòa axit dạ dày, làm giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua và khó nuốt do trào ngược.
Một số loại thực phẩm có tính kiềm người bị trào ngược dạ dày nên ăn gồm:
- Hoa quả: táo, dưa hấu, nho, việt quất, dâu tây, mâm xôi.
- Rau củ: rau bina (chân vịt) cải xoăn, cà rốt, cần tây, bông cải xanh, củ cải, hành tây.
- Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, quinoa, gạo lứt, lúa mạch.
- Một số loại đậu: đậu đen, đậu đỏ, đậu lăng, đậu phộng.
- Hạt: hạt chia, hạt lanh, hạnh nhân, hạt điều.
- Thảo mộc: bạc hà, rau mùi, húng quế, kinh giới.
3. Các loại thực phẩm ít béo, ít dầu mỡ
Nhóm thực phẩm này giúp giảm nguy cơ trào ngược dạ dày bằng cách làm giảm áp lực lên cơ thắt thực quản dưới. Dưới đây là một số loại thực phẩm ít béo, ít dầu mỡ người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn:
- Hoa quả và rau củ: táo, ho, dứa, dâu tây, việt quất, mâm xôi, rau chân vịt, bông cải xanh, khoai tây, bắp cải…
- Ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, ngô, yến mạch, quinoa.
- Đậu và các loại hạt: đậu đen, đậu lăng, đậu phộng, đậu đỏ, đậu xanh, hạnh nhân, hạt chia, hạt lanh, hạt điều, hạt hướng dương.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: phô mai ít béo, sữa tách béo, sữa chua ít béo.
- Thịt và gia cầm: thịt nạc, thịt cá, thịt gà không da.
- Trứng: trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút.
- Gia vị: tỏi hành, gừng.
- Thảo mộc: bạc hà, húng quế, rau mùi, kinh giới.
4. Các loại thực phẩm ít axit
Tiêu thụ thực phẩm ít axit có tác dụng tránh kích thích dạ dày tiết quá nhiều axit. Từ đó, giảm nguy cơ trào ngược dạ dày hiệu quả. Một số loại thực phẩm ít axit tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày bao gồm:
- Thịt lợn, thịt gà, cá.
- Trứng.
- Đậu nành: ví dụ như đậu phụ, miso và tempeh.
- Sữa chua, sữa không đường.
- Mật ong.
- Đa số các loại rau củ, bao gồm cả khoai lang.
- Hầu hết các loại trái cây, trừ những loại trái cây giàu axit như: chanh, cam, bưởi, mận xanh, dứa….
- Thảo mộc và gia vị: ngoại trừ mù tạt, muối và hạt nhục đậu khấu.
5. Các loại đồ uống không chứa caffeine và cồn
Cồn và caffeine có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày khiến triệu chứng trào ngược nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh tiêu thụ các loại đồ uống không chứa cồn và caffeine và cồn dưới đây:
- Nước lọc.
- Nước khoáng.
- Nước ép, sinh tố hoa quả tươi.
- Trà thảo mộc.
- Sữa chua, sữa tươi.
- Nước ép rau củ.
- Nước dừa.
- Kombucha.
- Soda không đường.
Bên cạnh ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh, người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như: Đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nôn, đau thượng vị…
Trong thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel với chức năng chủ đạo là trung hòa axit dịch vị, tạo ra lớp màng nhầy, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây bệnh. Vì thế, đây được xem là sản phẩm hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày – thực quản hiệu quả.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi người bị trào ngược dạ dày có ăn khoai lang được không từ chuyên gia. Khoai lang không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn mang lại nhiều lợi ích cho người mắc chứng trào ngược axit. Điều quan trọng khi ăn khoai lang là cần ăn đúng cách với lượng phù hợp kết hợp lựa chọn hình thức chế biến tốt để hỗ trợ cải thiện bệnh và mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.
Nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với dược sĩ của Yumangel qua hotline miễn cước 1800.1125 hoặc bình luận bên dưới nhé.
Tham khảo:
Chưa có bình luận!