Skip to main content

Bệnh nấm thực quản là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị nấm thực quản

Nấm thực quản là một trong các bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp và phổ biến nhưng nếu không được điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy nấm thực quản điều trị bao lâu, nguyên nhân, biểu hiện, mức độ nguy hiểm cho tới cách điều trị và phòng tránh như thế nào? Tất cả sẽ được thuốc dạ dày yumangel giải đáp qua bài viết dưới đây. 

I – Bệnh nấm thực quản là gì?

Nấm thực quản tiếng Anh là Esophageal candidiasis (1), là tình trạng các vi khuẩn nấm tấn công và làm tổn thương khu vực thực quản. Đa phần các trường hợp bị nấm thực quản đều do nấm Candida gây ra.

Hình ảnh nấm thực quản
Hình ảnh nấm thực quản

Bệnh nấm thực quản được phân chia thành 4 cấp độ như sau:

  • Nấm thực quản độ 1: Ít màng trắng, kích thước dưới 2mm, có xung huyết trong thực quản nhưng không bị loét, phù nề.
  • Nấm thực quản độ 2: Số lượng màng trắng nhiều, kích thước lớn hơn 2mm, có tình trạng phù, xung huyết trong thực quản nhưng không bị loét.
  • Nấm thực quản độ 3: Có nhiều mảng trắng thành từng đám và dày, thực quản bị phù, xung huyết và loét.
  • Nấm thực quản độ 4: Mức độ tổn thương tương tự như cấp độ 3 nhưng lớp niêm mạc nhầy bị chít hẹp.

II – Nguyên nhân gây nấm thực quản

Nguyên nhân bị bệnh nấm thực quản chủ yếu là do nấm Candida. Bình thường, nấm Candida có thể là 1 phần của hệ vi sinh khoang miệng và không gây hại đối với người trưởng thành khỏe mạnh.

Tuy nhiên, đối với người có hệ miễn dịch suy yếu thì đây chính điều kiện giúp nấm Candida sinh sôi, tấn công khoang miệng, họng, thực quản…

Nguyên nhân chính gây bệnh nấm thực quản là do nấm Candida.
Nguyên nhân chính gây bệnh nấm thực quản là do nấm Candida.

Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ cao dễ bị nấm thực quản do nhiễm nấm Candida gồm:

  • Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già trên 55 tuổi. 
  • Bệnh nhân HIV/AIDS.
  • Người bệnh ung thư, điều trị bằng cách xạ trị và hóa trị vùng cổ.
  • Bệnh nhân điều trị thuốc ức chế miễn dịch, ghép tạng.
  • Người bị tiểu đường, suy tuyến thượng thận.
  • Những người sử dụng corticosteroid hoặc kháng sinh.
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong điều trị bệnh.
  • Người thường xuyên hút thuốc lá, uống bia rượu ăn đồ cay nóng, lạm dụng thuốc…

III – Biểu hiện của nhiễm nấm Candida

Biểu hiện bệnh nấm thực quản không rõ ràng nên rất khó để nhận biết. Đa phần các trường hợp bệnh nhân phát hiện bị nhiễm nấm thực quản khi thực hiện thăm khám hệ tiêu hóa hoặc nội soi dạ dày. Tuy nhiên, về cơ bản các dấu hiệu nấm thực quản gồm: 

  • Nuốt đau. 
  • Khó nuốt.
  • Khi nuốt có cảm giác vướng, nghẹn.
  • Niêm mạc miệng, lưỡi và cổ họng có màu trắng.
  • Nôn ra máu – đâu là biến chứng nguy hiểm của bệnh nấm thực quản.
  • Sốt.
  • Tiêu chảy.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
Bệnh nhân nấm thực quản thường có triệu chứng nuốt đau, khó nuốt. 
Bệnh nhân nấm thực quản thường có triệu chứng nuốt đau, khó nuốt.

IV – Bệnh nấm thực quản có nguy hiểm không? 

Bệnh nấm thực quản nếu không được điều trị có thể gây viêm loét thực quản, thủng thực quản, hẹp thực quản, chảy máu thực quản. 

Bệnh nấm thực quản có nguy hiểm không
Bệnh nấm thực quản có nguy hiểm không

Không chỉ vậy, nếu nấm Candida tấn công vào các cơ quan nội tạng hoặc toàn thân cũng thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

V – Bệnh nấm Candida có lây không? Lây qua đường nào? 

Nấm thực quản có bị lây không? Nấm Candida không chỉ lan sâu vào nội tạng mà còn lan tới cả miệng, họng. 

Vậy nấm thực quản lây qua đường nào? Nấm thực quản không lây nhiễm qua đường ăn uống hay tiếp xúc với bệnh nhân. Vì thông thường mọi người đều có nấm ở trên các bề mặt niêm mạc, và nấm này chỉ gây hại khi hệ miễn dịch suy giảm.

Nấm Candida có thể lan sâu vào nội tạng và tới cả miệng, họng. 
Nấm Candida có thể lan sâu vào nội tạng và tới cả miệng, họng.

VI – Bệnh nấm Candida kiêng ăn uống gì và nên ăn gì? 

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh nấm thực quản và phục hồi sức khỏe bệnh nhân. Do đó, để giúp bệnh mau khỏi đồng thời phòng ngừa các biến chứng xảy ra, người bệnh nên chú ý tìm hiểu về thực phẩm nên ăn và kiêng ăn. 

1. Nấm thực quản kiêng ăn uống gì? 

Các thực phẩm bệnh nhân nấm thực quản nên kiêng ăn trong quá trình điều trị bệnh gồm: rượu bia, cà phê, socola, đu đủ xanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ…

  • Rượu bia: Thức uống này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm thực quản. Ở giai đoạn bệnh nấm thực quản nặng, rượu bia còn là tác nhân gây ung thư thực quản.   
  • Cà phê: Một số thành phần trong cà phê có thể làm làm tăng các yếu tố gây hại cho thực quản và làm giảm các yếu tố bảo vệ thực quản. Ngoài chất Cortisol gây tăng tiết acid HCl, cà phê còn có pepsin làm giảm tiết chất nhầy có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Rượu bia, cà phê, socola, đu đủ xanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ… là những thực phẩm bệnh nhân nấm thực quản nên kiêng sử dụng. 
Rượu bia, cà phê, socola, đu đủ xanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ… là những thực phẩm bệnh nhân nấm thực quản nên kiêng sử dụng.
  • Đu đủ xanh: Ăn đu đủ xanh trong thời gian điều trị nấm thực quản có thể khiến bệnh trở nặng hơn. Vì loại quả này có chứa men papain công dụng tương tự  như pepsin của dạ dày là làm mềm thịt. 
  • Socola: Thực phẩm này chữa nhiều sữa và chất béo nên khi tiêu thụ sẽ gây trào ngược dạ dày thực quản. Lúc này axit từ dạ dày trảo lên kết hợp cùng vi khuẩn gây nấm có thể làm tổn thương thực quản nghiêm trọng.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Nhóm thức ăn này có hàm lượng chất béo cao vừa không tốt cho sức khỏe vừa khiến cho dạ dày tăng tiết dịch axit gây trào ngược thực quản

Ngoài ra, bện nhân nấm thực quản cũng nên kiêng ăn bánh kẹo, đồ ăn ngọt, nước uống có gas, đồ ăn nhanh, thực phẩm cay nóng, quá nóng hoặc quá lạnh.

2. Nấm thực quản nên ăn gì?

Bệnh nhân nấm thực quản nên ăn các thức ăn/thực phẩm dễ nuốt và dễ tiêu hóa ở dạng súp, cháo. Đồng thời cần ăn đa dạng các nhóm dưỡng chất như tinh bột, chất đạm, chất xơ, protein… để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch giúp sớm khỏi bệnh.

Mặt khác, người bệnh nên tăng cường uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày để giải độc cơ thể. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống nước canh rau củ, nước ép trái cây… 

Người bị nhiễm nấm thực quản nên ăn các thức ăn dễ nuốt và dễ tiêu hóa ở dạng súp, cháo.
Người bị nhiễm nấm thực quản nên ăn các thức ăn dễ nuốt và dễ tiêu hóa ở dạng súp, cháo.

VII – Cách điều trị nấm Candida hiệu quả

Vậy bệnh nấm thực quản có chữa được không? Và các chữa như thế nào? Hiện nay, người bệnh có thể lựa chọn 1 trong 2 cách điều trị nấm thực hiện phổ biến hiện nay là Đông y và Tây y. Cụ thể: 

1. Chữa trị nấm thực quản bằng Tây y

Tùy vào mức độ nhiễm nấm và triệu chứng của bệnh, sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh.

Trong điều trị nấm thực quản, thuốc kháng nấm Fluconazol (fluconazol nấm thực quản) được chỉ định phổ biến vì vừa hiệu quả vừa ít gây các tác dụng phụ cho gan và thận. Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng nấm fluconazole uống, trường hợp nặng cần phải truyền tĩnh mạch.

Thuốc kháng nấm Fluconazol được sử dụng nhiều trong điều trị nấm thực quản
Thuốc kháng nấm Fluconazol được sử dụng nhiều trong điều trị nấm thực quản

Trường hợp tình trạng bệnh không thuyên giảm sau khi dùng thuốc điều trị nấm thực quản fluconazole hoặc chống chỉ định với loại thuộc này thì bác sĩ có thể kê loại thuốc thuốc trị nấm thực quản khác. 

2. Chữa nấm thực quản bằng Đông y

Nấm thực quản theo Đông y nguyên nhân là do liên quan đến khí huyết bị tổn thương và cơ thể bị nóng trong khiến cho mạch nhâm xung bị tổn thương. Để chữa trị bệnh cần điều hòa khí huyết, dưỡng can thận, sơ can và bồi bổ tỳ vị. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa nấm thực quản bạn có thể tham khảo:

  • Bài thuốc số 1: Cho 20g bạch truật, 16g đẳng sâm, 16g hoài sơn, 12g sài hồ, 12g sa tiền tử, 4g cam thảo, 12g bạch thược, 8g trần bì, 8g bạch đới tử sao và 8g thương truật vào trong ấm sắc thuốc. Đổ 3 bát nước vào rồi tiến hành đun trên lửa nhỏ cho tới khi còn 1 bát là được. Chia thuốc làm 2 phần và uống hết trong ngày.
Chữa nấm thực quản bằng thuốc Đông Y
Chữa nấm thực quản bằng thuốc Đông Y
  • Bài thuốc số 2: Cho 12g bạch truật, 16g khiếm thực, 12g đẳng sâm, 4g bán hạ chế, 8g phụ linh, 8g trần bì, 8g kim anh, 12g liên nhục và 4g cam thảo vào ấm sắc. Đổ 1 lít nước vào đun sôi lên sau đó đun nhỏ lửa cho tới khi lượng nước còn khoảng 150ml. Chia nước thành 3 lần uống/ngày.
  • Bài thuốc số 3: Cho 12g thục địa, 12g trạch tả, 8g hoài sơn, 8g sơn thù, 8g thỏ ty tử, 8g đan bì, 8g khiếm thực, 4g phụ tử, 10g bạch linh, 4g nhục quế và 8g tang phiêu tiêu vào ấm sắc. Đổ 5 bát nước vào ấm rồi đêm sắc cho tới khi còn 2 bát. Chia nước thuốc thành 2 lần uống/ngày.

VIII – Cách phòng tránh nấm thực quản

Bất kỳ ai đều có nấm tồn tại trên bề mặt của lớp niêm mạc, và nấm chi phát triển và lây lan khi hệ miễn dịch suy giảm. Do đó để phòng tránh bệnh nấm thực quản, bạn cần tuân thủ thực hiện một số điều sau:

  • Không sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người khác, đăc biệt là người đang bị bệnh. 
  • Không quan hệ tình dục với người đang bị bệnh nấm thực quản.
  • Chăm sóc răng miệng thật tốt bằng cách súc miệng với nước muối, đánh răng hàng ngày. 
  • Uống đủ từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, ngoài nước lọc bạn có thể uống nước ép trái cây, sữa, rau củ…
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh, tập thể thao mỗi ngày.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế uống bia, rượu.
  • Không tự ý uống hoặc lạm dụng thuốc ức chế miễn dịch khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Bệnh nhân nhiễm HIV cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ đồng thời thăm khám định kỳ để tránh bệnh tiến triển nặng.

Có thể thấy tuy là bệnh lý tiêu hóa thường gặp nhưng nếu chủ quan không điều trị sớm thì nấm thực quản có thể dẫn tới viêm loét thực quản, thủng thực quản, hẹp thực quản, chảy máu thực quản. Do đó, ngay khi phát hiện có dấu hiệu bị nhiễm nấm thực quản, bạn hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt để phòng ngừa biến chứng.

Tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả:

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.