Hậu môn chảy dịch có mùi hôi, màu vàng nâu: Nguyên nhân, xử lý

Hậu môn chảy dịch có mùi hôi có nguy hiểm không? Liệu đây có phải là triệu chứng của ung thư hậu môn hay không? Hãy cùng yumangel tìm hiểu về các triệu chứng cũng như chẩn đoán tình trạng hậu môn chảy dịch vàng hôi trong bài phân tích dưới đây.

I. Hậu môn chảy dịch có mùi hôi là gì?

Hậu môn chảy dịch có mùi hôi là tình trạng vùng hậu môn tiết ra chất lỏng (dịch) kèm theo mùi khó chịu, bất thường. Đây là một dấu hiệu cảnh báo cần được chú ý, bởi nó thường là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, đặc biệt là các tình trạng viêm nhiễm hoặc tổn thương ở khu vực hậu môn – trực tràng.

Dịch chảy ra có thể có nhiều dạng khác nhau, từ dịch nhầy, mủ, máu hoặc hỗn hợp, và mùi hôi có thể đa dạng từ mùi tanh, mùi thối, mùi nồng hoặc mùi chua, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu, mất vệ sinh mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Việc nhận biết sớm và hiểu rõ về triệu chứng này là rất quan trọng để có thể tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

hậu môn chảy dịch có mùi hôi

II. Nguyên nhân hậu môn chảy dịch có mùi hôi

Hậu môn chảy dịch có mùi hôi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu liên quan đến các vấn đề nhiễm trùng hoặc bệnh lý tại vùng hậu môn trực tràng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

1. Nhiễm trùng hậu môn

Đây là tình trạng vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm ở vùng da hoặc mô mềm xung quanh hậu môn. Vi khuẩn có thể thâm nhập qua các vết nứt, tổn thương nhỏ hoặc vết trầy xước ở da hậu môn. Khi bị nhiễm trùng, dịch tiết ra thường có mùi tanh, hôi và đôi khi có thể lẫn mủ.

Dấu hiệu đặc trưng:

  • Dịch có màu vàng hoặc xanh, có thể loãng hoặc sền sệt.
  • Mùi hôi tanh, thường giống mùi mủ nhiễm khuẩn.
  • Có thể kèm theo sưng, nóng, đau rát quanh vùng hậu môn.

Mức độ nhiễm trùng càng nặng, dịch càng nhiều và mùi càng nồng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và tâm lý người bệnh.

2. Áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn là một tình trạng nghiêm trọng hơn, xảy ra khi có sự tụ mủ ở các tuyến hoặc mô mềm xung quanh hậu môn. Đây thường là hậu quả của nhiễm trùng không được điều trị kịp thời. Các dấu hiệu điển hình của áp-xe hậu môn bao gồm:

  • Sưng đau rõ rệt tại vùng hậu môn.
  • Da vùng đó đỏ nóng khi chạm vào.
  • Dịch chảy ra thường là mủ vàng đặc, có mùi hôi nồng nặc.

hậu môn chảy dịch có mùi hôi

3. Rò hậu môn

Rò hậu môn là biến chứng của áp xe hậu môn không được điều trị dứt điểm, tạo thành một đường hầm nhiễm trùng từ ống hậu môn ra ngoài da. Đặc điểm của rò hậu môn là:

  • Dịch chảy liên tục, kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
  • Dịch thường nhầy, có mủ, mùi hôi rất nặng và dai dẳng, không giảm dù vệ sinh kỹ.
  • Xuất hiện một hoặc nhiều lỗ nhỏ quanh hậu môn là miệng rò.
  • Gây ẩm ướt, đau nhức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống.

4. Bệnh lây qua đường tình dục (STDs)

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có thể gây ra tình trạng chảy dịch hậu môn có mùi hôi, đặc biệt nếu có quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Các bệnh như lậu, chlamydia, hoặc herpes sinh dục có thể gây:

  • Dịch nhầy bất thường, có thể màu trắng đục, vàng, xanh, hoặc lẫn máu.
  • Mùi hôi hăng khó chịu, thường đi kèm cảm giác ngứa, rát, nóng bỏng.
  • Có thể nổi mụn nước, mảng loét, chảy dịch quanh vùng hậu môn.

Không chỉ dừng lại ở việc gây mùi khó chịu hay mất thẩm mỹ, tình trạng hậu môn chảy dịch có mùi hôi nếu kéo dài mà không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm chất lượng sống và ảnh hưởng đến nhunqgx người xung quanh.

hậu môn chảy dịch có mùi hôi

III. Cách phân biệt dịch hậu môn hôi và không mùi

Việc nhận biết sự khác biệt giữa dịch hậu môn có mùi và không mùi là rất quan trọng để bạn có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của mình. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giúp bạn dễ dàng phân biệt:

Đặc điểm Dịch hậu môn không mùi Dịch hậu môn có mùi hôi
Màu sắc Thường là nhầy trong, đôi khi hơi trắng đục. Có thể có màu vàng, đục, xanh hoặc thậm chí là nâu.
Mùi Không có mùi hoặc có mùi rất nhẹ, không khó chịu. Có mùi nặng, khó chịu (mùi tanh, thối, hôi nồng).
Kết cấu Dạng nhầy, hơi dính. Có thể đặc, lỏng, hoặc lợn cợn, đôi khi lẫn máu hoặc mủ.
Dấu hiệu kèm theo Không kèm các triệu chứng như đau, ngứa, sưng tấy, nóng rát hay sốt. Có thể xuất hiện do tăng tiết chất nhầy sinh lý hoặc rối loạn tiêu hóa nhẹ. Thường đi kèm các dấu hiệu viêm nhiễm như: đau rát, ngứa ngáy dữ dội, sưng tấy, nóng đỏ quanh vùng hậu môn, và có thể có sốt.
Nguyên nhân tiềm ẩn Tăng tiết dịch nhầy tự nhiên, rối loạn tiêu hóa nhẹ, táo bón hoặc tiêu chảy nhẹ. Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm (ví dụ: áp xe hậu môn, rò hậu môn, viêm đại tràng, các bệnh lây truyền qua đường tình dục).
Mức độ nghiêm trọng Thường là tình trạng lành tính, ít đáng lo ngại. Là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm, cần thăm khám bác sĩ.

IV. Hậu môn chảy dịch có mùi hôi có lây không?

Có thể có hoặc không, tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng dịch hôi ở hậu môn. Một số trường hợp chỉ là phản ứng viêm nhẹ hoặc rối loạn tiêu hóa, không gây lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu dịch tiết có mùi hôi có thể là do nhiễm trùng vi khuẩn, virus hoặc bệnh lây qua đường tình dục, thì nguy cơ lây lan sang người khác là hoàn toàn có thể xảy ra.

1. Các trường hợp không lây nhiễm

  • Nguyên nhân do rối loạn tiêu hóa nhẹ, tăng tiết chất nhầy, táo bón hoặc tiêu chảy gây kích ứng niêm mạc hậu môn.
  • Không kèm theo máu, mủ, sốt hay tổn thương da vùng hậu môn.
  • Dịch không mùi hoặc chỉ hơi có mùi, không có biểu hiện viêm nhiễm rõ rệt.

Trong các trường hợp này, hậu môn chảy dịch có mùi hôi sẽ không lây nhiễm và có thể được cải thiện bằng chế độ ăn uống hàng ngày và nghỉ ngơi hợp lý.

2. Các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao

Trường hợp nguy cơ Có thể lây qua Đặc điểm đi kèm
Bệnh lây qua đường tình dục (STDs): lậu, chlamydia, herpes, HPV – Quan hệ không an toàn

– Tiếp xúc da kề da, dịch nhầy

– Dịch có mùi hôi, lẫn mủ/máu

– Có vết loét, u nhú, ngứa, đau, sưng nóng hậu môn

Nhiễm khuẩn hậu môn – trực tràng: tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh… – Dùng chung khăn tắm, đồ lót

– Tiếp xúc với vùng da tổn thương

– Mủ vàng/đục

– Vùng hậu môn đỏ, sưng, đau, có thể sốt nhẹ đến sốt cao

3. Những con đường lây truyền thường gặp

  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch hoặc vùng da bị tổn thương. Ví dụ: tay chạm vào hậu môn viêm rồi đưa lên miệng, mắt, da hở…
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân không được sát khuẩn kỹ. Ví dụ: khăn tắm, quần lót, bồn cầu, chăn ga…
  • Quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt qua đường hậu môn sẽ tăng  nguy cơ lây nhiễm rất cao do dễ trầy xước niêm mạc.

4. Khuyến nghị

Khi nhận thấy dịch hậu môn có mùi hôi kèm theo dấu hiệu như mủ, máu, đau rát hoặc sưng nóng, rất có thể nguyên nhân xuất phát từ tình trạng viêm nhiễm nặng hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong trường hợp này, việc chủ động xử lý kịp thời là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa biến chứng và tránh lây lan cho người xung quanh.

Dưới đây là những việc bạn cần làm ngay:

4.1. Ngưng quan hệ tình dục, kể cả khi sử dụng bao cao su

Dù dùng bao cao su, bạn vẫn có thể lây hoặc bị lây bệnh qua tiếp xúc da, niêm mạc vùng tổn thương. Do đó, hãy tạm dừng mọi hình thức quan hệ tình dục, đặc biệt là quan hệ qua đường hậu môn, cho đến khi có chẩn đoán rõ ràng và điều trị dứt điểm.

hậu môn chảy dịch có mùi hôi

4.2. Không dùng chung đồ dùng cá nhân

Một số tác nhân gây bệnh như virus herpes, HPV hoặc vi khuẩn tụ cầu có thể tồn tại và lây qua các vật dụng hàng ngày như khăn tắm, quần lót, ga giường… Vì vậy, trong thời gian nghi ngờ hoặc đang điều trị, hãy:

  • Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân
  • Giặt riêng đồ lót bằng nước nóng nếu có thể
  • Vệ sinh bồn cầu bằng dung dịch sát khuẩn sau mỗi lần sử dụng

hậu môn chảy dịch có mùi hôi

5. Đi khám sớm tại cơ sở y tế chuyên khoa

Việc thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa đóng vai trò rất quan trọng. Tại đây, bạn sẽ được đánh giá đầy đủ tình trạng sức khỏe hậu môn – trực tràng, từ đó xác định chính xác nguyên nhân gây chảy dịch hôi. Việc phân biệt giữa các dạng viêm nhiễm thông thường và các bệnh lý nghiêm trọng hơn như lậu, chlamydia hay áp xe hậu môn là yếu tố quan trọng để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Điều này không chỉ giúp kiểm soát hiệu quả triệu chứng, ngăn ngừa tái phát mà còn hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm cho người thân và bạn tình.

V. Biến chứng nếu không điều trị kịp thời

1. Nhiễm trùng lan rộng 

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất cuẩ hậu môn chảy dịch có mùi hôi là nhiễm trùng lan rộng, thường xảy ra khi tình trạng viêm mủ ở hậu môn không được xử lý kịp thời. Ổ viêm có thể lan sâu vào mô mềm vùng chậu, tầng sinh môn và gây hoại tử mô.

Theo Annals of Coloproctology (2019), khoảng 10–15% các trường hợp áp-xe quanh hậu môn có nguy cơ diễn tiến nghiêm trọng nếu không được can thiệp dẫn lưu sớm.

Trong một số trường hợp nặng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng huyết, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và cần được cấp cứu khẩn cấp.

2. Rò hậu môn mạn tính

Hậu môn chảy dịch có mùi hôi còn có thể là biểu hiện của áp xe hậu môn. Bệnh này nếu không được điều trị dứt điểm rất dễ chuyển thành rò hậu môn. Đây là một tình trạng nhiễm trùng mạn tính, khiến người bệnh phải sống chung với:

  • Dịch mủ chảy liên tục kèm mùi hôi khó chịu.
  • Viêm tái phát nhiều lần, khó lành tự nhiên.
  • Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội khi đi đại tiện, ngồi lâu.
  • Nhiều trường hợp cần phẫu thuật cắt đường rò và phải mất nhiều tuần đến vài tháng để hồi phục hoàn toàn.

hậu môn chảy dịch có mùi hôi

3. Ảnh hưởng đến chất lượng sống và tâm lý

Không chỉ gây ảnh hưởng thể chất, tình trạng dịch tiết hôi kéo dài còn làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng sống và ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Mùi hôi từ hậu môn khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp và hạn chế trong các hoạt động xã hội.

  • Tình trạng ẩm ướt và khó chịu vùng hậu môn ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống hàng ngày, đặc biệt là quan hệ tình dục.
  • Một số người có thể rơi vào trạng thái lo lắng kéo dài, stress hoặc trầm cảm nhẹ nếu bệnh tái phát liên tục mà không tìm được phương pháp điều trị hiệu quả.
  • Đặc biệt, khi triệu chứng xuất hiện ở người trẻ tuổi, ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân và hiệu suất lao động.

hậu môn chảy dịch có mùi hôi

4. Nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình hoặc người thân

Nếu nguyên nhân gây hậu môn chảy dịch có mùi hôi là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia hoặc herpes sinh dục, thì người bệnh có khả năng lây nhiễm cho người khác ngay cả khi chưa có biểu hiện rõ ràng.

  • Vi khuẩn, virus có thể lây qua dịch tiết hậu môn, tiếp xúc da – da hoặc dùng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần lót, bồn vệ sinh.
  • Việc quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt qua đường hậu môn, làm tăng nguy cơ lây lan bệnh cho bạn tình lên gấp nhiều lần.
  • Những trường hợp nhiễm không triệu chứng có thể trở thành nguồn lây tiềm ẩn cho cộng đồng nếu không được phát hiện và kiểm soát đúng cách.

hậu môn chảy dịch có mùi hôi

V. Cách xử lý nhanh khi hậu môn chảy dịch có mùi hôi

Khi phát hiện hậu môn chảy dịch có mùi hôi, điều quan trọng là bạn cần giữ bình tĩnh và biết xử lý đúng cách để tránh nhiễm trùng lan rộng hoặc làm tình trạng tồi tệ hơn.

1. Xử lý ngay tại nhà

1.1. Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, đúng cách

Giữ vùng hậu môn luôn sạch sẽ là bước đầu tiên và quan trọng nhất để kiểm soát mùi hôi và ngăn nhiễm trùng lan rộng.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước ấm sạch để rửa nhẹ vùng hậu môn 2–3 lần mỗi ngày, đặc biệt sau khi đại tiện.
  • Dùng khăn bông sạch hoặc bông y tế mềm để lau khô hoàn toàn, tránh để ẩm ướt.
  • Không dùng xà phòng, dung dịch có hương liệu hoặc sát khuẩn mạnh (cồn, oxy già), vì dễ gây kích ứng hoặc làm tổn thương lan rộng hơn.

Bạn không nên chà xát mạnh khi vệ sinh để tránh làm vỡ các tổn thương viêm hoặc mụn mủ đang có sẵn.

1.2. Giữ vùng hậu môn luôn khô thoáng

Môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển mạnh, do đó cần giữ vùng hậu môn khô thoáng trong suốt cả ngày.

Hướng dẫn:

  • Sau khi vệ sinh sạch sẽ, có thể đặt một miếng khăn giấy sạch hoặc bông mỏng vào đáy quần lót để thấm hút dịch.
  • Thay quần lót ít nhất 2 lần/ngày hoặc ngay khi thấy ẩm.
  • Ưu tiên mặc quần lót vải cotton thoáng khí, tránh mặc đồ bó sát hoặc chất liệu nylon bí hơi.
  • Trong trường hợp đổ mồ hôi nhiều ở vùng mông, có thể sử dụng phấn rôm trẻ em không mùi, rắc nhẹ một lớp mỏng để hút ẩm (trừ khi có vết thương hở).

hậu môn chảy dịch có mùi hôi

1.3. Không nên quan hệ tình dục

Nếu nguyên nhân chảy dịch có liên quan đến bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, việc quan hệ trong giai đoạn này không chỉ khiến những tổn thương nặng thêm mà còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình.

  • Nên ngưng quan hệ tình dục hoàn toàn, đặc biệt là quan hệ qua đường hậu môn, cho đến khi được bác sĩ chẩn đoán và điều trị dứt điểm.
  • Việc tạm ngưng sinh hoạt tình dục còn giúp hậu môn có điều kiện phục hồi và giảm nguy cơ biến chứng.

1.4. Theo dõi sát các dấu hiệu bất thường

Việc theo dõi chi tiết diễn tiến của triệu chứng sẽ rất hữu ích khi bạn đi khám, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và nhanh chóng hơn về tình trạng bệnh lý của bạn.

Bạn nên ghi chú:

  • Thời điểm bắt đầu chảy dịch
  • Màu sắc (vàng, xanh, nhầy hay lẫn máu)
  • Mùi (hôi nhẹ, hôi nồng, tanh, hoặc mùi mủ)
  • Các triệu chứng đi kèm: sốt, đau rát, ngứa, nổi mụn quanh hậu môn…

hậu môn chảy dịch có mùi hôi

2. Khi nào cần đi khám gấp?

Mặc dù có thể thực hiện một số biện pháp xử lý bệnh tại nhà, nhưng hậu môn chảy dịch có mùi hôi thường là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe đáng lưu tâm. Bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Dịch chảy ra nhiều, liên tục và có mùi hôi nồng nặc: Đặc biệt nếu dịch có màu vàng đục, xanh hoặc có lẫn máu/mủ rõ rệt. Đây có thể là dấu hiệu của áp xe hoặc rò hậu môn.
  • Kèm theo đau dữ dội ở vùng hậu môn: Cơn đau có thể liên tục, âm ỉ hoặc đau nhói khi đi lại, ngồi hoặc đại tiện. Đau là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm nhiễm đã tiến triển.
  • Sưng, nóng, đỏ ở vùng hậu môn: Đây là các dấu hiệu kinh điển của viêm cấp tính hoặc áp xe đang hình thành.
  • Sốt, ớn lạnh: Sốt là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại nhiễm trùng, thường là nhiễm trùng đã lan rộng hoặc khá nghiêm trọng.
  • Cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Đây là dấu hiệu toàn thân cho thấy cơ thể đang bị ảnh hưởng bởi quá trình bệnh lý.
  • Các triệu chứng không cải thiện sau vài ngày áp dụng các biện pháp vệ sinh tại nhà: Nếu tình trạng không thuyên giảm hoặc có xu hướng nặng hơn, bạn cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị chuyên sâu.
  • Tiền sử có quan hệ tình dục không an toàn hoặc có yếu tố nguy cơ nhiễm STDs: Nếu nghi ngờ nguyên nhân do bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn cần đi khám để được xét nghiệm và điều trị kịp thời, tránh lây nhiễm cho người khác và biến chứng cho bản thân.

hậu môn chảy dịch có mùi hôi

Hậu môn ra dịch có mùi hôi là triệu chứng bất thường, nếu để kéo dài hậu môn chảy dịch có mùi hôi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm lan rộng, viêm nhiễm phụ khoa hay ung thư hậu môn. Do đó, bạn nên đi thăm khám sớm nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào để được điều trị sớm và dứt điểm.

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *