U nhú thực quản là bệnh lý lành tính, ít gây biến chứng nguy hiểm và không có dấu hiệu rõ ràng nên rất ít bệnh nhân chú ý điều trị. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá chủ quản vì các khối u nhú thực quản có kích thước lớn hoàn toàn có thể gây ung thư hóa, chèn ép tới đường tiêu hóa. Cùng yumangel tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.
Mục lục
I – Bệnh U nhú thực quản là gì?
U nhú thực quản là khối u biểu mô lành tính và phát triển chậm. Đây là bệnh lý ít gặp, chiếm tỷ lệ 0,01 -0,45% trong số bệnh nhân nội soi tiêu hóa trên.
U nhú thực quản có 2 loại là u nhú thực quản lành tính và ác tính. Để xác định được là u lành tính hay ác tính thì bác sĩ cần tiến hành sinh thiết sinh thiết qua nội soi làm xét nghiệm giải phẫu bệnh để xác định chính xác.
II – Nguyên nhân gây u nhú thực quản
Hiện nay y học hiện đại vẫn chưa chắc chắn về nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể có liên quan tới virus HPV – đây là 1 loại virus đã được chứng minh là liên quan đến ung thư cổ tử cung và thanh quản.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân gây u nhú thực quản có liên quan tới sự kích thích kéo dài và quá trình viêm mạn tính, chẳng hạn như: viêm loét thực quản, trào ngược thực quản – dạ dày, chấn thương, sử dụng bia, rượu, hút thuốc lá.
Bệnh u thực quản có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến là ở các đối tượng trên 50 tuổi. Theo một số nghiên cứu, u nhú thực quản gặp ở nữa nhiều hơn nam.
III – Biểu hiện bệnh u nhú thực quản
Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân khi bị u thực quản không rõ ràng. Các dấu hiệu bệnh chỉ thực sự rõ ràng khi bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như nội soi dạ dày thực quản.
Khi nội soi có thể nhìn thấy u nhú có kích thước trung bình khoảng 0,5 cm, màu trắng đục hơi hồng trông giống mụn cơm lồi, người bệnh không chỉ cảm giác đau đớn, các u nhú này chỉ nổi lên trên bề mặt niêm mạc. Ở một số bệnh nhân đôi lúc sẽ xuất hiện cảm giác khó chịu hoặc khó nuốt nhưng không quá nghiêm trọng.
IV – U nhú thực quản có nguy hiểm không?
Đa phần các khối u thực quản có kích thước nhỏ dưới 1cm đều là lành tính. Tuy nhiên, với các trường hợp khối u nhú có kích thước lớn có thể gây chèn ép ống tiêu hóa, thậm chí là tiến triển thành ung thư nếu không được can thiệp sớm.
Thường thì, khi khối u nhú có kích thước nhỏ dưới 1cm, bệnh nhân không cần phải tiến hành phẫu thuật mà chỉ cần thường xuyên đi khám để theo dõi tình trạng khối u bằng cách sử dụng phương pháp nội soi thực quản dạ dày tá tràng.
Tuy nhiên, đối với những khối u có kích thước lớn hơn 1cm và bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cao gây ung thư như hút thuốc lá trong nhiều năm, bị bệnh trào ngược dạ dày, nhiễm khuẩn HP, có tiền sử gia đình ung thư, thì việc cắt bỏ khối u và thực hiện giải phẫu bệnh là cần thiết. Đặc biệt, nếu khối u lớn có thể gây chèn ép ống tiêu hóa, thì phẫu thuật trở nên rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân.
V – U nhú thực quản kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng bệnh u nhú thực quản. Do đó, trong quá trình bị bệnh, người bệnh cần chú ý nên ăn và kiêng ăn các thực phẩm dưới đây:
1. U nhú thực quản nên ăn gì?
Bệnh nhân u nhú thực quản nên ăn uống cân bằng các nhóm dưỡng chất, tăng cường trái cây, rau xanh để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng.
Hàm lượng chất xơ cao trong rau củ và hoa quả còn giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ các vi khuẩn có lợi đường ruột phát triển.
Mặt khác, trong rau xanh và hoa quả còn có nhiều hợp chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ngừa nguy cơ ung thư.
Một số thực phẩm bệnh nhân ung thư thực quản nên tăng cường ăn có thể kể đến như: thịt gia cầm, các loại rau màu xanh đậm, các loại hạt, hoa quả giàu vitamin C như kiwi, cam, chanh, bưởi,…
2. U nhú thực quản kiêng ăn gì?
Bên cạnh các thực phẩm nên ăn, bệnh nhân u nhú thực quản cần kiêng hoặc hạn chế ăn một số thực phẩm/thức ăn dưới đây:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào.
- Kiêng uống bia rượu, nước uống có gas.
- Không nên ăn những các thực phẩm lên men như cà muối, dưa muối vì có hàm lượng nitrosamin khá cao nên có thể làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa.
- Không nên ăn đồ cay nóng như tiêu, ớt, gừng, mù tạt… vì sẽ gây kích thích cổ họng, làm thương niêm mạc thực quản.
- Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ và chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, khoai tây chiên… Vì các thực phẩm này chứa nhiều chất phụ gia và bảo quản làm tăng nguy cơ gây ung thư.
- Hạn chế uống cà phê, các loại nước trái cây có vị chua như cam, quýt, cà chua…
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như tôm cua, lạc, đậu tương… để tránh gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
VI – Cách điều trị u nhú thực quản
Tùy thuộc vào kích thước và mức độ nghiêm trọng của u nhú thực quản ở từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:
Thuốc điều trị u nhú thực quản: Phương pháp điều trị bằng thuốc được áp dụng với người bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng, kích thước khối u nhỏ dưới 1cm. Trong quá trình sử dụng thuốc bệnh nhân cần thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, nếu khối u phát triển thì cần phải áp dụng cách điều trị khác.
Phẫu thuật cắt u nhú thực quản: Với các khối u có kích thước lớn trên 1cm và có dấu hiệu tăng theo thời gian có nguy cơ gây ung thư hóa, chèn ép tới đường tiêu hóa thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh cần tiến phẫu thuật cắt bỏ khối u thực quản.
VII – Phòng tránh bệnh u nhú thực quản
Để phòng tránh bệnh u nhú thực quản, ngoài việc áp dụng chế độ dinh dưỡng như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không nằm hoặc vận động mạnh sau khi ăn trong thời gian 2 tiếng đồng hồ.
- Nếu cơ thể đang bị thừa cân, béo phì bạn cần lên kế hoạch giảm cân sớm để có mức cân nặng phù hợp và tốt cho sức khỏe.
- Khi cần uống thuốc điều trị, bệnh nhân nên uống với nước lọc và chỉ nằm sau 30 phút uống thuốc.
- Chỉ uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, vì một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ví dụ như thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc an thần, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc hen…
- Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị kịp thời.
Bệnh u nhú thực quản thường không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng vì vậy bạn cần thăm sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh và có cách khắc phục kịp thời. Tránh tình trạng khối u thực quản phát triển lớn gây chèn ép đường tiêu hóa, nguy hiểm hơn là ung thư.
Xem thêm:
Chưa có bình luận!