Skip to main content

Viêm dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, phác đồ điều trị

Viêm dạ dày không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu mà còn để lại các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Viêm dạ dày cấp có thể điều trị dứt điểm bằng phương pháp nội khoa nhưng viêm dạ dày mạn tính lại khó để khỏi bệnh hoàn toàn.

Yumangel giúp làm giảm nhanh triệu chứng bệnh viêm dạ dày
Yumangel giúp làm giảm nhanh triệu chứng bệnh viêm dạ dày

Mục lục

I. Viêm dạ dày là bệnh gì?

Dạ dày của con người được một niêm mạc dạ dày (một lớp mỏng chất nhầy) bảo vệ khỏi axit tiêu hóa thức ăn hoặc vi khuẩn. Khi một yếu tố nào đó làm suy yếu hay hư hỏng lớp màng nhầy này sẽ gây viêm niêm mạc, viêm dạ dày.

Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây sưng hoặc viêm do vi khuẩn hoặc những tác nhân khác. Theo các chuyên gia sức khỏe, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm dạ dày. Ước tính, khoảng 2/3 dân số thế giới bị nhiễm khuẩn HP. 

Viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc diễn ra âm ỉ và từ từ theo thời gian (viêm dạ dày mãn tính). Viêm dạ dày cấp có thể điều trị dứt điểm bằng thuốc Tây y  nhưng viêm dạ dày mạn tính lại khó để khỏi bệnh hoàn toàn.

Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây sưng hoặc viêm do vi khuẩn hoặc những tác nhân khác.

II. Phân loại viêm dạ dày

Viêm dạ dày được phân thành 3 nhóm chính là viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mãn tính và viêm dạ dày thể đặc hiệu. Cụ thể:

1. Viêm dạ dày cấp tính

 Viêm dạ dày cấp là tình trạng cơn đau thượng vị xuất hiện bất ngờ gây ra những bất tiện khó chịu trong hoạt động ăn uống. Các triệu chứng của viêm dạ dày cấp tính  sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn, dao động từ 5 – 7 ngày.

Bệnh nhân viêm dạ dày cấp tính có thể không cần điều trị, chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng để giảm thiểu và hỗ trợ dạ dày phục hồi tổn thương.

Viêm dạ dày cấp tính được chia thành 4 loại là viêm loét dạ dày, viêm dạ dày thể ăn mòng, viêm dạ dày xuất huyết, viêm dạ dày nhiễm khuẩn. Đặc điểm của từng loại như sau:

  1. Viêm loét dạ dày: thường là tình trạng viêm dạ dày nhẹ, xảy ra sau khi ăn phải chất kích ứng, nhiễm trùng hoặc virus.
  2. Viêm dạ dày thể ăn mòn: Thường là do chất kích thích tác động liên tục lên niêm mạc dạ dày, tạo nên những biến đổi nghiêm trọng và sự phù nề đơn điệu của niêm mạc dạ dày. Sau đó, niêm mạc dạ dày có thể bị hoại tử tại chỗ.
  3. Viêm dạ dày xuất huyết: Thể hiện dưới dạng thể ăn mòn đơn độc có kèm theo xuất huyết.
  4. Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn: Xuất hiện các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn. 
Viêm dạ dày cấp là tình trạng cơn đau thượng vị xuất hiện bất ngờ gây ra những bất tiện khó chịu trong hoạt động ăn uống.

2. Viêm dạ dày mạn tính

Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng diễn ra âm ỉ và từ từ theo thời gian. Bệnh thường không có triệu chứng và chủ yếu là phát hiện được do khi nội soi dạ dày. 

Viêm dạ dày mạn chia làm hai loại chính là viêm dạ dày mạn vùng thân vị và viêm dạ dày mạn vùng hang vị. Ngoài những dạng đặc biệt và những thể do độc tố, viêm dạ dày mạn thường thứ phát sau một số rối loạn tiêu hoá kéo dài hoặc rối loạn các chức năng tiêu hoá.

Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng diễn ra âm ỉ và từ từ theo thời gian.

3. Viêm dạ dày thể đặc hiệu

Viêm dạ dày thể đặc hiệu được phân chia thành 6 loại dưới đây:

  1. Viêm dạ dày tăng bạch cầu ái toan: Bạch cầu ái toan thâm nhập vào thành dạ dày và ruột non. Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vùng bị thâm nhiễm. 
  2. Viêm dạ dày dạng thủy đậu: Niêm mạc dạ dày có các nốt rải rác như hình lỗ rốn, có hình bầu giác, thường loét ở đỉnh các nốt này.
  3. Viêm dạ dày u hạt: Bệnh u hạt có thể do nhiễm ký sinh trùng, lao, giang mai… Bệnh rất dễ nhầm lẫn với ung thư.
  4. Lao dạ dày: Lây nhiễm qua đường máu hoặc đường bạch huyết hoặc do lan tỏa của lao hạch. Trường hợp này rất hiếm gặp.
  5. Bệnh Crohn: Tổn thương nằm ở hang – môn vị dạ dày và lan đến tá tràng. Niêm mạc bị thương tổn tương tự như ở ruột non bao gồm loét dạng áp tơ, có nốt, loét không đều và lòng thường bị hẹp lại.
  6. Viêm dạ dày thể giả u lympho: Là một loại phì đại dạng lympho ở niêm mạc và hạ niêm mạc dạ dày, đôi khi có thể lan ra toàn bộ thành dạ dày. 
Viêm dạ dày thể đặc hiệu được phân chia thành 6 loại khác nhau.

Như vậy, chúng ta vừa mới giải đáp câu hỏi viêm dạ dày là bệnh gì. Bây giờ hãy tìm hiểu xem viêm dạ dày nguyên nhân do đâu. 

III. 8 nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày

Bệnh viêm dạ dày có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến hơn ở người trong độ tuổi từ 20 – 40. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng phổ biến là 8 nguyên nhân dưới đây:

1. Do nhiễm khuẩn HP

Nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm dạ dày, trong đó hầu hết là do nhiễm khuẩn HP/ Helicobacter pylori/H. pylori. Vi khuẩn này cư trú ở lớp niêm mạc dạ dày, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và gây bệnh.

Không phải ai bị nhiễm vi khuẩn HP cũng tiến triển thành bệnh viêm dạ dày. Các bác sĩ cho rằng, việc dễ phát triển thành bệnh viêm dạ dày khi nhiễm HP có thể do chế độ ăn uống không lành mạnh, lối sống thiếu lành mạnh như hút thuốc hoặc di truyền.

2. Do thói quen ăn uống thiếu khoa học

Sức khỏe của dạ dày chịu tác động rất lớn từ chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống. Chế độ ăn uống thiếu khoa học như bỏ bữa, uống nhiều bia rượu, ăn đồ ăn thiếu lành mạnh (chua, cay nóng, nhiều dầu mỡ…) là yếu tố làm tăng nguy cơ niêm dạ dày bị tổn thương.

Tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương kéo dài lâu ngày tiến triển thành viêm hoặc loét dạ dày. Nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành ung thư dạ dày đe dọa tính mạng.

3. Do stress, căng thẳng

Căng thẳng, stress là một trong các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh viêm dạ dày khá phổ biến trong xã hội hiện đại, nhất là ở giới trẻ. Tâm lý căng thẳng kéo dài khiến sức khỏe của dạ dày suy giảm và hoạt động kém. Hậu quả là lớp niêm mạc dạ dày dễ bị viêm nhiễm và tổn thương.

4. Do tác dụng phụ của thuốc

Các loại thuốc giảm đau như nhóm NSAIDs có thể gây viêm dạ dày cấp và mạn tính. Nguyên nhân là do dùng thuốc thường xuyên, quá liều hoặc liên tục trong thời gian dài khiến lớp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày bị suy yếu.

Không chỉ gây viêm dạ dày, sử dụng thuốc giảm đau kéo dài còn có thể gây chảy máu dạ dày đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ tuyệt đối theo tư vấn sử dụng.

5. Do tiêu thụ rượu, bia quá mức

Rượu bia và đồ uống chứa cồn gây kích ứng và ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày khiến bộ phận này dễ bị tổn thương và viêm nhiễm. Theo đó, những người uống rượu bia quá mức thường làm tăng nguy cơ bị viêm dạ dày.

6. Do viêm dạ dày tự miễn

Viêm dạ dày tự miễn là tình trạng cơ thể tự tạo ra kháng thể để tấn công chính các tế bào niêm mạc khỏe mạnh ở dạ dày. Phản ứng tự miễn này có thể khiến hàng rào bảo vệ dạ dày bị suy yếu.

7. Do tuổi tác

Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ bị viêm dạ dày cao hơn. Vì càng lớn tuổi, lớp bảo vệ thành dạ dày lại sẽ bị mỏng dần. Mặt khác, so với người trẻ tuổi, người già có nguy cơ nhiễm H. pylori hoặc bị rối loạn tự miễn cao hơn. 

8. Do các bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác

Bệnh viêm dạ dày có thể liên quan đến một số bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác như HIV/AIDS, nhiễm ký sinh trùng, bệnh Crohn… 

Các nguyên nhân chính gây viêm dạ dày.

IV.  Đối tượng dễ mắc bệnh viêm dạ dày 

Viêm dạ dày có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng và lứa tuổi nào nhưng đây không phải là một bệnh phổ biến và dễ mắc phải. Bệnh lý này một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gồm:

  • Người ở độ tuổi từ 20 – 40.
  • Những người sống tại những môi trường không đảm bảo vệ sinh.
  • Người cao tuổi tuổi.
  • Người dùng nhiều thuốc giảm đau chống viêm (NSAIDS).
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu.
  • Người nghiện hút thuốc, uống rượu bia.
  • Người thường xuyên bị căng thẳng, stress.
Người cao tuổi có nguy cơ bị viêm dạ dày cao hơn người trẻ.

V. Bệnh viêm dạ dày có những triệu chứng gì?

Triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm dạ dày là những cơn đau vùng thượng vị. Ngoài ra, bệnh còn gây cảm giác buồn nôn, chán ăn, khó chịu trong bụng và ợ chua, ợ hơi.

Cụ thể, các dấu hiệu viêm dạ dày có thể nhận biết bệnh bao gồm:

  • Đau bụng vùng thượng vị, cơn đau tăng khó đói hoặc sau ăn no hoặc cả hai.
  • Cơn đau bụng dữ dội, đến bất chợt, kéo dài không quá lâu.
  • Cảm giác bụng ậm ạch và khó chịu sau ăn nên ăn ít hơn bình thường.
  • Buồn nôn, đôi khi có thể nôn mửa.
  • Ăn không ngon miệng.
  • Đầy bụng, khó tiêu.
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. 
  • Buồn nôn, nôn, có thể nôn ra máu.
  • Phân có thể có màu đen.
Triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm dạ dày là những cơn đau vùng thượng vị.

Các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày thường bị nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác như loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày. Do đó, người bệnh nên đi thăm khám khi gặp các triệu chứng trên để được chẩn đoán chuyên sâu và kết luận bệnh. 

Điều trị triệu chứng viêm dạ dày với Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel

Thuốc dạ dày chữ Y giúp giảm nhanh triệu chứng viêm dạ dày chỉ sau 5-10 phút
Thuốc dạ dày chữ Y giúp giảm nhanh triệu chứng viêm dạ dày chỉ sau 5-10 phút

Các triệu chứng bệnh viêm dạ dày gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, công việc của người bệnh. Hơn nữa, nếu để có thể gây biến chứng nguy hiểm như chảy máu, ung thư dạ dày…Do đó, ngay khi xuất hiện các triệu chứng trên, bạn có thể uống 1 gói Yumangel giúp dạ dày dễ chịu hơn.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel với thành phần almagate 1g có tác dụng trung hòa acid, giảm nhanh cơn đau dạ dày; các cơn ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị, nóng rát dạ dày…chỉ sau 5-10 phút sử dụng. Yumangel ở dạng hỗn dịch còn tạo lớp màng nhầy bao phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại từ acid dư thừa do rượu bia, đồ ăn cay nóng…

Sản phẩm có vị dễ uống, thiết kế dạng gói nhỏ gọn nên dễ dàng đi để sử dụng khi cần.

video làm sao để viêm dạ dày không trở thành mạn tính

VI. 6 biến chứng có thể xảy ra do bệnh viêm dạ dày

Viêm dạ dày nếu không được kiểm soát tốt và điều trị kịp thời có dẫn tới các biến chứng nặng nề như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày:

1. Chảy máu dạ dày

Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm dạ dày. Lớp niêm mạc của dạ dày bị tổn thương nặng gây xuất huyết khiến người bị nôn và đi ngoài ra máu. 

Trường hợp bị chảy máu dạ dày nhẹ, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như mệt mỏi, đau bụng, suy nhược cơ thể. Trường hợp bệnh nặng, chảy máu dạ dày có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Do đó, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện có triệu chứng bị chảy máu dạ dày.

2. Thủng dạ dày

Viêm dạ dày mãn tính kéo dài với các vết loét niêm mạc dạ dày nghiêm trọng dẫn đến thủng dạ dày.

Khi bị thủng dạ dày, người bệnh thường có các triệu chứng như: đau vùng thượng vị dữ dội, khó thở, cơ bụng căng cứng, mặt mũi tái xanh, tứ chi lạnh, đổ nhiều mồ hôi, hạ huyết áp.

3. Dị sản ruột

Các ổ viêm loét dạ dày mãn tính khiến hình thái và cấu trúc tế bào niêm mạc dạ dày chuyển sang hình thái và cấu trúc tương tự như tế bào niêm mạc ruột. Đây là tình trạng nguy hiểm, là dấu hiệu của tiền ung thư dạ dày.

4. Hẹp môn vị dạ dày

Viêm dạ dày mãn tính trong thời gian dài khiến tổ chức tá tràng trở nên xơ hóa dẫn tới biến chứng hẹp môn vị. Biến chứng này sẽ xuất hiện nếu vị trí viêm loét là ở bờ cong nhỏ gần với môn vị.

5. Teo niêm mạc dạ dày

Tình trạng viêm niêm mạc dạ dày diễn ra trong thời gian dài khiến lớp niêm mạc này sẽ mất khả năng phục hồi và bị viêm teo. Teo niêm mạc dạ dày sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu, thiếu vitamin B12 và rối loạn tâm thần.

6. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm dạ dày. Đây là tình trạng xuất hiện các khối u ác tính trong dạ dày. Ung thư dạ dày gây tỷ lệ tử vong cao thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau ung thư phổi, ung thư gan và đang có xu hướng trẻ hóa.

Ung thư dạ dày có nguy cơ di căn rất cao, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, tỷ lệ điều trị thành công không cao.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm dạ dày nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

VII. Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm dạ dày

Các phương pháp được bác sĩ sử dụng trong chẩn đoán bệnh viêm dạ dày hiện nay gồm:

1. Chẩn đoán lâm sàng

Trong chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân một số câu hỏi về triệu chứng gặp phải, thói quen ăn uống và hoạt, tiền sử bệnh lý để nắm được tình hình cụ thể của người bệnh.

Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài xét nghiệm cận lâm sàng để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Bác sĩ hỏi bệnh nhân một số câu hỏi về triệu chứng gặp phải, thói quen ăn uống và hoạt, tiền sử bệnh lý

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Nội soi là phương pháp chẩn đoán bệnh viêm dạ dày tốt nhất, giúp phân biệt với các bệnh dạ dày khác. Ngoài ra, bệnh nhân có thể cần làm xét nghiệm HP và chụp X-quang.

  • Nội soi đường tiêu hóa trên: Bác sĩ đưa ống nội soi có gắn máy ghi hình nhỏ ở đầu vào dạ dày ruột non. Khi ống nội soi di chuyển trong dạ dày sẽ ghi lại hình ảnh bên trong bộ phận này. Từ đó giúp bác sĩ tìm kiếm các dấu vết viêm trên bề mặt niêm mạc. 
  • Sinh thiết dạ dày: Trong một số trường hợp cần thiết (thường là nghi ngờ tiền ung thư), bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện sinh thiết dạ dày để loại trừ một số bệnh liên quan. 
  • Xét nghiệm H. pylori: Một số xét nghiệm dùng phát hiện vi khuẩn HP là xét nghiệm máu, xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm phân.
  • Chụp X-quang đường tiêu hóa: Phương pháp này sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh của các cơ quan dạ dày, thực quản và ruột non. Để nhìn rõ hơn trên hình ảnh kết quả, bệnh nhân sẽ cần uống thuốc cản quang theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nội soi đường tiêu hóa trên giúp chẩn đoán bệnh viêm dạ dày chính xác.

VIII. Cách điều trị bệnh viêm dạ dày hiệu quả 

Viêm dạ dày lâu năm không được chữa trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày. Vì thế, người bệnh cần được thăm khám và chữa trị ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên.

1. Điều trị bằng thuốc Tây y

Bệnh viêm dạ dày thường được điều trị nội khoa bằng thuốc đường uống. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp với từng trường hợp bệnh. 

Thuốc điều trị viêm dạ dày cấp bao gồm cả loại không kê đơn và kê đơn. Thông thường, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp nhiều loại thuốc để có hiệu quả như mong muốn. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm dạ dày gồm:

  • Thuốc kháng axit: Aluminum phosphalugel hoặc magnesium hydroxide. Tác dụng trung hòa axit dạ dày, nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định liều dùng nhiều lần trong ngày.
  • Thuốc kháng H2: Famotidine (Pepcid ), Cimetidine (Tagamet ). Tác dụng giảm tiết axit dạ dày, bệnh nhân uống trước khi ăn 10 – 60 phút hoặc trước khi đi ngủ.
  • Thuốc ức chế bơm Proton (PPI): Omeprazole (Prilosec ), Esomeprazole (Nexium). Công dụng ức chế sản xuất axit dạ dày, thường uống trước ăn 30 – 60 phút.
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng khi bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP. Thuốc thường dùng là Amoxicillin, Tetracycline, Clarithromycin. Thuốc kháng sinh có thể dùng cùng lúc với thuốc kháng axit, kháng H2 và thuốc ức chế bơm Proton.
Điều trị viêm dạ dày bằng thuốc Tây y.

Thời gian điều trị bệnh viêm dạ dày bằng thuốc kéo dài từ 10 – 28 ngày. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt mọi chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng, thời gian và cách uống thuốc để hạn chế tối đa các vấn đề không mong muốn.

2. Điều trị phẫu thuật

Trong một số trường hợp hiếm gặp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân viêm dạ dày. Cụ thể, phương pháp phẫu thuật được chỉ định khi:

  • Điều trị bằng thuốc không hiệu quả, tình trạng viêm loét không thuyên giảm, thậm chí thường xuyên tái phát ở vị trí cũ.
  • Bệnh viêm dạ dày gây biến chứng như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, dị sản ruột, ung thư dạ dày.
v

3. Điều trị bằng thuốc Đông y

Dưới đây là một số bài thuốc đông y trị viêm dạ dày đã được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý dùng mà cần đi khám để biết được tình trạng viêm dạ dày của mình do đâu. Từ đó có liều lượng và thời gian uống phù hợp nhất.

  • Viêm dạ dày do can vị có khí trệ: Sài hồ 12g, diên hồ 12g, tô ngạnh 12g, hương phụ 12g, cam thảo 4g, bạch thược 12g, bạch linh 12g, xuyên luyện tử 10g, chỉ xác 12g.
  • Viêm dạ dày do Âm hư vị nhiệt: Thanh bì, diên hồ sách 12g, trần bì, đơn bì, sa sâm, ngọc trúc, bạch thược, mạch môn, thạch hộc mỗi vị 12g, chi tử 10g, xuyên luyện tử 10g.
  • Viêm dạ dày do Tỳ vị hư: Đảng sâm, bạch linh, bạch truật, hương phụ (chế) mỗi vị 12g, trần bì, bán hạ (chế/sao tẩm) mỗi vị 8g, sa nhân, mộc hương, cam thảo mỗi vị 4g, gừng khô 4g.
Điều trị viêm dạ dày bằng thuốc Đông y

4. Điều trị bằng thuốc Nam 

Hiện nay dùng thuốc nam để trị viêm dạ dày rất phổ biến. Bạn có thể tham khảo 2 cách chữa viêm dạ dày bằng dân gian từ thuốc nam ngay dưới đây:

  • Cây lược vàng: Lá cây lược vàng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh viêm dạ dày nhớ chứa các chất steroid, flavonoid, quercetin, vitamin C, phytosterol… Thực hiện như sau: Lấy vài lá lược vàng đem đi rửa sạch, ngâm nước muối và vớt ra cho ráo. Thái những lá lược vàng đã rửa sạch thành những miếng nhỏ. Trước khi ăn 30 phút, nhai và nuốt nước. Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần 
  • Lá nhọ nồi: Nhọ nồi được xem là 1 trong những dược liệu quý, được dùng để trị các chứng như: chảy máu dạ dày, đi ngoài ra máu. Thực hiện như sau: Lấy một ít lá nhọ nồi và liên cập thảo cùng 3 – 4 quả táo đem đi rửa sạch. Cho vào nồi sắc với khoảng 1 lít nước, đun sôi cho đến khi cạn còn khoảng 300ml. Đổ ra bát, chia thành 2 phần uống sau bữa ăn trưa, tối. Thực hiện trong vòng 1 tháng, bệnh sẽ cải thiện.
Điều trị viêm dạ dày bằng thuốc Nam.

Ngoài ra, khi các triệu chứng của viêm dạ dày gây khó chịu, người bệnh có thể uống thêm thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Yumangel với thành phần chính là Almagate giúp trung hòa axit dạ dày đồng thời tạo ra một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày. 

IX. Nguyên tắc ăn uống và dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm dạ dày

Viêm dạ dày là bệnh lý ở đường tiêu hóa nên chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến tiến triển của bệnh. Theo đó, bệnh nhân có chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ biến chứng do viêm dạ dày.

1. Nguyên tắc ăn uống đúng cách 

Bệnh nhân viêm dạ dày trong và sau quá trình điều trị cần chú ý một số nguyên tắc ăn uống đúng cách dưới đây:

  • Nấu thức ăn mềm và chín kỹ, nên thái nhỏ để giảm áp lực cho dạ dày.
  • Ăn chậm, nhai kỹ để gia tăng sự bài tiết nước bọt, giúp trung hòa axit trong dạ dày.
  • Chia nhỏ bữa ăn để tránh ăn quá no hoặc tình trạng dạ dày rỗng.
  • Nên ăn thức ăn ấm khoảng 40-45 độ, không nên ăn quá nóng hoặc quá lạnh;.
  • Sau ăn nên nghỉ ngơi, không hoạt động, nằm ngủ hoặc tắm rửa ngay.
Nên nấu thức ăn mềm và chín kỹ, nên thái nhỏ để giảm áp lực cho dạ dày.

2. Thực phẩm nên ăn

Bệnh viêm dạ dày nên ăn gì? Bệnh nhân viêm dạ dày nên ăn các thực phẩm có khả năng bảo vệ và chữa lành các vết loét; thực phẩm giúp giảm tiết hoặc trung hòa axit. Cụ thể:

  • Chuối: Ăn chuối giúp trung hòa axit dịch vị dạ dày nên hỗ kiểm soát và phòng ngừa bệnh viêm dạ dày rất tốt. Pectin – chất xơ hòa tan trong chuối cũng được đánh tốt cho những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Thực phẩm này rất nhiều chất khoáng, chất xơ, vitamin nhóm B cần thiết cho sự chuyển hóa của các chất và tiêu hóa thức ăn. Mặt khác, ngũ cốc nguyên hạt còn rất giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Táo: Hàm lượng pectin – chất xơ hòa tan trong táo rất cao nên khi ăn sẽ hỗ trợ thúc đẩy hoạt động của dạ dày. Bệnh nhân viêm dạ dày nê ăn táo để giảm tải hoạt động cho dạ dày.
  • Bánh mì: Bánh mì có tác dụng thấm hút dịch vị dạ dày, từ đó giảm cơn đau và cảm giác khó chịu.
  • Sữa chua: Giàu probiotic giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, sản sinh lactase và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Đậu bắp: Vitamin như B, C, E, carotene, pectin trong đậu bắp đều là các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và tốt cho dạ dày. Đặc biệt, chất nhầy của đậu bắp chính là protein kết dính, kết hợp với pectin và thành phần dinh dưỡng hỗ trợ chữa lành các vết loét ở dạ dày.
Bệnh nhân viêm dạ dày nên ăn các thực phẩm giúp bảo vệ và chữa lành các vết loét giảm tiết hoặc trung hòa axit.

3. Thực phẩm cần kiêng ăn 

Bệnh viêm dạ dày nên kiêng ăn gì? Để tình trạng viêm dạ dày không tiến triển trầm trọng hơn, bệnh nhân cần tránh tiêu thụ các thực phẩm sau:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa (phô mai, pho mát): Bệnh nhân viêm dạ dày tiêu thụ các thực phẩm này có thể gây đầy bụng, khó tiêu và làm tình trạng viêm nặng hơn.
  • Đồ chiên xào, rán: Nhóm đồ ăn này nhiều dầu mỡ gây khó khăn cho việc tiêu hóa và tăng áp lực hoạt động cho dạ dày.
  • Thức ăn cay: Khi tiêu thụ thức ăn cay như mì cay, kim chia, gia vị tiêu, ớt, tỏi, niêm mạc dạ dày sẽ bị kích ứng nặng nề hơn. Lúc này, các cơ trơn trong ruột co thắt mạnh hơn, khiến cơn đau dạ dày ngày càng khó chịu. 
  • Đồ sống, tái: Các món ăn tái, sống như salad, rau sống, gỏi, nem chua là thực phẩm tối kỵ với bệnh nhân viêm dạ dày. Vì các thực phẩm chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng, khi ăn sẽ gây đau bụng, tiêu chảy và làm tình trạng viêm loét nặng thêm.
  • Đường: Bệnh nhân viêm dạ dày tiêu thụ thực phẩm nhiều đường sẽ kích thích sản xuất axit trong dịch vị khiến tình trạng viêm càng nghiêm trọng.
  • Bia, rượu: Lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn là nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Bệnh nhân viêm dạ dày không nên ăn sữa và các sản phẩm từ sữa, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn cay.

X. Bệnh viêm dạ dày và 15 thắc mắc thường gặp

Khi mắc bệnh viêm dạ dày, bệnh nhân có rất nhiều thắc mắc xung quanh về bệnh lý này cần được giải đáp. Dưới đây là 15 thắc mắc thường gặp nhất về bệnh viêm dạ dày: 

1. Bệnh viêm dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được can thiệp sớm và kịp thời. Nhưng nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Các biến chứng của viêm dạ dày thậm chí còn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh như: ung thư dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày.

2. Khi nào bệnh nhân viêm dạ dày cần gặp bác sĩ?

Viêm dạ dày cấp có thể tự khỏi mà không cần điều trị, người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Viêm dạ dày dù không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài có thể gây xuất huyết tiêu hóa. 

Do đó, người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ ngay nếu các triệu chứng bệnh không thuyên giảm sau khi đã điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt.

3. Điều trị viêm dạ dày trong bao lâu?

Điều trị viêm dạ dày trong bao lâu còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh và sự kiên trì của người bệnh.

Nếu viêm dạ dày do Hp, bạn sẽ có khoảng 10 – 14 ngày uống kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Sau đó, bạn sẽ uống thuốc chữa triệu chứng, liền vết loét trong vòng 4 – 8 tuần.

4. Bệnh viêm dạ dày có lây không?

Bệnh viêm dạ dày vốn không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, đối với những người bị viêm dạ dày do nhiễm trùng vi khuẩn H.pylori thì sẽ có thể lây nhiễm.

Cần lưu ý, việc lây nhiễm ở đây là lây nhiễm vi khuẩn H.pylori thông qua đường ăn uống. Đây là loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm dạ dày phổ biến nhất, nên khi vi khuẩn này lây nhiễm từ người sang người sẽ dễ gây ra bệnh viêm dạ dày.

5. Viêm dạ dày có gây khó thở không?

Viêm dạ dày khó thở không phải là tình trạng hiếm gặp. Bởi vì, cơn đau dạ dày kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu và oxy. Vì vậy, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở và thở dốc.

6. Viêm dạ dày có sốt không?

Viêm dạ dày có thể khiến bệnh nhân bị sốt. Một số biểu hiện của sốt cao là: nhức đầu, ra mồ hôi, chán ăn, mất nước, đau cơ bắp, run…

Trường hợp sốt cao từ 39 – 41 độ có thể gây ảo giác, co giật. Những dấu hiệu này có thể sẽ đe dọa tính mạng người bệnh.

7. Viêm dạ dày gây rối loạn tiêu hóa không?

Viêm dạ dày gây rối loạn tiêu hóa bởi vì lúc này chức năng của dạ dày bị suy giảm, khiến cho thức ăn tiêu hóa gặp khó khăn. Từ đó, sinh ra đầy bụng, khó tiêu… cũng là những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.

8. Viêm dạ dày uống sữa được không?

Uống quá nhiều sữa sẽ kích thích tiết axit, không có lợi cho dạ dày. Đồng thời, những người không tiêu hóa được lactose trong sữa cũng không nên uống sữa.

Tuy nhiên, người bị đau dạ dày vẫn có thể uống sữa với một lượng vừa phải. Vì sữa sẽ giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho người bệnh.

9. Viêm dạ dày nên ăn gì?

Một số thực phẩm tốt cho người bị viêm dạ dày là:

  • Các loại rau như rau bắp cải, cải bó xôi
  • Các loại củ quả như gừng, cà rốt, bí đỏ…
  • Sữa chua, uống nước dừa, ăn đồ khô (bánh mì, bánh quy)…
  • Thực phẩm được nấu nhừ như cháo, súp…

Không chỉ thường xuyên sử dụng các thực phẩm trên, người bệnh cũng nên lưu ý thời gian ăn phù hợp. Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để không gây áp lực lớn cho dạ dày.

10. Viêm dạ dày nên kiêng ăn gì? 

Bệnh nhân viêm dạ dày cần tránh các thực phẩm sau để tránh bệnh trở nặng hơn: sữa, đồ chiên xào, rán nhiều dầu mỡ; thức ăn/gia vị cay nóng; đồ sống, tái; thực phẩm nhiều đường, bia, rượu…

11. Bị viêm dạ dày khi mang thai phải làm sao?

Nếu bị viêm dạ dày, mẹ bầu nhất định phải có sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Vì mẹ bầu sử dụng thuốc tùy tiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để bệnh không tiến triển nặng tương tự như người viêm dạ dày bình thường.

12. Viêm dạ dày ở trẻ có được uống thuốc không?

Muốn biết trẻ em bị viêm dạ dày có được uống thuốc không hay nên uống thuốc gì, bạn nhất định phải đưa trẻ đi khám bác sĩ. Vì cơ địa trẻ em không giống với người lớn, đặc biệt là viêm dạ dày ở trẻ sơ sinh, nếu tùy tiện cho trẻ sử dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ.

Đa phần trẻ em bị viêm dạ dày là do bị nhiễm vi khuẩn Hp từ người lớn. Vì thế, khi bắt đầu cho trẻ sử dụng thuốc, cha mẹ nhất định phải chú ý để trẻ thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc.

13. Viêm dạ dày uống nước cam được không?

Mặc dù nước cam rất tốt cho sức khỏe, nhưng người viêm dạ dày không nên uống nước cam. Vì trong nước cam chứa axit và các chất hữu cơ làm tăng tiết axit dạ dày.

14. Viêm dạ dày uống nghệ được không?

Bệnh nhân viêm dạ dày có thể uống nghệ để chữa bệnh. Vì nghệ có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chức năng dạ dày, đặc biệt chất curcumin trong nghệ có thể tiêu diệt vi khuẩn Hp. 

15. Làm thế nào để phòng ngừa viêm dạ dày?

Để phòng ngừa viêm dạ dày, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Không lạm dụng hoặc hạn chế rượu, bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích.
  • Sử dụng thuốc giảm đau NSAID theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng.
  • Hạn chế ăn nhiều những thức ăn hoặc gia vị cay nóng như mì cay, tiêu, ớt…
  • Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống và chế biến thực phẩm.

Viêm dạ dày là một trong các bệnh tiêu hóa phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là nhiễm khuẩn HP hoặc ăn uống và sinh hoạt không điều độ. Bệnh có thể được điều trị dứt điểm bằng thuốc, bệnh nhân cần chú ý chăm sóc sức khỏe tiêu hóa tốt để giảm tối đa nguy cơ viêm dạ dày mạn tính hoặc gặp biến chứng. 

Trên đây là các kiến thức tổng hợp về viêm dạ dày, hãy để lại comment nếu bạn cần được tư vấn. Hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để được dược sĩ của Yumangel tư vấn trực tiếp nhé!

Xem thêm:

Hở van dạ dày là gì

5/5 - (11 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

9 bình luận cho “Viêm dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, phác đồ điều trị”

  1. AvatarLê Bá Hòa,

    Rất bổ ích

  2. AvatarVăn văn,

    Bị dày thành dạ dày có phải bị viêm dạ dày k ạ

    • Thuốc dạ dày chữ Y - YumangelThuốc dạ dày chữ Y - Yumangel,

      Chào bạn! Không biết bạn đã đi kiểm tra chưa? Chẩn đoán cụ thể của bác sĩ là như thế nào ạ?

    • Avatarlê Văn tý,

      Em chuẩn đoán bị viêm sung huyết hang vị. Bs cho 2 tuần thuốc .mấy ngày đầu uống thuốc thấy bệnh ổn, mấy ngày sau có cảm giác tái lại. em có hút thuốc trong lúc điều trị bệnh. Bs cho em hỏi bệnh này điêù trị bảo lâu ạ và có phải em hút thuốc nên bệnh không tiến triển không ạ

    • Thuốc dạ dày chữ Y - YumangelThuốc dạ dày chữ Y - Yumangel,

      Chào bạn! Hút thuốc có gây ảnh hưởng đến dạ dày đó ạ. Trong quá trình điều trị bạn nên bỏ thuốc lá, các chất kích thích, đồng thời bạn duy trì 1 chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Như vậy thì bệnh sẽ tiến triển tốt hơn ạ

  3. AvatarLê thị Kim oanh,

    Tôi bị viêm dạ dày nhẹ. Đã đi điều trị tại bệnh viện. Đã nội soi dạ dày bác sỹ kết luận viêm dạ dày nhẹ. Dã nội soi đại tràng không có vấn đề gì. Đã chụp tụy, gần ,mật ,phổi cũng không có vấn đề gì. Điều trị kháng sinh liều cao rồi, nhưng bệnh vẫn không đỡ, bụng nôn nào khó chụi, nằm cũng khó, ngồi cũng vậy, đi đi lại thì thấy ok, ăn cơm không thấy ngon khó tiêu, hiện nay chỉ ăn cháo, khó ngủ. Tôi bị tiểu đường tuýp 2 và huyết áp cao. Vậy nhờ bác sỹ chỉ giúp

    • Thuốc dạ dày chữ Y - YumangelThuốc dạ dày chữ Y - Yumangel,

      Chào bạn! Viêm dạ dày có thể gây ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, đau tức vùng thượng vị,… Bạn có uống kháng sinh thì có phải mình đang điều trị Hp không ạ? Bạn hiện đang sử dụng thêm thuốc nào khác không ạ?

  4. Sa dạ dày là như nào vậy bsĩ

    • Thuốc dạ dày chữ Y - YumangelThuốc dạ dày chữ Y - Yumangel,

      Chào bạn! Sa dạ dày là tình trạng sai lệch vị trí của các tạng nói chung và dạ dày nói riêng. Tình trạng này khá hiếm gặp.
      Thông thường, ở bệnh nhân sa dạ dày, đỉnh dạ dày vẫn ở vị trí bình thường, còn đáy dạ dày sẽ nằm thấp hơn so với vị trí bình thường.
      Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết hơn tại bài viết này ạ https://yumangel.vn/benh-sa-da-day/

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.