Vi khuẩn HP lây qua đường nào? HP rất dễ lây lan và có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau, trong đó chủ yếu là qua nước bọt và tiếp xúc cá nhân gần gũi như hôn nhau, dùng chung đồ cá nhân, quan hệ tình dục. Ngoài ra, bi khuẩn HP cũng có thể lây truyền qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm.
Mục lục
- I. Tìm hiểu về vi khuẩn HP và khả năng lây nhiễm
- II. Vi khuẩn HP lây qua đường nào?
- III. Có thể phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP không?
- 1. Kiểm tra vi khuẩn HP khi nghi ngờ bị nhiễm
- 2. Bảo vệ bản thân khi sống chung với người bị nhiễm HP
- 3. Rửa tay sạch sẽ
- 4. Không dùng chung đồ cá nhân
- 5. Thay đổi thói quen ăn uống
- 6. Đảm bảo an toàn thực phẩm
- 7. Khám chữa bệnh, nội soi tại cơ sở uy tín đảm bảo vô trùng
- 8. Ăn uống đầy đủ và cân bằng
- 9. Tránh căng thẳng, tập thể dục thường xuyên
- IV. Nên làm gì khi nghi ngờ bị lây nhiễm HP dạ dày?
I. Tìm hiểu về vi khuẩn HP và khả năng lây nhiễm
Helicobacter pylori (H. pylori/HP) là một loại vi khuẩn sống và phát triển trong dạ dày con người. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HP khoảng 70-80% tùy theo từng nghiên cứu.
H.pylori xâm nhập vào cơ thể qua miệng, di chuyển qua hệ thống tiêu hóa và lây nhiễm vào dạ dày hoặc phần đầu của ruột non. Vi khuẩn hình xoắn ốc sử dụng tiên mao giống như đuôi của nó để di chuyển và chui vào niêm mạc dạ dày, gây viêm.
Không giống như các vi khuẩn khác, vi khuẩn HP có thể tồn tại trong môi trường axit khắc nghiệt của dạ dày vì chúng tạo ra chất trung hòa axit dạ dày. Chất này là urease, phản ứng với urê tạo thành amoniac, gây độc cho tế bào con người. Tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng xảy ra trong dạ dày, HP cũng có thể gây sản xuất quá nhiều axit dạ dày gây loét và ung thư dạ dày.
Ngoài dạ dày, vi khuẩn HP còn được tìm thấy ở miệng (cao răng, nước bọt), ở thực quản, tá tràng, đại tràng và túi thừa Meckel, hay những nơi có dị sản dạ dày… Trong môi trường có axit đậm đặc của dạ dày con người, Vi khuẩn HP được coi là loài vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại và phát triển.
HP là một loại vi khuẩn truyền nhiễm nên rất dễ lây lan. Vi khuẩn HP có khả năng lây truyền từ người sang người thông qua phơi nhiễm qua đường phân/miệng (chẳng hạn như ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc uống nước bị ô nhiễm, hoặc bơi trong vùng nước bị ô nhiễm) hoặc tiếp xúc qua đường miệng/miệng (chẳng hạn như hôn hoặc dùng chung bàn chải đánh răng).
II. Vi khuẩn HP lây qua đường nào?
Vi khuẩn HP rất dễ lây lan. Nhiễm H. pylori có thể lây lan qua hôn, quan hệ tình dục bằng miệng và thực phẩm hoặc nước uống bị ô nhiễm.
Nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh để điều trị H. pylori, bạn vẫn có khả năng lây nhiễm cho đến khi các xét nghiệm cho thấy tình trạng nhiễm trùng đã biến mất.
Theo medicalnewstoday.com, tỷ lệ nhiễm HP rất khác nhau do sự khác biệt về điều kiện kinh tế xã hội và vệ sinh. Ở các khu vực nông thôn đang phát triển, hơn 80% người dân có thể bị nhiễm trùng, so với ít hơn 40% dân số ở các khu vực thành thị phát triển.
Các con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP gồm:
- Đường miệng – miệng.
- Đường phân – miệng.
- Dạ dày – miệng.
- Dạ dày – dạ dày.
- Con đường khác.
Dưới đây là thông tin cụ thể về từng con đường lây nhiễm HP dạ dày:
1. Đường miệng – miệng
Đây là con đường lây truyền chính của vi khuẩn HP. Các chuyên gia cho biết, vi khuẩn Hp không chỉ có trong dạ dày mà chúng ta có thể tìm thấy ở khoang miệng và tuyến nước bọt của người bệnh. Chúng tập trung sống chủ yếu trong mảng bám răng và kẽ răng.
Chính vì vậy, vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua:
- Tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết đường tiêu hóa của người bệnh.
- Dùng chung dụng cụ cá nhân, bàn chải, chén bát, đũa, cốc uống nước, thức ăn…
- Vi khuẩn HP cũng có thể truyền qua đường miệng – miệng khi hai người hôn nhau.
- Lây truyền từ mẹ truyền sang con khi nhai mớm thức ăn.
- Quan hệ tình dục bằng miệng.
Trang healthline.com cho hay, vi khuẩn HP xuất hiện ở khoảng 60% dân số thế giới. Một nghiên cứu năm 2014 trên Tạp chí Tiết niệu Trung Âu cho thấy rằng, có tới 90% những người bị nhiễm H. pylori có thể mang vi khuẩn trong miệng và nước bọt của họ.
Điều này có nghĩa là nhiễm trùng có thể lây lan qua quan hệ tình dục bằng miệng (ngoài hôn) và cũng có thể là nguyên nhân gây viêm niệu đạo. Viêm niệu đạo là tình trạng viêm niệu đạo được điều trị bằng kháng sinh.
2. Đường phân – miệng
Vi khuẩn HP được đào thải qua phân và là nguồn lây lan ra cộng đồng. Cách lây nhiễm cụ thể như sau:
– Tiếp xúc với phân hoặc chất nôn bị nhiễm khuẩn HP.
– Người bị nhiễm vi khuẩn HP trong phân, nếu sau khi đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn có thể làm tăng khả năng lây lan vi khuẩn khi bạn dùng tay bốc thức ăn.
– Do thói quen ăn đồ sống, chưa chín kỹ và không đảm bảo vệ sinh nên có thể bị nhiễm vi khuẩn.
– Ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc uống nước bị ô nhiễm, hoặc bơi trong vùng nước bị ô nhiễm.
– Bên cạnh đó, các động vật trung gian như ruồi, gián, chuột,… cũng chính là tác nhân làm tăng khả năng lây truyền vi khuẩn Hp từ người này sang người khác. Bởi chúng có thể tiếp xúc với môi trường bẩn và bám vào thức ăn của bạn khi bạn không che đậy cẩn thận.
3. Đường dạ dày – miệng
Vi khuẩn HP cũng có khả năng lây nhiễm qua đường dạ dày – miệng nhưng tỷ lệ lây nhiễm thấp.
Thông thường, các trường hợp bị viêm loét dạ dày, đau dạ dày, trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP gây ra thường xuất hiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua hay buồn nôn…
Điều này có nghĩa là vi khuẩn HP sẽ theo đường dạ dày trào ngược lên miệng và thoát ra ngoài. Nếu người bệnh không biết cách vệ sinh sạch sẽ và khử trùng đúng cách sẽ làm tăng tình trạng lây nhiễm sang cho người thân hoặc những người xung quanh.
4. Đường dạ dày – dạ dày
Con đường lây nhiễm vi khuẩn HP này khá phổ biến nhưng lại ít người biết đến. Cụ thể bạn có thể bị nhiễm HP nếu do dùng chung các dụng cụ y tế như nội soi dạ dày hoặc các dụng cụ này không được khử trùng cẩn thận.
Do đó, vi khuẩn HP sẽ bám dính và tồn tại trên thiết bị nội soi. Sau đó, chúng được sử dụng để thăm khám cho người không bị bệnh dẫn đến hiện tượng lây nhiễm tăng cao.
5. Con đường lây lan khác
Ngoài ra, bạn cũng có thể bị lây nhiễm vi khuẩn HP dạ khi dùng chung các dụng cụ y tế như soi tai, dụng cụ nha khoa… với người bệnh nhiễm HP.
III. Có thể phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP không?
Số lượng người nhiễm HP ngày càng gia tăng và vi khuẩn có thể được tìm thấy ngay cả ở những người khỏe mạnh. Mặt khác, hiện vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa H. Vì vậy, ngoài việc áp dụng phương pháp điều trị vi khuẩn HP khi nhiễm bệnh thì việc phòng ngừa nguy cơ tái nhiễm là rất cần thiết.
Các biện pháp giúp ngăn ngừa lây nhiễm HP gồm:
1. Kiểm tra vi khuẩn HP khi nghi ngờ bị nhiễm
Kiểm tra vi khuẩn HP khi có dấu hiệu bị nhiễm vi khuẩn này, mắc bệnh dạ dày được bác sĩ chỉ định điều trị kịp thời, tránh lây nhiễm cho người nhà, bạn bè cũng như cộng đồng.
Nếu gặp phải các triệu chứng tiêu hóa dai dẳng hoặc nghiêm trọng, điều cần thiết là phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Họ có thể đánh giá các triệu chứng và xác định xem có cần xét nghiệm thêm để chẩn đoán nhiễm H. pylori hoặc bất kỳ tình trạng tiềm ẩn nào khác về đường tiêu hóa hay không.
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến vi khuẩn HP dạ dày.
2. Bảo vệ bản thân khi sống chung với người bị nhiễm HP
Khi có người trong nhà bị nhiễm HP bạn cần hạn chế tiếp xúc. Đồng thời nên dùng đũa riêng, rửa sạch bát đĩa, đũa để tránh lây nhiễm.
3. Rửa tay sạch sẽ
Thực hành vệ sinh tốt và rửa tay, đặc biệt là khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn đúng cách để đảm bảo vi khuẩn không còn trú ngụ ở tay.
4. Không dùng chung đồ cá nhân
Ngay cả khi trong nhà không có người bị nhiễm HP, bạn vẫn không nên dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, bát chén, bàn chải đánh răng, khăn mặt, quần áo. Đây là biện pháp rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn HP.
5. Thay đổi thói quen ăn uống
Một số thói quen ăn uống không khoa học làm tăng nguy cơ lây nhiễm HP nên thay đổi như: ăn chung bát, đũa; gắp thức ăn cho nhau; chấm chung một bát nước chấm; nhai mớm thức ăn cho trẻ…
6. Đảm bảo an toàn thực phẩm
Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, hạn chế ăn tại nhà hàng, vỉa hè. Không sử dụng thực phẩm ôi thiu, hư hỏng…
Sử dụng nước sạch để chế biến thực phẩm và rửa sạch dụng cụ nhà bếp. Thực hiện các thói quen ăn uống lành mạnh: ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín kỹ, uống nước sôi, không hút thuốc, uống rượu…
7. Khám chữa bệnh, nội soi tại cơ sở uy tín đảm bảo vô trùng
Khi cần khám chữa bệnh hoặc thực hiện nội soi dạ dày, cần tìm đếm các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo vệ sinh và vô trùng các dụng cụ y tế sau mỗi lần sử dụng.
8. Ăn uống đầy đủ và cân bằng
Có chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng, tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa…
9. Tránh căng thẳng, tập thể dục thường xuyên
Sắp xếp kế hoạch học tập, làm việc và nghỉ ngơi phù hợp; hạn chế tối đa căng thẳng lo lắng trong cuộc sống.
Tập thể dục thường xuyên (ít nhất 30 phút/ngày) để tăng sức đề kháng. Thay đổi thói quen sinh hoạt để có lối sống lành mạnh hơn: ngủ trước 23h, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm; hạn chế tối đa thức khuya, ngủ thiếu giấc…
IV. Nên làm gì khi nghi ngờ bị lây nhiễm HP dạ dày?
Tóm lại, HP một loại vi khuẩn chủ yếu lây nhiễm vào niêm mạc dạ dày và có thể dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa khác nhau, bao gồm đau dạ dày, buồn nôn và đầy hơi. Vi khuẩn HP dễ lây lan và rất có thể lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc giữa người với người, chẳng hạn như: dùng chung đồ cá nhân, bắt tay, hôn nhau, quan hệ tình dục bằng miệng hoặc qua thực phẩm/nước bị ô nhiễm.
Chẩn đoán và điều trị sớm là điều cần thiết để kiểm soát nhiễm HP, tránh lây nhiễm cho người thân và cộng đồng đồng thời ngăn ngừa các biến chứng như loét dạ dày và ung thư dạ dày.
Nếu nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn HP hoặc gặp phải các triệu chứng tiêu hóa dai dẳng và nghiêm trọng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đánh giá và xét nghiệm. Phòng ngừa nhiễm HP bao gồm giữ vệ sinh tốt, tránh dùng chung vật dụng cá nhân, đảm bảo an toàn thực phẩm và thực hiện các biện pháp phòng ngừa nếu được chẩn đoán nhiễm HP.
Bằng cách hiểu rõ sự lây truyền và vi khuẩn HP lây qua đường nào, các cá nhân có thể thực hiện các bước để bảo vệ bản thân và giảm sự lây lan của vi khuẩn này.
Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để gặp trực tiếp dược sĩ của Yumangel nhé.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.emedicinehealth.com/is_h_pylori_contagious/article_em.htm
- https://www.webmd.com/digestive-disorders/h-pylori-helicobacter-pylori
- https://publichealth.arizona.edu/outreach/health-literacy-awareness/hpylori/transmission#:~:text=pylori%20is%20commonly%20transmitted%20person,pylori%20prevalence.
- https://www.vietnam.vn/en/vi-khuan-h-p-gay-viem-da-day-lay-qua-duong-nao/
- https://www.vinmec.com/vi/gastroenterology-hepatobiliary/health-news/how-to-treat-hp-bacteria-with-drugs/
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/is-h-pylori-contagious#contacting-a-doctor
Chưa có bình luận!