Skip to main content

Trẻ ăn cơm sớm có bị đau dạ dày? Cách tập ăn thô cho bé!

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Trẻ ăn cơm sớm có bị đau dạ dày? Đây là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm tìm hiểu khi con bước vào giai đoạn ăn dặm. Vì trên thực tế có rất nhiều thông tin cho rằng, nếu cho con ăn cơm hay ăn thô sớm thì có thể làm tổn thương dẫn tới đau dạ dày. Vậy thực hư thông tin này thế nào? Hãy cùng đi Yumangel đi tìm câu trả lời ngay sau đây!

I – Công dụng của tinh bột với sức khỏe bé

Tinh bột có vai trò rất quan trọng tới sức khỏe, sự phát triển và não bộ của trẻ. Cụ thể:

  • Bổ sung năng lượng: Tinh bột được xem là nguồn năng lượng chính cho trẻ có đủ sức vui chơi, học tập mỗi ngày.

trẻ ăn cơm sớm có bị đau dạ dàyTinh bột có vai trò rất quan trọng tới sức khỏe của trẻ

  • Cung cấp nguyên liệu để cấu tạo nên các tổ chức: Theo các chuyên gia, tinh bột cung tham gia vào cấu tạo của các tổ chức tế bào của cơ thể, điển hình là hệ thần kinh giúp bé phát triển.
  • Tăng khả năng tập trung, phát triển não bộ: Não bộ chỉ sử dụng năng lượng từ Glucose, điều này đồng nghĩa với việc không phải là Lipid hay Protein, chính tinh bột đã cung cấp năng lượng cho não bộ.  Một số nghiên cứu cho thấy, trẻ ăn ít tinh bột sẽ gặp một số vấn đề như mất tập trung, cơ thể mệt mỏi, đặc biệt nếu kéo dài có thể làm suy giảm nhận thức, khả năng phân tích, ghi nhớ.
  • Tăng khả năng bảo vệ và miễn dịch: Theo nhiều dẫn xuất, tinh bột còn tham gia bảo vệ các niêm mạc như mắt, dạ dày hay các khớp vận động,… Ngoài ra, các glycoprotein trong tinh bột còn giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

II – Trẻ ăn cơm sớm có bị đau dạ dày?

Về băn khoăn bé ăn cơm sớm có đau dạ dày hay không, Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel có thể trả lời rằng, hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định việc ăn cơm, ăn thô khiến trẻ bị đau dạ dày. Điều quan trọng là mẹ cần cho bé ăn cơm đúng cách và đúng thời điểm. 

Nguyên nhân khiến trẻ đau dạ dày không phải do “độ thô” của cơm hay thực phẩm trẻ dung nạp, mà là vì vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Trẻ ăn có thể bị đau dạ dày nếu trong cơm có chứa vi khuẩn này.

trẻ ăn thô sớm có đau dạ dàyTrẻ ăn cơm sớm có bị đau dạ dày?

Một số nguồn tin còn cho rằng, việc ăn cơm hay ăn thô sớm còn mang lại rất nhiều lợi ích cho dạ dày so với việc cho trẻ ăn đồ ăn nhuyễn quá lâu. Bởi khi trẻ ăn thô sớm, miệng của bé phải nhai thức ăn, nước bọt được tiết ra sẽ mang theo enzym tiêu hóa một phần thức ăn trước khi nuốt. Đồng thời, dạ dày khi nhận được tín hiệu cũng lập tức tiết các men tiêu hóa để chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiêu hóa thức ăn, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. 

Ngược lại, với những bé ăn đồ ăn mềm và nhuyễn quá lâu sẽ chỉ có thói quen nuốt. Điều này sẽ khiến bé không hình thành được phản xạ nhai nên dạ dày không nhận được các tín hiệu từ não nhận biết việc trẻ đang xử lý thức ăn. Vì vậy, lượng men tiêu hóa tiết ra ít, nên quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên thụ động và lâu hơn.

III – Thời điểm phù hợp cho bé ăn cơm

Tuy ăn cơm không gây bệnh đau dạ dày, nhưng để trẻ hấp thu tốt nhất, các mẹ vẫn cần chú ý về thời điểm ăn cơm phù hợp. Theo các chuyên gia, 19 tháng tuổi chính là thời điểm mẹ có thể cho bé ăn cơm nát hoặc được tán nhuyễn.

bé ăn cơm sớm có đau dạ dày

Sau đó, khi trẻ đã quen dần, mẹ có thể chuyển sang cho trẻ ăn cơm mềm khi được 24 tháng và ăn cơm hạt như người lớn khi được 30 tháng tuổi. Các mẹ cần lưu ý không nên cho ăn cơm quá sớm vì có thể khiến trẻ gặp phải một số vấn đề như: Rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, viêm dạ dày… Ngoài ra, nếu cho trẻ ăn cơm trước 19 tháng, bé còn có thể gặp phải một số tình trạng như chán ăn, ngậm thức ăn, cảm giác ăn không ngon miệng,…

IV – Cần làm gì khi bé mới tập ăn cơm?

Khi mới tập ăn cơm, các bé sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ và lạ lẫm. Lúc này, hơn ai hết bé cần sự đồng hành của mẹ, và mẹ có thể đồng hành cùng bé bằng cách:

1. Làm mẫu cho trẻ

Hãy khuyến khích để trẻ từ cầm thìa xúc cơm ăn, thậm chí là dùng tay để bốc trẻ sẽ thấy hứng thú với việc ăn uống hơn.

Bên cạnh đó, mẹ không nên ép trẻ ăn nếu trẻ không muốn ăn cơm vì sẽ gây tâm lý sợ ăn.

2. Theo dõi bé không rời mắt

Khi bé mới tập ăn thô hoặc ăn cơm thì rất dễ gặp phải tình trạng hóc/nghẹn thức ăn.

ăn thô sớm có đau dạ dày

Do đó, các mẹ cần theo dõi bé trong suốt quá trình ăn để hỗ trợ bé tốt nhất trong việc làm quen với thức ăn mới nhé!

3. Tăng dần lượng cơm

Khi mới cho bé tập ăn cơm, các mẹ nên bắt đầu cho con ăn từ 2-3 thìa cơm nhỏ, vẫn duy trì cho con ăn cháo để bé thích nghi dần.

Sau đó mẹ có thể tăng dần lượng cơm lên theo từng ngày và khả năng ăn của trẻ.

Khi thấy con có thể ăn hoàn toàn cơm thì đây cũng là thời điểm mẹ có thể hoàn toàn cắt bỏ cháo. 

V – Một số lưu ý khi tập cho bé ăn cơm

Để quá trình tập ăn cơm của trẻ diễn ra thuận lợi, hiệu quả và an toàn, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nghiền nát cơm rồi chan với canh: Cách làm này không những không khuyến khích được cửa động nhai mà còn khiến trẻ dễ chán ăn.
  • Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn: Trước các bữa ăn, mẹ không nên cho bé uống sữa, ăn bánh kẹo vì lượng đường ngọt sẽ khiến trẻ có cảm giác no giả nên không muốn ăn cơm hay bất kỳ loại thức ăn nào nữa.
  • Đảm bảo đủ dưỡng chất: Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đủ chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.

trẻ ăn cơm sớm có đau dạ dày

  • Không ép trẻ ăn cơm: Trường hợp trẻ không thích ăn cơm, các mẹ không nên căng thẳng, bạn có thể cho bé  ăn các món khác thay cơm nhưng vẫn đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết. Ví dụ nếu trẻ muốn ăn mì mẹ có thể cho bé ăn nhưng có thể thêm thịt, cá, tôm sau đó cho bé ăn thêm hoa quả.

Như vậy, qua bài viết này, các mẹ có thể thấy đáp án cho câu hỏi trẻ ăn cơm sớm có bị đau dạ dày là không. Tuy nhiên, các mẹ vẫn cần lưu ý cho con tập ăn cơm đúng độ tuổi như các chuyên gia khuyến nghị, không nên cho ăn quá sớm. Tập ăn cơm đúng thời điểm và đúng cách không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp trẻ học cách làm nhuyễn thức ăn, hình thành phản xạ nhai và nuốt thức ăn đặc, cứng tốt hơn. 

Trên đây là một số thông tin về trẻ ăn cơm sớm có bị đau dạ dày không. Hy vọng thông tin trong bài viết này là hữu ích đối với bạn. Chúc bé nhà bạn luôn có một sức khoẻ tốt!

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (5 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.