Skip to main content

Trào ngược dạ dày ăn táo được không? Cách ăn đúng

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Quả táo rất giàu chất khoáng và vitamin tốt cho sức khỏe nhưng người bị trào ngược dạ dày ăn táo được không? Người mắc trào ngược axit có thể ăn táo đỏ, táo ngọt nhưng không nên ăn táo xanh và táo có vị chua.

1. Trào ngược dạ dày ăn táo được không? Tại sao? 

Trào ngược dạ dày xảy ra do cơ thắt thực quản không thể đóng đúng cách. Việc thiếu đóng kín cho phép axit từ dạ dày đi vào cổ họng. Cách điều trị bệnh chủ yếu  là dùng thuốc và phẫu thuật. Tuy nhiên, trước khi áp dụng cách này, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên để kiểm soát chứng trào ngược, trong đó có ăn táo.

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng Dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược cho biết, người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể ăn táo. Tuy nhiên, bạn nên ăn chú ý ăn với lượng vừa đủ và khoa học, không lạm dụng quá mức để tránh gây hại cho sức khỏe.

Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy, những người ăn nhiều trái cây (bao gồm cả táo) có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản thấp hơn 25% so với những người ít tiêu thụ trái cây.

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu khẳng định, người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể ăn táo.

Theo USDA – Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100g táo có chữa các thành phần dinh dưỡng với giá trị như sau:

Dinh dưỡng Giá trị
Calo 52 kcal 
Lipid 0,2 g
Natri 1 mg
Kali 107 mg
Carbohydrate 14 g
Chất xơ 2,4 g
Đường 10g
Protein 0,3g
Vitamin C 4,6 mg
Canxi 6 mg
Sắt 0,1 mg
Magnesi 5mg 
Vitamin B1 (Thiamin) 0.017mg
Vitamin B5 (Acid pantothenic) 0.061mg
Vitamin E 0.18mg
Magie 5mg
Vitamin B3 (Niacin) 0.091mg
Zeaxanthin và Lutein 29g 
Beta-carotene 27g 
Chất béo  0.17g
Vitamin B2 (Riboflavin) 0.026mg
Vitamin B9 (Folate) 3gg
Phốt pho 11mg
Mangan 0.035mg
Vitamin K 2.2g
Vitamin A 3g
Natri 1mg

Có thể thấy, táo là một thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia sức khỏe, người bị trào ngược nên ăn táo để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh trào ngược hiệu quả vì những lý do sau:

1. Nồng độ acid thấp

Nồng độ acid trong táo tương đối thấp nên khi ăn sẽ không gây kích thích dạ dày. Do đó, người bị trào ngược dạ dày có thể yên tâm ăn táo. 

2. Hàm lượng pectin cao 

Hàm lượng chất xơ, đặc biệt là pectin cao trong táo giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Đồng thời làm trơn tru niêm mạc dạ dày từ đó giảm triệu chứng trào ngược dạ dày như khó tiêu, buồn nôn.

Chất Pectin còn có công dụng hấp thụ chất acid trong dạ dày, giúp giảm cảm giác đau rát và châm chích do trào ngược axit gây ra.

Bên cạnh đó, pectin cũng có thể ngăn chặn cholesterol tích tụ trong thành động mạch, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Pectin giúp loại bỏ độc tố có hại ra khỏi cơ thể, thu nhỏ hoặc ngăn ngừa sỏi mật, trì hoãn sự hấp thu glucose ở người mắc bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy, phụ nữ ăn 2 quả táo mỗi ngày sẽ tăng vi khuẩn có lợi trong đường ruột chỉ sau thời gian 2 tuần.

Hàm lượng chất xơ, đặc biệt là pectin cao trong táo giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

3. Đặc tính kiềm

Theo herminahospitals.com, táo chứa các khoáng chất có tính kiềm, chẳng hạn như canxi, magie và kali. Do đó, ăn táo sẽ giúp cân bằng và hạn chế acid dạ dày tăng tiết, nhờ vậy làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh trào ngược.

4. Flavonoid, Polyphenol chống oxy hóa, bảo vệ dạ dày

Các chất chống vi khuẩn và chống oxy hóa tự nhiên trong táo như Quercetin, Polyphenol, Flavonoid và vitamin C có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi vi khuẩn và những tác động xấu từ môi trường bên ngoài. Đồng thời, giảm nguy cơ viêm nhiễm trong dạ dày và tăng cường hệ miễn dịch.

Các hoạt chất này còn có tác dụng loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể đồng thời ngăn chặn sự tổn thương của tia tử ngoại, lối sống không lành mạnh và môi trường ô nhiễm.

5. Cải thiện hệ vi sinh đường ruột

Polyphenol trong táo khi đi vào cơ thể có thể hoạt động như một loại prebiotic nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa. Từ đó, thúc đẩy vi khuẩn có lợi phát triển và chống lại vi khuẩn có hại giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột và tăng cường hệ tiêu hóa.

Polyphenol cũng đã được nghiên cứu và chứng minh là có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

Bệnh nhân trào ngược dạ dày ăn táo còn giúp hạn chế acid dạ dày tăng tiết và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Để ăn táo phát huy tối đa tác dụng và lợi ích với sức khỏe cũng như bệnh trào ngược dạ dày, người bị trào ngược dạ dày cần tìm hiểu để biết cách ăn đúng. Hãy đến với phần nội dung tiếp theo để biết cách ăn táo đúng, hiệu quả và an toàn nhé!

II. Hướng dẫn cách ăn táo đúng cho người bị trào ngược dạ dày

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu cho biết, ăn táo sai cách có thể khiến tình trạng bệnh trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bị trào ngược dạ dày khi ăn táo cần chú ý những vấn đề sau:

1. Loại táo nên ăn

Có rất nhiều loại táo khác nhau và không phải loại táo nào cũng phù hợp với người bị trào ngược dạ dày. Để tránh tác động tiêu cực lên dạ dày, người bị trào ngược dạ dày nên chọn táo có vị ngọt, đủ chín và không quá chua.

Theo medicalnewstoday, các loại táo người bị trào ngược dạ dày được ăn gồm:

  • Táo đỏ: Táo đỏ có vị ngọt nhẹ, khi ăn giòn. Ăn táo đỏ giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng đề kháng, tăng sức khỏe cho tim và xương, giảm nguy cơ tiểu đường, ngừa ung thư, chống hen suyễn.
  • Táo Gala: Được nhập khẩu trực tiếp từ New Zealand, loại táo này có vị ngọt chua cân bằng. Tiêu thụ táo Gala đúng cách giúp hạn chế nguy cơ viêm, chống dị ứng, chống khối u; giảm nguy cơ mắc các bệnh về xơ vữa động mạch và tim mạch; điều hòa huyết áp; hạn chế ung thư ruột kết; tốt cho hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình lão hóa…
  • Táo Honeycrisp: Táo Honeycrisp của Mỹ được yêu thích vì mọng nước, giòn cùng vị chua ngọt dễ chịu. Với thành phần dinh dưỡng dồi dào như vitamin nhóm B (B1, B2) tốt cho não bộ; magie và kali cân bằng áp suất máu, ổn định nhịp tim; chất xơ dồi dào rất lợi cho hệ tiêu hóa, giảm  cholesterol xấu; chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch nhờ vì có vitamin C…
  • Táo Fuji: Táo Fuji có xuất xứ từ Nam Phi, tao ngọt đậm, nhiều nước, mùi thơm đặc trưng, giòn và có  độ cứng vừa phải. Loại táo này giàu kẽm, chất xơ, vitamin C, B1, B2 nên giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ tiểu đường, béo phì và nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, còn có magie và kali trong giúp cân bằng áp suất máu, giữ nhịp đập tim ở trạng thái cân bằng, bảo vệ thành mạch máu.
  • Táo Pink lady: Có nguồn gốc từ New Zealand, táo Pink lady có độ giòn cao, vị ngọt vừa phải và rất mọng nước. Loại táo này chứa rất nhiều dưỡng chất chất xơ, vitamin A, vitamin C, chất chống oxy hóa, khoáng chất giúp làm đẹp da, tốt sự phát triển não bộ, tăng cường hệ miễn dịch, giúp ích cho quá trình tiêu hóa, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp…
Người bị trào ngược dạ dày nên các loại táo có vị ngọt như táo đỏ, táo gala, táo fuji, táo Honeycrisp và  táo Pink lady.

2. Loại táo không nên ăn

Một số loại táo khi ăn vào có thể gây kích thích và làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Vì vậy, người bị trào ngược nên tránh ăn các loại táo sau:

  • Táo xanh: Táo xanh chứa nhiều tanin có thể làm tăng kích thích dạ dày và dẫn đến trào ngược dạ dày. Hơn thế, táo xanh có lượng acid cao hơn nên không tốt cho sức khỏe dạ dày. Trường hợp ăn quá nhiều táo xanh có thể gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày khiến triệu chứng ợ chua, ợ nóng nghiêm trọng hơn.
  • Táo quá chín: Loại táo này có thể chứa nhiều acid malic và enzyme bromelain gây kích thích dạ dày và làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
  • Táo có vị chua: Táo chua có thể làm tăng độ acid trong dạ dày, gây kích thích và tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
Người bị trào ngược dạ dày không nên ăn táo xanh, táo có vị chua.

3. Kiểm soát lượng táo ăn

Mỗi ngày, bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản chỉ nên ăn từ 1 đến 2 quả táo. Lạm dụng ăn nhiều táo có thể làm tăng  áp lực lên dạ dày vì phải hoạt động liên tục và quá mức.

4. Thời điểm ăn

Thời điểm thích hợp để người bị trào ngược dạ dày nên ăn táo là sau bữa ăn trưa khoảng 30 phút. 

Không nên ăn táo vào buổi tối hoặc khi bụng quá đói và sau khi ăn no. Thói quen ăn táo ngay sau khi vừa ăn xong bữa chính sé tạo gánh nặng cho dạ dày, nếu ăn khi đói sẽ làm tăng cảm giác cồn cào khó chịu.

Người bị trào ngược dạ dày nên ăn táo với lượng  tối đa 2 quả/ngày và nên ăn sau bữa ăn khoảng 30 phút.

5. Nhai táo thật kỹ

Cả thịt và vỏ táo khá cứng nên nếu nhai không kỹ có thể gây trào ngược dạ dày hoặc tắc ruột. Do đó, người bị trào ngược dạ dày khi ăn táo cần chú ý nhai kỹ để hạn chế các nguy cơ trên.

6. Không ăn hạt táo

Khi ăn táo, bệnh nhân trào ngược dạ dày không nên nhai và nuốt hạt táo để tránh nguy cơ ngộ độc xyanua.

7. Cách chế biến

Ngoài ăn táo trực tiếp, bạn có thể chế biến táo theo nhiều công thức khác nhau để thay đổi khẩu vị như: nước ép táo, bánh táo, táo chấm mật ong, sinh tố táo chuối, táo dầm sữa chua, cháo táo đại mạch thịt dê, salad táo, trà táo…

Cả thịt và vỏ táo khá cứng nên nếu nhai không kỹ có thể gây trào ngược dạ dày hoặc tắc ruột.

III. Một số lưu ý khác cho người trào ngược khi ăn táo 

Một số lưu ý khác cho người trào ngược khi ăn táo để tránh gây hại cho sức khỏe gồm:

  • Ngâm rửa sạch táo: Bệnh nhân trào ngược dạ dày trước khi ăn táo cần rửa thật kỹ và ngâm muối trước khi ăn để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn, tàn dư thuốc bảo vệ thực vật.
  • Nên ăn cả vỏ táo: Nên ăn cả vỏ để thu nạp trọn vẹn lượng chất xơ có trong loại hoa quả này. Tuy nhiên, cần chú ý nhai vỏ táo thật kỹ trước khi nuốt.
  • Không uống cùng thuốc dị ứng: Không nên uống nước ép táo khi đang uống thuốc dị ứng fexofenadine vì sẽ làm tác dụng của thuốc. 
  • Cách chọn mua táo: Nên chọn mua quả táo tươi, vỏ đều màu và nhẵn mịn, đều màu, chín vừa tới. Không nên mua táo có phần vỏ bầm tím, dập nát, chín nẫu.
  • Mua táo ở nơi uy tín: Nên mua táo ở các cửa hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo táo an toàn và chất lượng, không chứa nhiều hóa chất bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xấu với dạ dày và sức khỏe.
  • Kết hợp với chế độ ăn lành mạnh: Ngoài việc ăn táo, người bị trào ngược nên có chế độ ăn lành mạnh bằng cách tăng cường thực phẩm tốt và kiêng thức ăn không tốt cho dạ dày. 
Nên ngâm rửa táo thật sạch trước khi ăn

IV. Câu hỏi thường gặp 

Dưới đây là thông tin giải đáp của chúng tôi cho những thắc mắc khi ăn táo của người bệnh trào ngược dạ dày:

1. Trào ngược dạ dày có được ăn táo tàu không?

Táo tàu có hàm lượng chất xơ lớn nên khi ăn có thể gây kích thích dạ và cảm giác khó chịu trong quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, phần vỏ của quả táo tàu cứng và sắc nên khi đi vào dạ dày có thể làm nặng hơn tình trạng loét gây đau.

2. Trào ngược dạ dày có nên ăn táo xanh không?

Táo xanh có hàm lượng acid tự nhiên cao hơn táo chín nên nếu ăn có thể gây kích thích dạ dày làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày. Vì vậy, khi bị trào ngược bạn nên ăn táo chín tha vì sử dụng táo xanh.

3. Trào ngược dạ dày có ăn táo đỏ khô không?

Táo đỏ khô được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y điều trị chứng viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong táo đỏ khô  giúp làm giảm lượng acid ở dạ dày, làm dịu đi các triệu chứng của bệnh trào ngược, viêm loét và ngừa rối loạn tiêu hóa.

Do đó, người bị trào ngược có thể sử dụng táo đỏ khô để chế biến thành một số món ăn bổ dưỡng như: cháo nếp táo đỏ, canh táo đỏ và cỏ nhọ nồi, chè táo đỏ hạt sen, nước táo đỏ long nhãn, trà táo đỏ mật ong, canh táo đỏ ngân nhĩ…

Khi các triệu chứng của trào ngược dạ dày xuất hiện, bạn có thể uống ngay 1 gói thuốc dạ dày chữ Y- Yumangel để giảm cảm giác khó chịu.

Thành phần chính của Yumangel là Almagate có tác dụng trung hòa acid dạ dày dư nhanh nên làm thuyên giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng chỉ sau 5-10 phút sử dụng. Thiết kế thuốc ở dạng gói nhỏ, xé uống ngay không cần pha với nước nên tiện sử dụng và dễ dàng để mang đi.

Thuốc dạ dày chữ Y- Yumangel

Thuốc Yumangel được chỉ định với các trường hợp sau: 

  • Người bị bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Các trường hợp tăng tiết acid gây các triệu chứng như nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu …
  • Người thường xuyên uống rượu bia, đồ uống có chất kích thích như cà phê, chè mạn, làm việc căng thẳng…

Tóm lại, trào ngược dạ dày ăn táo được không, câu trả lời là có nhưng bạn cần chọn loại táo phù hợp đồng thời kiểm soát lượng táo ăn vừa đủ, tránh lạm dụng.

Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Xem thêm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.