Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em là bệnh lý khá phổ biến, không gây nguy hiểm nếu được chữa trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên với các trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nhưng không được phát hiện điều trị sớm thì có thể gây nhiều ảnh tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí là gây tử vong. Cùng Yumangel theo dõi thông tin chi tiết về tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
I – Nguyên nhân trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Vì sao trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột? Nhiễm khuẩn đường ruột hay còn gọi là nhiễm trùng đường ruột, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Theo các chuyên gia sức khỏe, nguyên nhân chính gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ em là do vi khuẩn có hại xâm nhập vào hệ tiêu hóa và gây bệnh.
Các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em là vi khuẩn Escherichia coli (E.Coli) và vi khuẩn dạng Campylobacter.
1. Trẻ sơ sinh
Dưới đây là các yếu tố thuận lợi giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh:
- Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn trong quá trình sinh: Quá trình sinh nở không được khử trùng tốt, không đảm bảo vệ sinh, mẹ bị nhiễm vi khuẩn Escherichia coli (E.Coli) và vi khuẩn dạng Campylobacter sau đó lây truyền cho bé qua hệ hô hấp.
- Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh: Chăn, màn, gối, nguồn nước, cơ thể mẹ… có vi khuẩn cũng là nguyên nhân bé bị nhiễm trùng đường ruột.
2. Trẻ em
Nguyên nhân bé bị nhiễm trùng đường ruột là do vi khuẩn có hại xâm nhập vào hệ tiêu hóa và gây bệnh.
Ở trẻ em, việc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột có thể do:
- Lây nhiễm từ thức ăn: Trẻ em bước vào độ tuổi ăn dặm có thể bị nhiễm khuẩn đường ruột trong quá trình ăn dặm. Vi khuẩn có thể tấn công từ các loại thực phẩm không an toàn, gây rối loạn đường tiêu hóa và trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột.
- Chạm hoặc ăn các thực phẩm ô bị ô nhiễm, đặc biệt là trứng sống, thịt gia cầm, gia sức chữa nấu chín kỹ.
- Uống nước hoa quả hoặc sữa chưa tiệt trùng.
- Chạm vào người, đồ vật hoặc động vật mang vi khuẩn.
- Uống nước bị ô nhiễm, ví dụ như nước hồ bơi, suối, giếng.
Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ em
II – Triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em
Dấu hiệu bé bị nhiễm trùng đường ruột thể hiện thế nào? Tùy thuộc vào trẻ sơ sinh hay trẻ em mà các biểu hiện của trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột sẽ khác nhau.
1. Trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, các triệu chứng trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột mẹ cần chú ý là:
- Tiêu chảy: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh. Tiêu chảy có thể xảy ra nhiều lần trong ngày và có thể khiến trẻ bị mất nước.
- Buồn nôn và nôn: Trẻ sơ sinh có thể bị buồn nôn và nôn sau khi ăn.
- Sốt: Trẻ sơ sinh có thể bị sốt nhẹ hoặc cao.
- Mệt mỏi: Trẻ sơ sinh có thể bị mệt mỏi và ngủ nhiều hơn bình thường.
- Mất nước: Trẻ sơ sinh có thể bị mất nước do tiêu chảy và nôn mửa. Mất nước có thể dẫn đến các triệu chứng như khô miệng, khát nước, khóc ít, mắt trũng và da nhăn nheo.
2. Trẻ em
Đối với trẻ em, biểu hiện trẻ nhiễm khuẩn đường ruột ngoài các dấu hiệu tương tự như trẻ sơ sinh thì còn có một số triệu chứng sau:
- Đau bụng dữ dội: Trẻ em bị nhiễm khuẩn đường ruột thường có cảm giác đau bụng dữ dội. Đau có thể xuất phát từ dạ dày hoặc ruột và thường diễn ra liên tục hoặc lúc đói.
- Sốt: Nhiễm khuẩn đường ruột có thể gây ra sốt ở trẻ em. Sốt thường là một biểu hiện của hệ miễn dịch đang phản ứng với vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra bệnh.
- Nôn nhiều: Trẻ em bị nhiễm khuẩn đường ruột có thể có cảm giác buồn nôn và nôn nhiều. Điều này có thể dẫn đến mất nước và chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và suy nhược.
- Chuột rút bụng: Chuột rút bụng là hiện tượng co giật không đều và mạnh mẽ của cơ bụng do sự co cấn của ruột. Đây là một biểu hiện phổ biến của nhiễm khuẩn đường ruột, đặc biệt là khi ruột bị viêm và co thắt.
- Đau nhức cơ thể: Một số trẻ em khi bị nhiễm khuẩn đường ruột có thể phàn nàn về đau nhức cơ thể và cảm giác khó chịu.
- Mệt mỏi: Nhiễm khuẩn đường ruột và tiêu chảy kéo dài có thể gây mất nước và chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và suy nhược, đặc biệt khi trẻ không được điều trị và chăm sóc đầy đủ.
Các biểu hiện của nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ nghiêm trọng bố mẹ cần cần đưa con tới bệnh viện gặp bác sĩ:
Đau bụng dữ dội là dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ nghiêm trọng bố mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay.
- Sốt cao: Nhiễm khuẩn đường ruột thường đi kèm với triệu chứng sốt cao, đây là một dấu hiệu cơ bản của sự viêm nhiễm trong cơ thể.
- Nôn liên tục và thường xuyên: Trẻ nhiễm khuẩn đường ruột có thể thường xuyên nôn mửa hoặc mửa xanh do mức độ viêm và kích thích dạ dày.
- Trẻ không chịu uống nước: Nhiễm khuẩn đường ruột có thể gây ra cảm giác buồn nôn và khó chịu, dẫn đến trẻ không muốn uống nước.
- Dấu hiệu mất nước: Trẻ bị mất nước khi nôn mửa hoặc tiêu chảy mạnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như da xanh xao, hốc hác, lừ đừ và cơ thể không đủ nước. Mất nước có thể khiến trẻ bị suy thận, thậm chí là tử vong.
- Phân có máu: Viêm đường ruột nghiêm trọng có thể gây tổn thương đến niêm mạc ruột, dẫn đến việc xuất hiện máu trong phân.
- Đau bụng dữ dội: Triệu chứng đau bụng có thể xuất hiện do viêm và kích thích niêm mạc ruột.
- Không tiểu tiện hoặc tiểu tiện ít: Nếu trẻ không thể tiểu tiện hoặc tiểu rất ít, đây có thể là dấu hiệu của mất nước và tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Không chịu bú, bỏ ăn: Trẻ sẽ thể hiện sự không chịu bú hoặc bỏ ăn khi họ cảm thấy khó chịu và đau đớn do viêm và mất nước.
- Vã mồ hôi, chân tay lạnh: Đây là các dấu hiệu bất thường khác có thể xuất hiện khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột và cơ thể bị ảnh hưởng bởi viêm nhiễm.
Xem thêm: Bệnh viêm ruột ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
III – Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì và tránh ăn gì?
Khi bé bị nhiễm trùng đường ruột, bố mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ cải thiện và phòng tránh bệnh.
1. Bé bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì?
- Trẻ sơ sinh
Nhiễm khuẩn đường ruột trẻ sơ sinh mẹ nên ăn gì? Đối với trường hợp nhiễm trùng đường ruột trẻ sơ sinh, nếu bé bú mẹ hoàn toàn các mẹ nên áp dụng chế độ ăn BRAT: B là Banana (chuối); R là Rice (Gạo, tinh bột); A là Apple (Táo) và T là Toast (Bánh mì).
Ngoài ra, mẹ có thể ăn một số thực phẩm khác: thịt gà (bỏ da), trứng, đậu trắng, đậu nành, bánh quy, khoai tây, sữa chua, hoa quả tươi và đừng quên uống đủ nước.
Đối với nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ mới sinh, các mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ nên áp dụng chế độ ăn BRAT.
- Trẻ em
Bé bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì? Để hỗ trợ đẩy lùi nhiễm trùng đường ruột trẻ em, các mẹ nên bổ sung các thực phẩm sau trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ: thực phẩm giàu năng lượng và men tiêu hóa (gạo, khoai tây, giá đỗ, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa, sữa chua); hoa quả (chuối, cam, đu đủ, bưởi, xoài)…
Mặt khác, mẹ nên ưu tiên các thức ăn dạng lỏng, mềm dễ tiêu hóa như cháp, súp; nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày…
Thực phẩm giàu năng lượng và men tiêu hóa tốt cho em bé nhiễm trùng đường ruột.
2. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột kiêng ăn gì?
- Trẻ sơ sinh
Bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh nên kiêng ăn gì? Với bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh các mẹ có con bú sữa mẹ nên kiêng ăn một số thực phẩm sau:
Thức ăn chưa được nấu chín kỹ; thức ăn chế biến sẵn không đảm bảo vệ sinh; thức ăn cũ để quá lâu; thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng (hải sản, đậu phộng); đồ ăn nhiều gia vị cay nóng; đồ uống có gas (cà phê, rượu, bia, nước ngọt)…
- Trẻ em
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên kiêng gì? Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột nên kiêng ăn các thực phẩm giàu chất xơ (rau bí, rau cần, măng, bắp hạt..); thức ăn nhanh (gà rán, khoai tây chiên, xúc xích); thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; nước ngọt, bánh kẹo, đồ ăn lạnh…
IV – Cách điều trị nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em
Bé bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Khi trẻ nhiễm khuẩn đường ruột, bố mẹ cần theo dõi và quan sát con sát sao và có những biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách và kịp thời để bảo vệ sức khỏe của bé, hạn chế các rủi ro sức khỏe nghiêm trọng.
Đối với tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em và trẻ sơ sinh nhẹ, các mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi được chăm sóc đúng cách bé nhiễm trùng đường ruột sẽ khỏe trẻ lại sau vài ngày.
Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột trẻ em và trẻ sơ sinh có biểu hiện nghiêm trọng như nôn nhiều, sốt cao, đi phân lỏng có máu và chất nhầy… thì bố mẹ cần đưa con tới ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được bác sĩ điều trị kịp thời.
Bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc đau bụng, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc chống nôn, thuốc kháng sinh về cho bé uống khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Tùy thuộc mức độ bị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em mà sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp, hiệu quả.
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì? Thông thường, trẻ nhiễm trùng đường ruột cần được bổ sung điện giải và nước bằng Oresol.
Trường hợp các triệu chứng bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em không thuyên giảm hoặc trở nặng, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc trị nhiễm khuẩn đường ruột trẻ em như:
- Thuốc điều trị triệu chứng: Thuốc chống nôn, thuốc cầm tiêu chảy Loperamide…
- Thuốc điều trị nguyên nhân: Thuốc kháng sinh Cephalosporin thế hệ II, Biseptol…
V – Cách phòng tránh nhiễm trùng đường ruột trẻ em
Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em và trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện điều trị sớm thì có thể gây nhiều ảnh tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí là gây tử vong. Thay vì tìm cách điều trị, bố mẹ hoàn toàn có chủ động phòng bệnh cho bạn bằng những cách dưới đây.
1. Trẻ sơ sinh
Cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là cách phòng bệnh nhiễm khuẩn đường ruột hiệu quả.
Một số biện pháp giúp phòng tránh nhiễm trùng đường ruột ở bé sơ sinh gồm:
- Mẹ nên cho bé uống sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, nếu có thể hãy cho bú hết 2 năm.
- Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống của bé luôn sạch sẽ.
- Mẹ hoặc người chăm sóc bé phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ khi tiếp xúc với trẻ.
- Không để bé tiếp xúc với trẻ hoặc người lớn đang mắc các bệnh về tiêu hóa, hô hấp.
- Vệ sinh sạch sẽ chân tay, cơ thể cho bé sau khi đi chơi ở bên ngoài về.
- Đối với các bé bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần thực hiện ăn chín, uống sôi, thức ăn phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đối với trẻ sơ sinh bú sữa công thức, mẹ cần đảm bảo khử trùng sạch sẽ bình sữa và các dụng cụ trước khi pha.
2. Trẻ em
Đối với trẻ lớn hơn, bố mẹ cần hình thành thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng cho con.
Đối với trẻ đã ăn dặm, để phòng ngừa em bé bị nhiễm trùng đường ruột bố mẹ cần lưu ý:
- Thực phẩm ăn dặm cho bé cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ khâu mua, chế biến cho tới khi nấu.
- Nấu chín kỹ thức ăn, không nên để bé ăn thức ăn còn sống, tái, uống nước chưa đun sôi.
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng.
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người, thú nuôi hoặc nguồn nước ô nhiễm mang mầm bệnh.
Hy vọng với những thông tin về kiến thức về nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ chúng tôi vừa cung cấp ở trên, bố mẹ có thể hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả. Khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, bố mẹ không nên quá lo lắng những cũng đừng quá chủ quan, hãy theo dõi con sát sao và đưa tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám điều trị nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!