Skip to main content

Bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em: Tổng hợp thông tin A-Z

Viêm dạ dày ruột là một bệnh lý nhiễm trùng đường ruột rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Cùng Thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm, cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em qua bài viết sau.

I. Viêm dạ dày ruột ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm dạ dày ruột là hiện tượng niêm mạc của đường tiêu hóa (dạ dày và ruột) bị viêm. Đa phần trẻ nhỏ đều mắc viêm dạ dày ruột ít nhất 2 lần/năm. Sau khi lên 3 tuổi, hệ miễn dịch của bé phát triển hơn thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ giảm dần.

Hình ảnh dạ dày và ruột bị viêm

II. Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột ở trẻ em

Nguyên nhân chính gây viêm dạ dày ruột ở trẻ em là do nhiễm vi rút, trong đó thủ phạm phổ biến nhất là vi rút rota và adenovirus. 

Ngoài ra, một số loại vi khuẩn, bao gồm staphylococcus, E. coli, salmonella, và campylobacter và shigella cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Dù ít phổ biến hơn, nhưng ký sinh trùng như giardia cũng có thể là yếu tố gây viêm dạ dày ruột ở trẻ.

Nguyên nhân chính gây viêm dạ dày ruột ở trẻ em là do nhiễm vi rút. Trong đó thủ phạm phổ biến nhất là vi rút rota và adenovirus.

III. Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ

Khi mắc bệnh viêm dạ dày ruột, trẻ thường có các triệu chứng sau:

  • Nôn mửa.
  • Đau bụng.
  • Tiêu chảy.
  • Sốt, ớn lạnh.
  • Toàn thân đau nhức.

Tuỳ theo từng tình trạng bệnh của mỗi trẻ mà mức độ biểu hiện của các triệu chứng có thể nặng – nhẹ khác nhau. Các biểu hiện này có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. 

Trường hợp bố mẹ thấy bé bị tiêu chảy, nôn mửa, đi ngoài phân có lẫn máu kéo dài trên 2 ngày thì rất có thể là do trẻ đã mắc bệnh viêm dạ dày ruột.

Viêm dạ dày ruột khiến trẻ bị đau bụng

IV. Dấu hiệu nên đưa trẻ viêm dạ dày ruột nên đi khám ngay

Bố mẹ nên đưa bé đi khám ngay khi trẻ có dấu hiệu mất nước, đặc biệt là khi có các triệu chứng sau:

  • Đi tiểu quá ít, lượng nước tiểu ít.
  • Bé ngủ li bì.
  • Quấy khóc liên tục không ngừng, không thể dỗ được.
  • Môi khô, tái nhợt.
  • Khát nước trầm trọng.
  • Thóp lõm.
  • Mắt trũng.
  • Da nhăn nheo.
  • Tay chân lạnh.
  • Người nhợt nhạt.
  • Khóc không ra nước mắt.

Trẻ bị viêm dạ dày ruột gây mất nước có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.  Vì vậy các mẹ nên đưa con đi khám để được bác sĩ tiến hành bù nước và truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Trường hợp bé bị viêm dạ dày ruột do ký sinh trùng và vi khuẩn có thể sử dụng kháng sinh để điều trị.

Nên đưa trẻ bị viêm dạ dày ruột đi khám ngay nếu trẻ tiểu ít, khóc liên tục không ngừng, ngủ li bì…

V. Bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ có lây không?

Bệnh viêm dạ dày ruột là bệnh lý truyền nhiễm và có khả năng lây nhiễm dễ dàng. Cụ thể:

  • Đối với viêm dạ dày ruột do virus: Bệnh viêm dạ dày ruột lây nhiễm khi trẻ ăn phải các thực phẩm chứa mầm bệnh, sử dụng chung thìa, cốc và các vật dụng cá nhân với người nhiễm bệnh. 
  • Đối với viêm dạ dày ruột do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng: Trẻ bị lây nhiễm bệnh viêm dạ dày ruột khi trẻ sử dụng thực phẩm hoặc uống nước có chứa mầm bệnh.

Bên cạnh đó, trẻ em có thể bị lây bệnh viêm dạ dày ruột do tiếp xúc với phân nhiễm vi khuẩn sau đó vô tình đưa tay lên miệng. Bởi vì vi khuẩn gây bệnh viêm dạ dày ruột có kích thước rất nhỏ nên rất dễ bị bám dính.

Bệnh viêm dạ dày ruột là bệnh lý truyền nhiễm và có khả năng lây nhiễm dễ dàng.

VI. Bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh viêm dạ dày ruột có nguy cơ gây biến chứng nếu trẻ mắc bệnh nền (mãn tính) như đái tháo đường hoặc hệ miễn dịch suy yếu do dùng steroid kéo dài hoặc hóa trị liệu. 

Các biến chứng của viêm loét dạ dày có thể bao gồm:

  • Mất cân bằng nước và điện giải: Nguyên nhân gây biến chứng là do mất nước và muối qua phân hoặc nôn mửa nhưng bé không được bù đủ dịch. 
  • Biến chứng phản ứng: Các cơ quan khác của cơ thể có thể phản ứng với nhiễm trùng đường ruột tuy nhiên thường rất hiếm. Các biến chứng phả năng gồm viêm da, viêm khớp, viêm mắt.  
  • Lan truyền nhiễm trùng sang các bộ phận khác: Ví dụ như lan sang xương, khớp, màng não, tủy sống nhưng khá hiếm. Chỉ viêm dạ dày ruột do Salmonella mới có thể gây ra biến chứng này.
  • Hội chứng tiêu chảy kéo dài: Hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra.
  • Hội chứng ruột kích thích: Đôi khi xảy ra sau viêm dạ dày ruột.
  • Bất dung nạp Lactose: Nguyên nhân là do viêm dạ dày ruột gây tổn thương niêm mạc ruột, khiến đường ruột thiếu enzyme lactase, đây là enzym cần thiết giúp tiêu hóa đường lactose có trong sữa. Khi hết nhiễm trùng và niêm mạc ruột lành trở lại, biến chứng này cũng được cải thiện.
  • Hội chứng huyết tán tăng ure máu: Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng đặc biệt nghiêm trọng, thường do  nhiễm E. coli O157. Biểu hiện của hội chứng tăng huyết tăng ure máu là thiếu máu, số lượng tiểu cầu thấp, suy thận.
  • Suy dinh dưỡng: Có thể xảy ra sau các nhiễm trùng đường ruột. 
Bệnh viêm dạ dày ruột có nguy cơ gây biến chứng nếu trẻ mắc bệnh mãn hoặc hệ miễn dịch suy yếu

VII. Cách điều trị viêm dạ dày ruột ở trẻ em

Nguyên tắc khi điều trị viêm dạ dày ruột ở trẻ là không được sử dụng thuốc cầm tiêu chảy. Vì đây là phản ứng của cơ thể nhằm loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh ra bên ngoài. Việc bố mẹ cho con uống thuốc cầm tiêu chảy sẽ khiến bệnh năng hơn và kéo dài thêm, thậm chí là gây ra các phản ứng nguy hiểm.

  • Trường hợp bé bị viêm dạ dày ruột do nhiễm virus: Không có cách điều trị đặc hiệu. Điều này đồng nghĩa với việc phải đợi trẻ tự khỏi sau khi đi ngoài nhiều lần, để tống vi khuẩn bên trong cơ thể ra ngoài.
  • Trường hợp trẻ bị viêm dạ dày ruột do nhiễm vi khuẩn: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh điều trị. 

Trong quá trình điều trị viêm dạ dày ruột cho trẻ, các bố mẹ cần chú ý những vấn đề sau:

  • Nếu trẻ bị sốt và quấy khóc liên tục: Có thể dùng ibuprofen hoặc acetaminophen. Tuyệt đối không cho bé uống aspirin vì có thể gây hội chứng Reye rất nguy hiểm. 
  • Nếu bé bị mất nước: Bố mẹ nên cho con uống nhiều nước và uống thêm oresol để bù muối khoáng và dung dịch điện giải. 
  • Nếu trẻ chỉ bú sữa mà nôn trớ liên tục: Có thể cho bé nhấp dung dịch oresol từ từ cho đến khi hết nôn trớ. 
  • Nếu bé đã ăn thức ăn dạng đặc và không bị nôn: Có thể tiếp tục khẩu phần ăn của trẻ mà không cần uống oresol. 
  • Không cho bé uống các loại đồ uống có chứa nhiều đường: Vì đường có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, gây đầy bụng và khó tiêu. 
Nguyên tắc khi điều trị viêm dạ dày ruột ở trẻ là không được sử dụng thuốc cầm tiêu chảy.

VIII. Chế độ ăn uống cho các bé bị viêm dạ dày ruột

Khi điều trị viêm dạ dày ruột cho bé, các mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trực tiếp điều trị cho bé về chế độ ăn uống. Thông thường, có thể cho trẻ ăn thức ăn loãng trong vài ngày cho đến khi bệnh được cải thiện.

Sau khi triệu chứng bệnh viêm dạ dày ruột thuyên giảm, các mẹ có thể cho bé quay trở lại chế độ ăn uống bình thường với đầy đủ tinh bột, đạm, béo, rau củ quả… Việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể trẻ tăng đề kháng và hệ miễn dịch, từ đó tự đẩy lùi vi khuẩn, chiến đấu với virus gây bệnh viêm dạ dày ruột.

Nên cho bé ăn các thức ăn mềm dễ tiêu hoá

IX. Cách phòng bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em 

Để phòng ngừa bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em, các mẹ cần chú ý những vấn đề sau:

  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi mẹ thay tã cho bé.
  • Mẹ cần rửa sạch thật sạch trước khi cho bé ăn, với các bé nhỏ cần mẹ cho ăn. 
  • Nhắc nhở bé rửa tay thật sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh nếu bé đã có thể tự ăn.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt là đôi tay.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong khi chế biến và chuẩn bị đồ ăn cho bé.
  • Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do virus rota gây ra.
Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do virus rota gây ra.

X. Giải đáp thắc mắc về bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ

Dưới đây là giải đáp cho một số thắc mắc thường gặp khác về bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em: 

1. Trẻ bị viêm dạ dày ruột nên ăn gì?

Lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng, ngăn ngừa mất nước và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để chữa bệnh viêm dạ dày ruột. Dưới đây là một số gợi ý thực phẩm tốt cho bé khi bị viêm dạ dày ruột:

  • Súp loãng hoặc món hầm: Nhóm thực phẩm này giúp ngăn ngừa mất nước và cung cấp năng lượng nhanh chóng. Đặc biệt vì ễ tiêu hóa nên còn giúp là giảm thiểu nguy cơ đầy hơi hoặc đau dạ dày và thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng. 
  • Chế độ ăn BRAT: Gồm chuối, cơm, sốt táo và bánh mì, là lựa chọn phù hợp cho trẻ đang bị viêm dạ dày ruột. Nhóm thực phẩm này dễ tiêu hóa và ít chất xơ, giúp giảm tần suất tiêu chảy hiệu quả. Kali và tinh bột giúp bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng bị mất khi nôn mửa và tiêu chảy liên tục.
  • Hoa quả: Các loại hoả cung cấp nước và bổ sung nước cho trẻ bị viêm dạ dày ruột. Một số loại trái cây giàu nước tốt cho bệnh viêm dạ dày ruột như dưa hấu, bưởi, dâu tây, dưa lưới…
  • Thịt ít béo: Gồm thịt gà không da, thăn bò, thịt lợn nạc là thực phẩm cung cấp nguồn protein nhưng lại rất ít chất béo. 
  • Sữa chua: Trẻ bị viêm dạ dày ruột ăn sữa chua có tác dụng bổ sung lợi khuẩn, cải thiện tiêu hóa, cân bằng đường ruột, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ phục hồi. 
  • Uống nhiều nước: Trẻ em bị viêm dạ dày dày ruột có thể uống nước lọc, nước dừa,  nước ép trái cây. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại nước nào để tránh làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

2. Trẻ bị viêm dạ dày ruột kiêng ăn gì?

Kiêng ăn một số loại thực phẩm có thể hỗ trợ điều trị bệnh và đẩy nhanh quá trình hồi phục của bé:

  • Tránh thức ăn chua: Trong một số trường hợp, tăng tiết axit dạ dày có thể góp phần gây viêm dạ dày ruột ở trẻ em. Do đó, các mẹ cần hạn chế cho bế ăn đồ ăn chua như cam, chanh, mơ, dứa, xoài. 
  • Kiêng đồ lạnh: Các thực phẩm lạnh như nước đá, kem hoặc đồ uống lạnh có thể kích thích co bóp ruột, gây đau bụng dữ dội và tiêu chảy ở trẻ bị viêm dạ dày ruột. 
  • Tránh thức ăn cay, quá nhiều gia vị: Ví dụ như ớt, tiêu, tỏi, mù tạt, gia vị cà ri, đồ nướng cũng không phù hợp với bé đang bị viêm dạ dày ruột. Khi tiêu thụ, các thực phẩm này có thể gây kích ứng và viêm niêm mạc đường tiêu hóa, khiến bệnh nặng hơn.
  • Thực phẩm chưa nấu chín: Gồm sushi, gỏi, thịt tái, chả giò ngoài việc khó tiêu hoá còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Hậu quả là làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm dạ dày ruột ở trẻ em. 
  • Thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh và đóng hộp như xúc xích, mì tôm, cá đóng hộp thường chứa nhiều loại gia vị, chất điều vị và chất bảo quản độc hại. Vì vậy nếu trẻ ăn sẽ gây bất lợi cho trẻ bị viêm dạ dày ruột.
  • Thực phẩm giàu chất béo: Ví dụ như khoai tây, chiên, gà rán, thịt mỡ… có thể khiến trẻ bị khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa, chán ăn. 
  • Hạn chế ăn các loại rau giàu chất xơ. Một số loại rau quá giàu chất xơ như măng, cần tây, rau muống không có lợi cho việc điều trị viêm dạ dày ruột ở trẻ em. Vì tiêu thụ quá nhiều chất xơ có thể gây cọ xát và làm tổn thương thêm niêm mạc dạ dày dẫn đến xuất huyết tiêu hóa và khiến triệu chứng bệnh viêm dạ dày ruột nặng hơn.
  • Kiêng đồ uống chứa caffein và nước ngọt có ga: Nhóm đồ uống này có thể tạo ra khí dẫn đến kích ứng và viêm niêm mạc dạ dày. 

3. Chế biến đồ ăn cho bé viêm dạ dày ruột cần lưu ý những gì? 

Khi chế biến đồ ăn cho trẻ bị viêm dạ dày ruột, các mẹ cần chú ý những điều dưới đây:

  • Chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo sạch.
  • Nấu chín kỹ thức ăn cho bé.
  • Nên băm thịt nhỏ trước khi nấu để đường ruột của trẻ tiêu hoá dễ dàng hơn.
  • Không nêm nhiều loại gia vị vào thức ăn của bé khi đang bị viêm dạ dày ruột.
  • Ăn vừa phải, không nên ăn quá no sẽ gây buồn nôn.
  • Không nên ăn thức ăn nóng hoặc quá lạnh.

Việc nắm được các thông tin về bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em sẽ giúp các mẹ biết cách xử lý an toàn và hiệu quả. Bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị khi tình trạng viêm dạ dày ruột không thuyên giảm hoặc chuyển biến nặng sau khi khắc phục tại nhà. 

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.