Skip to main content

Cách xử lý trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi

Hiện tượng trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản không phải là hiếm gặp. Nhưng liệu mẹ đã biết nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và trẻ sơ sinh đến 6 tuổi bị trào ngược dạ dày phải làm sao? Hãy theo dõi ngay bài viết này của yumangel.vn để biết cách đối phó với trào ngược dạ dày thực quản trẻ em mẹ nhé!

I – Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là hiện tượng thức ăn từ dạ dày không trải qua quá trình tiêu hóa mà trào đẩy ngược trở lại thực quản của trẻ bao gồm trẻ sơ sinh cũng như trẻ từ 3 – 6 tuổi.

Nguyên nhân trẻ bị trào ngược dạ dày có thể do bệnh lý hoặc sinh lý. Nếu nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ là do sinh lý, mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần điều chỉnh một chút về chế độ ăn uống và sinh hoạt của bé, triệu chứng này sẽ không còn nữa.

Ngược lại nếu em bé bị trào ngược dạ dày do bệnh lý, mẹ cần đưa bé đi khám sớm để được cách chữa trào ngược thực quản ở trẻ phù hợp.

1. Trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh thường do sinh lý

Chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi) có nguyên nhân phổ biến là do sinh lý, cụ thể là:

  • Trào ngược dạ dày thực quản trẻ sơ sinh có thể là do trẻ đã ăn quá no hoặc phản ứng với một loại thực phẩm nào đó.
  • Bị trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh cũng có thể do mẹ cho bé bú sai tư thế. Đặc biệt, vào ban đêm, nhiều mẹ thường có thói quen cho bé vừa nằm, vừa bú. Tư thế nằm ngang này khiến cho sữa chưa kịp xuống dạ dày đã trào ngược lên miệng.
  • Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển ổn định cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra trào ngược thực quản trẻ sơ sinh. Cơ vòng thực quản – dạ dày đóng mở chưa ổn định, khiến cho thức ăn dễ bị trào lên.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em 3, 4, 5, 6 tuổi
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em 3, 4, 5, 6 tuổi

Nếu như bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh bắt nguồn từ sinh lý, thì trào ngược dạ dày ở trẻ lớn hơn (khoảng từ 1 tuổi) đa phần lại do bệnh lý.

2. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em do bệnh lý

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ 1 tuổi trở lên rất có thể nguyên nhân là do các bệnh lý.

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể do trẻ mắc các dị tật bẩm sinh như thoát vị cơ hoành, sa dạ dày làm cho cơ thắt thực quản dưới của trẻ bị yếu, từ đó đẩy thức ăn trào lên thực quản.

Các bệnh lý khác như bại não, hở van tim bẩm sinh, nhiễm trùng toàn thân… cũng là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày trẻ nhỏ.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là do đâu?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là do đâu?

Đối với trẻ lớn hơn 1 chút, nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em 6 tuổi hay 4 tuổi có thể giống với người lớn là:

  • Nắp thực quản yếu do hệ thần kinh bị tổn thương, nhiễm trùng, di truyền, tác dụng không mong muốn của thuốc tây.
  • Dạ dày suy giảm chức năng do bệnh lý liên quan đến dạ dày, thói quen ăn uống thiếu khoa học, béo phì, căng thẳng…
  • Nguyên nhân trẻ 5 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể giống với nguyên nhân người lớn bị trào ngược dạ dày.

II – Dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày

1. Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ em do sinh lý

Trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản do sinh lý không có dấu hiệu nặng nề. Triệu chứng chỉ diễn ra trong 1 thời gian ngắn, tần suất ít và thường là sau bữa ăn.

Đồng thời, trẻ vẫn tăng cân và ăn uống tốt. Nên ba mẹ có thể yên tâm một phần nào đó.

Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em
Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em

2. Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ do bệnh lý

Dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ do bệnh lý biểu hiện rõ ràng hơn như:

  • Giọng khàn, hơi thở khò khè, đặc biệt là trong lúc ngủ
  • Trẻ quấy khóc liên tục, la hét lớn, còng lưng, uốn người vì khó chịu
  • Thường xuyên cáu kỉnh cũng là một biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ em rất phổ biến.
  • Thường xuyên nôn trớ sau mỗi lần bú và ăn là triệu chứng trẻ bị trào ngược dạ dày ba mẹ cần đặc biệt quan tâm.
  • Biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ không thể không chú ý tiếp theo đó là trẻ bị đau bụng, đau ngực một cách khó chịu.
  • Ngoài ra, trẻ cũng có thêm 1 vài dấu hiệu bất thường khi bú hoặc ăn như: Trẻ không chịu bú, dùng tay đẩy mẹ ra, quấy khóc sau khi bú, hay giật mình vào ban đêm…
Trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi trở lên có triệu chứng như đau bụng, đau ngực, buồn nôn sau khi ăn...
Trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi trở lên có triệu chứng như đau bụng, đau ngực, buồn nôn sau khi ăn…

Ngoài những biểu hiện trẻ bị trào ngược dạ dày phổ biến trên đây, mẹ cần đặc biệt chú ý khi ở trẻ xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm sau đây.

3. Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ cảnh báo nguy hiểm

Khi có những biểu hiện bé bị trào ngược thực quản dưới đây, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức vì nếu để kéo dài, bệnh tình sẽ trở nên nguy hiểm.

  • Trẻ không tăng cân và chậm phát triển.
  • Trẻ thường xuyên bị ho, viêm họng, thậm chí bị nhiễm trùng phổi.
  • Trẻ bị nôn trớ thức ăn, kèm theo máu.
  • Cơ thể tím tái và ngưng thở là biểu hiện của trẻ bị trào ngược dạ dày cực kỳ đáng lo ngại.

>> CLICK VIDEO B/S Võ Hồng Minh Công chia sẻ cách điều trị trào ngược dạ dày <<

Video trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

III – Làm gì khi trẻ bị trào ngược dạ dày? 

1. Chữa trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Trị trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh không quá khó khăn. Thậm chí, hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ do bệnh lý có thể tự khỏi khi trẻ lớn hơn.

Tuy nhiên, để bé bớt cảm thấy khó chịu, mẹ có thể chữa trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh bằng cách:

  • Mẹ nên chia nhỏ các cữ bú để bé bé bú không quá no, tránh sữa bị ọc lên. Tham khảo: Sữa chống trào ngược cho trẻ sơ sinh
  • Cho bé bú đúng tư thế (bú nghiêng) để khí không tràn vào dạ dày, tránh tình trạng sữa chưa kịp xuống dạ dày đã trào ngược lên cổ.
  • Nếu trẻ bú bình, mẹ nên để đầu núm vú luôn đầy, không để bình sữa nằm nghiêng. Vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt bé nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi hơi cao.
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em 3 tuổi trở xuống có thể tự khỏi dần
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em 3 tuổi trở xuống có thể tự khỏi dần

Mẹ tuyệt đối không sử dụng thuốc trào ngược dạ dày cho bé tùy tiện, không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi vì, nếu sử dụng thuốc không phù hợp, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: chán ăn, mệt mỏi, xương bị xốp, mòn niêm mạc,… chức năng gan, thận bị ảnh hưởng…

2. Cách chữa trào ngược dạ dày cho bé 2, 3, 4 tuổi

Tương tự các bé sơ sinh bị trào ngược, mẹ không nên tự ý dùng thuốc chữa trào ngược thực quản cho em bé1, 2, 3, 4 tuổi.

Không nên tự ý dùng thuốc trào ngược dạ dày cho trẻ em dưới 2 tuổi
Không nên tự ý dùng thuốc trào ngược dạ dày cho trẻ em dưới 2 tuổi

trẻ 1 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể do bệnh lý, nên mẹ nên cho bé đi bác sĩ để thăm khám để tìm ra cách điều trị phù hợp. Trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày nên đi khám bác sĩ để tìm rõ nguyên nhân.

Đồng thời khi có hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi, 3 tuổi, 2 tuổi, 1 tuổi… mẹ nên chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống của bé.

  • – Cung cấp 1 lượng thức ăn vừa đủ, có thể chia nhỏ bữa ăn để trẻ không ăn quá no
  • – Nên chế biến các món ăn ở dạng mềm để không gây áp lực lên dạ dày
  • – Không cho bé bị trào ngược dạ dày sử dụng các thực phẩm có tính axit như cà chua, cam, quýt, bưởi…; hạn chế thêm gia vị cay, nóng, mặn,…; chế biến thực phẩm theo kiểu luộc hấp, hạn chế chiên xào…
Chữa trào ngược dạ dày cho trẻ em 6 tuổi bằng chế độ ăn hợp lý
Chữa trào ngược dạ dày cho trẻ em 6 tuổi bằng chế độ ăn hợp lý

3. Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày chữa như thế nào?

Trào ngược dạ dày ở trẻ 6 tuổi, 7 tuổi, 8 tuổi đa phần đều do bệnh lý, khá giống với người lớn. 

Để điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em khoảng 6 tuổi trở lên, trước hết mẹ vẫn cần đưa bé đi khám bác sĩ để tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em.

Sau đó, bác sĩ sẽ giúp mẹ tìm ra phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở bé phù hợp và hiệu quả nhất.

Nếu bệnh trào ngược thực quản ở trẻ em do các bệnh lý liên quan đến dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định cho bé các loại thuốc phù hợp như:

  • – Thuốc kháng axit
  • – Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • – Thuốc ức chế bơm proton
  • – Thuốc kháng histamin
  • – Thuốc kháng sinh nếu trẻ bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp.

Trong cách chăm sóc trẻ bị trào ngược thực quản, mẹ cũng nên giúp bé ăn uống và nghỉ ngơi khoa học:

  • – Không cho bé ăn quá no, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, dễ tiêu…
  • – Hạn chế cho bé ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.
  • – Không cho bé sử dụng các thức uống có gas hoặc cà phê.
  • – Hạn chế thêm gia vị cay, mặn… vào đồ ăn của trẻ.
  • – Không để trẻ ăn thực phẩm quá cứng, có nhiều axit.
  • – Sau bữa ăn không để trẻ tắm gội, vận động mạnh.
  • – Cho bé đi ngủ sớm.
  • – Khuyến khích trẻ tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe tổng quát.
  • – Không để bé nằm ngay sau khi ăn.
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em tốt nhất đó là chế độ ăn phù hợp
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em tốt nhất đó là chế độ ăn phù hợp

Giúp bé duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ nhanh khỏi.

Ngoài ra, khi trẻ có những triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản làm phiền, mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel ở dạng hỗn dịch sẽ tạo ra một lớp màng bao phủ, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời, Yumangel còn trung hòa axit dạ dày. Nhờ vậy, các triệu chứng khó chịu sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.

* Lưu ý, thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel dùng được cho trẻ từ 6 tuổi.

Trên đây là những lời giải đáp cho câu hỏi trẻ em có bị trào ngược dạ dày không và những kiến thức tổng quan về trẻ bị trào ngược dạ dày. Nếu mẹ còn bất kỳ băn khoăn nào vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để được dược sĩ của Yumangel tư vấn trực tiếp nhé!

Tham khảo:

4.2/5 - (4 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.