Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa vô cùng nguy hiểm, thường gặp ở trẻ em và hiếm gặp ở người lớn. Bệnh cần được cấp cứu trong vòng 24h để đảm bảo chức năng tiêu hóa và tính mạng của trẻ được bảo vệ.
Mục lục
I – Bị lồng ruột là gì? Có nguy hiểm không?
Lồng ruột là bệnh gì? Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa rất nghiêm trọng. Lồng ruột ít gặp ở người lớn và gặp nhiều ở trẻ em, thường liên quan đến các đoạn ruột non hoặc ruột già.
Bệnh lý này có thể hiểu là một đoạn ruột ở trên di chuyển và chui vào bên trong lòng của đoạn ruột dưới hoặc ngược lại, khiến cho sự lưu thông của ruột bị tắc nghẽn.
Khi đoạn ruột trên chui vào đoạn ruột dưới sẽ kéo theo các mạch máu. Điều này làm cho mạch máu bị thắt lại, dẫn đến tổn thương ở đoạn ruột dưới.
Bệnh lồng ruột là gì?
Bị lồng ruột có nguy hiểm không? Lồng ruột ở trẻ em thường diễn biến rất nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử, thủng ruột, viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu… Thậm chí, các biến chứng này còn đe dọa tính mạng người bệnh.
Trong các trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi và thường tái phát trong vòng 24h. Khi trẻ lớn lên, bệnh lồng ruột sẽ ít tái phát hơn.
II – Nguyên nhân bị lồng ruột
Đa phần các trường hợp bị lồng ruột đều khó xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nhưng các yếu tố dưới đây có thể được xem là nguyên nhân gây lồng ruột.
1. Nguyên nhân trẻ bị lồng ruột
– Trong thời kỳ trẻ chuyển từ bú sữa mẹ sang ăn dặm, ruột co bóp bất thường. Đồng thời, kích thước giữa các đoạn ruột của trẻ có sự khác biệt với nhau nên dễ bị lồng ruột hơn người lớn.
– Các bệnh lý gây rối loạn co bóp đường ruột như: u lành tính, u ác tính, ung thư, polyp ruột…
– Nhiễm siêu vi
– Bị viêm ruột cũng là một trong những nguyên nhân bé bị lồng ruột.
Đa phần các trường hợp bị lồng ruột đều khó xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
2. Nguyên nhân người lớn bị lồng ruột
Một số nguyên nhân có thể khiến người lớn bị lồng ruột là:
– Có khối u hoặc polyp trong đường ruột
– Bị sẹo dính ở ruột
– Biến chứng của phẫu thuật ống tiêu hóa
– Các bệnh lý gây viêm ruột
Viêm ruột thường diễn tiến nhanh và có thể đe dọa tính mạng người bệnh, vì thế chúng ta nên nắm rõ dấu hiệu lồng ruột để phát hiện sớm bệnh lý, từ đó được thăm khám và cấp cứu kịp thời.
III – Biểu hiện lồng ruột
1. Dấu hiệu bị lồng ruột ở trẻ em
Giai đoạn đầu tiên của bệnh:
– Trẻ có thể khóc thét đột ngột, kèm theo co gối lên gần bụng. Điều này cho thấy trẻ đau nhức bụng đột ngột.
– Trẻ cũng có thể thể hiện sự khó chịu do co thắt dạ dày.
– Trẻ bắt đầu bỏ bú, kèm theo nôn ói nhiều lần.
– Cơ thể trẻ xanh xao, mệt mỏi.
Giai đoạn ruột tắc nghẽn nghiêm trọng hơn:
– Dấu hiệu bị bệnh lồng ruột ở trẻ rõ ràng hơn. Trẻ đi tiêu nhầy, có kèm theo máu.
– Khi sờ vào bụng trẻ, thỉnh thoảng ba mẹ có thể thấy khối u nhô lên ở dạ dày.
– Trẻ sốt, mệt lả, mất nước.
Giai đoạn ruột bắt đầu hoại tử: Lúc này dấu hiệu bệnh lồng ruột trở nên rất nghiêm trọng. Trẻ bị chướng bụng, nôn ói liên tục, mạch nhanh, nông, thở nhanh, da lạnh và nhợt nhạt…
Đau bụng là một biểu hiện bị bệnh lồng ruột ở trẻ nhỏ.
2. Biểu hiện bị lồng ruột ở người lớn
Tình trạng lồng ruột rất ít gặp ở người lớn. Nếu có, biểu hiện bệnh lồng ruột ở người lớn dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, cụ thể các biểu hiện là đau bụng từng cơn, buồn nôn, có thể nôn,…
Thông thường các trường hợp người lớn lồng ruột thường đến gặp bác sĩ sau khoảng vài tuần có các triệu chứng kể trên.
IV – Cách điều trị trẻ bị lồng ruột
Cách điều trị lồng ruột ở trẻ nhỏ sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường, mức độ nghiêm trọng tỷ lệ thuận với thời gian đến bệnh viện tính từ khi phát hiện bệnh.
Cụ thể cách chữa trị lồng ruột cho trẻ nhỏ như sau:
– Nếu trẻ được đưa đến bệnh viện sớm (< 6 giờ):
Tháo lồng ruột bằng hơi: Bác sĩ sẽ dùng thủ thuật để đặt một ống thông khí nhỏ vào trong lòng trực tràng. Thông qua hướng dẫn của máy X-quang, bác sĩ sẽ bơm hơi để dần dần tháo đoạn ruột bị lồng ra.
Nếu trẻ được đưa đến bệnh viện sớm, tỷ lệ thành công của phương pháp này rất cao. Đồng thời, phương pháp này cũng không gây nhiều khó chịu, đau đớn cho trẻ.
Ngoài ra, bác sĩ có thể đặt ống thông mũi, dạ dày để giảm áp lực trong lòng ruột non cho trẻ.
– Nếu trẻ đến bệnh viện muộn hơn 6h: Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật tháo lồng ruột và cho trẻ uống kháng sinh để nhiễm trùng. Biện pháp này thường được áp dụng khi tháo lồng ruột bằng hơi không thành công.
– Cách trị lồng ruột khi trẻ đến bệnh viện muộn hơn 24h: Bác sĩ có thể phải phẫu thuật để cắt bỏ đoạn ruột bị hoại tử. Tuy nhiên, việc hồi phục sau giai đoạn này thường khá khó khăn đối với trẻ.
V – Cách phòng tránh lồng ruột
Nếu trẻ đã từng bị lồng ruột, cha mẹ nên lưu tâm các vấn đề sau đây để ngăn bệnh diễn tiến nặng hoặc tái phát sau điều trị:
– Nên đưa trẻ đến bệnh viện đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của bệnh.
– Cho trẻ uống thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý uống hoặc bỏ uống thuốc.
– Khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến tiêu hóa, cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám ngay lập tức.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu kỹ về bệnh lồng ruột ở trẻ nhỏ. Mong rằng các bậc phụ huynh có thêm kiến thức để xử lý kịp thời khi con em mình bị lồng ruột.
Nếu cần được tư vấn thêm các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, các bố mẹ đừng quên liên hệ đến hotline miễn cước 1800.1125 để gặp dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!